Cơ sở thực tiễn về đầu tƣ công cho nông nghiệp ở các nƣớc trên thế

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2Cơ sở thực tiễn về đầu tƣ công cho nông nghiệp ở các nƣớc trên thế

giới và ở Việt Nam

1.2.1 Tình hình về đầu tư công cho nông nghiệp ở các nước trên thế giới

1.2.1.1 Hàn Quốc

Thế giới biết đến Hàn Quốc không chỉ thành công trong phát triển kinh tế nói chung, mà còn biết đến là một đất nƣớc có kỳ tích về phát triển nông thôn. Chỉ trong 26 năm Hàn Quốc đã thành công trong xây dựng nông thôn mới, đây có thể nói là một kỳ tích vƣợt xa những thành công về phát triển của Mỹ 96 năm, Anh 116 năm, Nhật 73 năm.

Phong trào nông thôn mới của chính phủ Hàn Quốc có tên là phong trào Seamaul Undong có nghĩa là “ngôi làng mới”. Seamaul Undong đƣợc khởi xƣơng năm 1971 và phát triển với mục đích phát triển hoặc cải cách

công đồng thành một nơi tốt đẹp hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, cho tất cả mọi ngƣời, không chỉ về mặt vật chất mà cả về tình thần cho thế hệ sau. Phải xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo bƣớc nhảy vọt về phát triền cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao mức sống cho ngƣời dân. Để xây dựng phong trào Semaul Undong Hàn Quốc tiến hành với những việc cụ thể:

Thiết lập ủy ban phát triển làng mới ở mọi cấp cảu chính suyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng: mỗi làng thành lập uỷ ban tổ chức của làng để cố vấn và hƣớng dẫn các làng lập và chọn dự án, quyết định những vấn đề ƣu tiên về huy động vốn, lao động, vật tƣ. Một trong những nội dung của phong trào này là xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.

Cụ thể hoá mục tiêu, mục đích, chiến lƣợc cũng nhƣ có những bƣớc đi thích hợp cho từng giai đoạn của đầu tƣ cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngay từ những năm đầu của phong trào Seamaul Undong, Hàn Quốc đã tập trung tiến hành ngau trên 10 hoạt động đồng loạt trên toàn quốc ƣu tiên: Quy hoặc đất canh tác, cải tạo môi trƣờng, cải tạo núi; mở rộng đƣờng lộ trong làng; xây dựng hệ thong cấp nƣớc; cải tạo sửa chữa hệ thống đê điều; xây đắp bờ chống sói mòn… sau đó dần dần triển khai xây dựng đến các công trình nhƣ: Kho chứa, điện thoại công cộng, công viên…. Đến những giai đoạn cuối của phong trào, Hàn Quốc mới tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng phúc lợi xã hội công công cộng nhƣ: Giáo dục, mạng lƣới y tế, bảo hiểm xã hội.... Những biện pháp này đã cho thấy Hàn Quốc đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu nhờ tạo ra những lợi ích một cách lây dài hơn, tạo tiền đề cho phát triên kinh tế - xã hội.

Song song với đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là phát huy tinh thần làm chủ, tình thần tự giác của nân dân góp sức, đất đai, tiền vốn… Hàn Quốc đã tiến hành cung cấp một số vật liệu xây dƣng cần thiết cho các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn nhƣ xây dựng nhà văn hoá làng, trang

trại…. Với giải pháp này, Hàn Quốc đã rất thành công trong huy động đƣợc đa dạng nguồn vốn cho đầu tƣ công trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Trong phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, việc coi trọng vai trò của các tổ chức nhân dân, bằng việc xậy dựng các hội trƣờng làng với diện tích khoảng 300 m2

với kinh phí phần lớn của dần dóng góp, của các cá nhân, tổ chức “Tổ hợp nông nghiệp”, “ Hội phụ nữ”, “Hội điều hành nông thôn”… đã đóng góp quan trọng trong đầu tƣ công trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

1.2.1.2 Nhật Bản

Nhật Bản - một nƣớc phát triển nông nghiệp theo hƣớng thâm canh với trình độ cơ giới hoa, hóa học hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa vào hàng bậc nhất trên thế giới, đã thành công với trong chính sách giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp

Sau Chiến tranh thế giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ sản xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu và lƣơng thực trong nƣớc thiếu thốn trầm trọng. Do vậy trong điều kiện đất chật ngƣời đông, để phát triển nông nghiệp Nhật Bản coi phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp là biện pháp hàng đầu. Nhật Bản tập trung vào các kĩ thuật tiết kiệm đất nhƣ: tăng cƣờng sử dụng phân hoa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tƣới tiêu nƣớc cho ruộng lúa; lai tạo và đƣa vào sử dụng đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đƣa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất... Đây là một thành công quan trọng về định hƣớng đầu tƣ khiến cho sản xuất nông nghiệp vào năm 1950 đã đƣợc phục hồi xấp xỉ mức trƣớc chiến tranh, sản lƣợng tiếp tục tăng và tới năm 1953 đã vƣợt mức trƣớc chiến tranh 30%. sản lƣợng nâng cao là điều kiện thuận lợi để Nhật Bản thực hiện Chƣơng trình HĐH sản xuất nông nghiệp.

Để phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp, Nhật Bản chủ yếu dựa vào các viện nghiên cứu nông nghiệp của Nhà nƣớc và chính quyền các địa

phƣơng. Viện quốc gia về khoa học nông nghiệp đƣợc thành lập ở cấp Nhà nƣớc là cơ quan có trách nhiệm tổng hợp gắn kết toàn bộ các viện nghiên cứu cấp ngành thành một khối. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu nông nghiệp cũng tăng cƣờng liên kết nghiên cứu vối các trƣờng đại học, các xí nghiệp tƣ nhân và các hội khuyến nông; liên kết vối các tổ chức này và các tổ chức của nông dân để giúp nông dân tiếp cận kĩ thuật, trang thiết bị tiên tiến, giúp tăng năng suất, chất lƣợng, đảm bảo nông nghiệp tăng trƣởng ổn định.

- Phát triển sản xuất có chọn lọc, nâng cao chất lượng nông sản

Trong những năm 1960 và 1970, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật đã đẩy thu nhập của nhân dân tăng đáng kể. Cũng trong thời gian này, lao động trong nông nghiệp giảm xuống khoảng 50%, song năng suất lao động lại tăng bình quân hàng năm 5-8% nhờ tăng cƣờng cơ giới hoa và cải tiến quy trình kỹ thuật. Đây là tỷ lệ tăng bình quân cao nhất ở những nƣớc phát triển.

Các ngành thực phẩm chế biến phát triển, giúp cho ngƣời dân sống ở nông thôn có thêm nhiều việc làm, thu nhập đƣợc cải thiện, do đó Nhật Bản đã tạo cho mình một thị trƣờng nội địa đủ lốn cho hàng hoa công nghiệp tích lũy lấy đà chuyển sang xuất khẩu. Khi sản xuất hàng hóa lớn phát triển, Nhật Bản tập trung đất đai, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nông hộ lớn hoặc trang trại để tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh.

- Phát triển các HTX và các tổ chức kinh tế HTX dịch vụ

Hợp tác xã có vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản. Hầu hết những ngƣời nông dân đều là xã viên của HTX nông nghiệp. Chính phủ rất coi trọng thể chế vận hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp ngƣời nông dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Theo Luật Hợp tác xã nông nghiệp, năm 1972 Liên hiệp các HTX nông nghiệp quốc gia Nhật Bản chính thức

đƣợc thành lập và đƣợc Chính phủ giao thực hiện các mục tiêu về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Hệ thống HTX nông nghiệp Nhật Bản đƣợc phân làm 3 cấp, hoạt động vối tôn chỉ dựa vào sự nỗ lực hợp tác giữa các HTX nông nghiệp cấp cơ sở, các liên đoàn cấp tỉnh và cấp trung ƣơng tạo thành một bộ máy thống nhất hoàn chỉnh từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Vai trò của các HTX và tổ chức kinh tế HTX dịch vụ đã thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất và chuyên môn hóa sâu theo hƣớng thƣơng mại hóa trong nông nghiệp nƣớc này.

- Chính sách hỗ trợ nông nghiệp

Về chính sách giá cả, đặc biệt chính sách trợ giá cho lúa gạo khá lớn, đã kích thích sản xuất và dẫn đến sản xuất thừa gạo. Từ năm 1970, Nhật Bản bắt đầu hạn chế mức sản xuất gạo, do vậy Nhật Bản chỉ đáp ứng đƣợc 40% nhu cầu lƣơng thực trong nƣớc so vối 79% của năm 1960. Theo quan điểm an ninh lƣơng thực là mục tiêu số một nên ngành nông nghiệp đƣợc bảo hộ rất cao.

Cuối năm 1999 Nhật Bản đã đƣa ra "Luật cơ bản mối về lƣơng thực, nông nghiệp và khu vực nông thôn" vối nhiều hứa hẹn về những cải cách mới trong lĩnh vực nông nghiệp. Song thực tế cải cách nông nghiệp diễn ra hết sức chậm chạp và Nhật Bản vẫn duy trì mức thuế cao đối vối một số mặt hàng nhƣ gạo, lúa mỳ và các sản phẩm từ sữa, nếu đem so sánh về chính sách giữa các nƣớc, khối nƣớc khác nhau nhƣ Mỹ, Eu,... Với việc duy trì mức thuế cao, Nhật Bản phải đối mặt với những phản ứng của các đối tác thƣơng mại trên các diễn đàn song phƣơng và đa phƣơng về sức ỳ quá lớn của Nhật Bản đối vối tiến trình tự do hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, chính sách hỗ trợ nông nghiệp kéo dài của Nhật Bản đã đẩy giá nông phẩm trong nƣớc lên cao, song nó lại làm giảm sức mua của ngƣời tiêu dùng, làm tổn thƣơng tới các nhà cung cấp khác trên cơ sở tạo ra các ảnh hƣởng kinh tế mang tính dây chuyền; Bên cạnh đó nó cũng làm cho tính cạnh tranh của khu vực này về mặt dài hạn và khả năng đảm bảo an ninh lƣơng thực của Nhật Bản bị giảm sút.

Tuy nhiên, Nhật Bản luôn có chính sách hỗ trợ kịp thời để khuyến khích phát triển nông nghiệp nhƣ: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị, vật tƣ cho nông nghiệp, cung cấp thông tin, xúc tiến thƣơng mại, cho vay vốn tín dụng,...

1.2.1.3 Tình hình đầu tư công cho nông nghiệp ở Hàn Quốc, Nhật Bản

Thành công ở Hàn Quốc và Nhật Bản trong đầu tƣ công cho nông nghiệp rất rõ ràng, song để áp dụng vào Việt Nam điều quan trọng là việc áp dụng xử lý để phát triển nông nghiệp, nông thôn sao cho có hiệu quả.

Thứ nhất, tăng cƣờng đầu tƣ vào phát triển nghiên cứu có chọn lọc; tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cực chuyển giao kĩ thuật, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát huy tài nguyên con ngƣời và áp dụng khoa học - kĩ thuật có hiệu quả. Đây là động lực chính cho tăng trƣởng nông nghiệp tƣơng lai, tạo ra bƣớc đột phá về năng suất, chất lƣợng của nông sản; tăng khả năng cạnh tranh ở trong nƣớc và ngoài nƣớc.

Thứ hai, có chính sách bảo hộ hợp lý đối vối nông sản trên cơ sở tuân

thủ các quy định của WTO cùng các chính sách hỗ trợ khác. Chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp gồm 2 loại: hỗ trợ trong nƣớc và trợ cấp xuất khẩu. Nông dân Việt Nam vẫn cần tiếp tục nhận đƣợc những hỗ trợ khác để giúp đỡ nông dân trong phát triển sản xuất nông sản nhằm xóa đói giảm nghèo. Nhà nƣớc cần hỗ trợ mạnh cho các HTX, hội nông dân để giúp các tổ chức này hoạt động tốt trong vai trò cung ứng vật tƣ nông nghiệp thiết yếu, đào tạo, dạy nghề, cung cấp thông tin, hỗ trợ kinh phí, điều kiện sinh hoạt, buôn bán xuất khẩu nông sản, bảo vệ lợi ích của ngƣời nông dân. Sự phát triển của các tổ chức HTX và hội nông dân giúp cho cộng đồng xã hội nông thôn phát triển hài hòa cả về kinh tế, xã hội, chính trị và môi trƣờng.

Thứ ba, kiên quyết thực hiện liên kết nông nghiệp, nông thôn với công

nghiệp và đô thị nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. Hoạch định rõ chiến lƣợc phát triển công nghiệp gắn với nông nghiệp về thu hút lao động, chế biến nông phẩm, cung cấp vật tƣ, máy móc cho nông nghiệp. Điều

chỉnh kế hoạch mở rộng các đô thị lớn thành xây dựng nhiều thành phố vệ tinh nhỏ nằm ồ nông thôn. cải thiện hệ thống giao thông để cƣ dân nông thôn và đô thị có thể di chuyển cƣ trú thuận lợi.

Thứ tư, để tạo điều kiện cho ngƣời nông dân có thể tự tăng đƣợc thu

nhập và có động lực ở lại nông thôn, Chính phủ cần xây dựng hạ tầng cơ sở tốt, đào tạo dạy nghề tốt ở nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy ở nông thôn vì xây dựng ở nông thôn sẽ rẻ hơn đô thị. Nông thôn nếu tìm đƣợc những ngành nghề có ƣu thế để phát triển (phát triển các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp sản xuất vật tƣ, thiết bị cho nông nghiệp và hàng tiêu dùng cho nông thôn...) sẽ hình thành nhiều đô thị. Việc này vừa giúp tăng thu nhập cho cƣ dân nông thôn vừa giúp giảm áp lực dân nông thôn đổ dồn vào thành thị.

Thứ năm, để tạo điều kiện cho ngƣời nông dân có thể tự tăng đƣợc thu

nhập và có động lực ở lại nông thôn, Chính phủ cần xây dựng hạ tầng cơ sở tốt, đào tạo dạy nghề tốt ở nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy ở nông thôn vì xây dựng ở nông thôn sẽ rẻ hơn đô thị. Nông thôn nếu tìm đƣợc những ngành nghề có ƣu thế để phát triển (phát triển các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp sản xuất vật tƣ, thiết bị cho nông nghiệp và hàng tiêu dùng cho nông thôn...) sẽ hình thành nhiều đô thị. Việc này vừa giúp tăng thu nhập cho cƣ dân nông thôn vừa giúp giảm áp lực dân nông thôn đổ dồn vào thành thị.

1.2.2 Tình hình về đầu tư công cho nông nghiệp ở Việt Nam

Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể hóa chỉ đạo của Nghị quyết 26, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các văn bản, nhƣ: Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 61/2010/NĐ-CP nhằm khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hỗ trợ đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn, hay Quyết định 315/QĐ-TTg (về bảo hiểm nông nghiệp), Quyết định 1956/QĐ-TTg (về đào tạo nghề nông thôn)...

Trƣớc khi có Nghị quyết 26, tổng vốn đầu tƣ bố trí cho nông nghiệp, nông thôn bình quân trong 3 năm 2006 - 2008 là 146.575 tỷ đồng (bình quân mỗi năm là 48.858 tỷ đồng), bằng 45,2% tổng vốn đầu tƣ phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc và trái phiếu Chính phủ. Sau khi Nghị quyết 26 ra đời, mức đầu tƣ cho lĩnh vực này tăng lên rõ rệt: Năm 2009, tổng vốn đầu tƣ cho khu vực này là 90.006 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2008; Năm 2010 là 94.754 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm 2009; Năm 2011 là 100.615 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2010. Tính chung trong 3 năm (2009-2011), tổng vốn đầu tƣ công bố trí cho khu vực này là 285.465 tỷ đồng, bằng 52% tổng vốn đầu tƣ phát triển từ nguồn ngân sách nhà nƣớc và trái phiếu Chính phủ, gấp 1,95 lần so với trƣớc khi có Nghị quyết 26.

Nhƣ vậy, cả giai đoạn 2006-2011, nguồn vốn đầu tƣ công cho nông nghiệp, nông thôn là hơn 432.000 tỷ đồng, bằng 49,67% tổng vốn đầu tƣ phát triển từ nguồn ngân sách nhà nƣớc và trái phiếu Chính phủ. Trong đó, đầu tƣ cho phát triển sản xuất nông nghiệp là 153.548 tỷ đồng, bằng 35,48% tổng vốn đầu tƣ; đầu tƣ cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn là 279.240 tỷ đồng, bằng 64,52% tổng vốn đầu tƣ.

Bên cạnh đó, hằng năm Nhà nƣớc đều bố trí nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ƣơng để hỗ trợ các địa phƣơng và nông dân, mỗi năm từ 7.000 -

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 30)