Thực trạng đầu tƣ công cho nông nghiệp trong xây dựng NT Mở

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 67)

5. Kết cấu của luận văn

3.3 Thực trạng đầu tƣ công cho nông nghiệp trong xây dựng NT Mở

huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Trong những năm qua, tổng nguồn vốn đầu tƣ công cho nông nghiệp luôn tăng dần qua các năm. Đặc biệt là từ khi có chƣơng trình xây dựng NTM thì ngoài những nguồn vốn của TW, tỉnh dành riêng cho nông nghiệp thì huyện có chƣơng trình sản xuất hàng hóa nông nghiệp gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2015. Huyện đã thực hiện hỗ trợ ngân sách phát triển nông nghiệp thông qua chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Hỗ trợ một lần cho chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ một lần tiêm vacxin cho đàn vật nuôi; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; cho hộ nghèo vay với lãi suất ƣu đãi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Theo đó, ngân hàng chính sách xã hội là đơn vị thực hiện cho vay. Nguồn vốn đầu tƣ cho nông nghiệp của huyện có xu hƣớng tăng qua các năm, vốn tập trung cao vào năm 2013 (Bảng 3.4). Nguồn vốn dân cƣ và tổ chức cá nhân đóng góp cho phát triển nông nghiệp của huyện chủ yếu là nguồn vốn đối ứng của dân cƣ trong các chƣơng trình xây dựng hệ thống thuỷ lợi và triển khai mô hình nông nghiệp. Tuy nhiên, do đại bộ phận các hộ nông dân của huyện đều khó khăn

về kinh tế, sản xuất bếp bênh, trình độ dân trí chƣa cao, cần sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, vì thế nguồn đối ứng của họ tuy có nhƣng không lớn.

Bảng 3.4 Tình hình đầu tƣ công cho nông nghiệp của huyện theo nguồn vốn đầu tƣ và theo giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn vốn đầu tƣ Năm

2012 2013 2014 1. Theo cấp đầu tƣ 4,062.6 7,240 2000 1.1 Nhà nƣớc - Cấp TW 2.219,2 5.915 - Cấp Tỉnh 1.243,4 1.425 800 - Cấp huyện 600 600 800 1.2 Tƣ nhân 300 600 2. Theo chƣơng trình 4,062.6 7,630 2190 2.1 Vốn thuộc chƣơng trình NTM 800 1.415 1.847,6 2.2 Vốn từ chƣơng trình khác 3.262,6 6.215 352,4 3. Vốn lồng ghép từ chương trình khác 12.3 20.1 16.2

Nguồn: Tổng hợp số liệu huyện Yên Thế năm 2012 - 2014

Qua Bảng 3.4 ta thấy theo cấp đầu tƣ nguồn vốn tập trung chủ yếu vào năm 2013 do đây là năm thứ hai thực hiện chƣơng trình NTM, cũng là năm mà nhiều nguồn lực đầu tƣ tập trung. Tuy nhiên đầu tƣ nhà nƣớc chủ yếu tập chung vào năm 2013 với 7,24 tỷ đồng, hơn năm 2012 là hơn 2 tỷ đồng, năm 2014 nguồn vốn của TW không còn, chủ yếu nguồn vốn từ hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh và của huyện, tuy nhiên nguồn vốn còn ít chủ yếu là hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp.

Ngoài ra còn vốn lồng ghép từ các chƣơng trình khác thực hiện trên địa bàn nông thôn trong 3 năm gần 49 tỷ đồng; gồm: Vốn lồng ghép của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và nƣớc sạch 2,2 tỷ đồng (nƣớc sạch 1,8 tỷ đồng đầu tƣ tại xã Xuân Lƣơng, XD NTM xã Đồng Lạc 0,4 tỷ đồng); Chƣơng trình 135: 3,2 tỷ đồng; vốn ngân sách TW hỗ trợ xây dựng trụ sở UBND xã Tiến Thắng, Đồng Tâm: 2 tỷ đồng, nguồn Trái phiếu Chính phủ 10,481 tỷ, mục tiêu ngân sách tỉnh 5,6 tỷ; mục tiêu ngân sách huyện từ nguồn sự nghiệp thủy lợi, giao thông nông thôn 6,5 tỷ,... (Nguồn: Phòng Tài Chính -

Có thể nói qua ba năm nguồn vốn đầu tƣ cho nông nghiệp còn ít, con giàn trải chƣa tập trung. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tƣ đã đƣợc đầu tƣ có trọng điểm vào một số lĩnh vực cụ thể nhƣ:

3.3.1 Tình hình đầu tư cho công tác Quy hoạch sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua Yên Thế đã có nhiều cố gắng trong công tác quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, hầu hết các lĩnh vực sản xuất chủ yếu đã có quy hoạch chi tiết. Đa số bám sát thực tế và có tính khả thi, chất lƣợng quy hoạch nông nghiệp từng bƣớc đƣợc nâng lên, đã đạt đƣợc hiệu quả nhƣ quy hoạch vùng sản xuất chè, thuốc lá, chăn nuôi... Tuy nhiên thì cũng có một số dự án quy hoạch chƣa sát, chƣa lƣờng hết đƣợc yếu tố chủ quan và khách quan nên chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tƣ cho quy hoạch sản xuất nông nghiệp còn thấp, chủ yếu tập trung vào quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tuy nhiên nguồn vốn còn ít, chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách của huyện, còn vốn của tỉnh rất ít. Cụ thể đƣợc thể hiện qua Bảng 3.5

Bảng 3.5 Tình hình đầu tƣ vốn cho công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012-2014

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Vốn (triệu) CC (%) Vốn (triệu) CC (%) Vốn (triệu) CC (%) Tổng vốn quy hoạch Nông nghiệp 1.600 100 780 100 1.800 100

1. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

700 43.8 300 38.5 800 44.4

2. Bố trí sử dụng đất sản

xuất nông nghiệp 200 12.5 150 19.2 350 19.4 3. Quy hoạch cơ sở hạ tầng

phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

300 18.8 120 15.4 200 11.1

4. Quy hoạch phát triển

giống, cây trồng, vật nuôi 400 24.9 210 26.9 540 25.1

Qua Bảng 3.5 ta thấy trong công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp thì vẫn chủ yếu đầu tƣ vào quy hoạch phát triển nông, lâm ngƣ nghiệp và quy hoạch giống cây trồng vật nuôi, tuy nhiên nguồn vốn rất ít lại chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách địa phƣơng nên không phát huy đƣợc hiệu quả của quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Đối tƣợng lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp bao gồm: Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Bố trí sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Quy hoạch phát triển giống, cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng của địa phƣơng. Để có mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề quy hoạch cần đƣợc đặt lên hàng đầu, trở thành tiêu chí đầu tiên.

3.3.2 Tình hình đầu tư cho phát triển hạ tầng nông nghiệp

Trong 03 năm qua, thông qua các nguồn vốn các chƣơng trình MTQG, các chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng, vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã, vốn doanh nghiệp... toàn huyện đã đầu tƣ trên 1.260 tỷ đồng để đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn nhƣ: nâng cấp kiên cố đƣờng giao thông, thủy lợi, điện, trƣờng học, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ, khu xử lý rác thải; kiên cố hóa kênh mƣơng nội đồng, tu bổ hệ thống đê, kè cống trên địa bàn… (Nguuồn: Báo cáo số 45/BC-

HU ngày 24/11/2014 của Huyện ủy Yên Thế về sơ kết 05 năm hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn). Có thể thấy rằng qua các chƣơng trình MTQG, dự án,

hạ tầng nông nghiệp đã đƣợc thay đổi toàn diện. Tuy nhiên bất cập lớn nhất trong đầu tƣ hạ tầng cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới là nguồn vốn của TW, của Chƣơng trình còn quá ít so với địa phƣơng. Cụ thể đƣợc thể hiện quả Bảng 3.6

Bảng 3.6 Tình hình đầu tƣ cho phát triển hạ tầng nông nghiệp trong nông thôn mới chia theo hạng mục giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hạng mục Tổng

nguồn vốn 2012 2013 2014

1. Kinh phí cứng hóa, sửa chƣa, nâng cấp đƣờng

giao thông nông thôn 80000 12000 28000 40000

2. Cứng hóa kênh mƣơng 25000 3000 8000 14000

3. Kinh phí sửa chữa hồ đập, trạm bơm khoảng 1100 300 200 600 4. Hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến 800 200 300 300

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê năm 2012 - 2014

Qua Bảng 3.6 ta thấy, tổng nguồn vốn đầu tƣ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chế biến trong từ năm 2012-2014 chỉ trên 100 tỷ đồng; trong đó, kinh phí cứng hóa, sửa chƣa, nâng cấp đƣờng giao thông nông thôn khoảng 80 tỷ đồng; kinh phí cứng hóa kênh mƣơng khoảng 25 tỷ đồng; kinh phí sửa chữa hồ đập, trạm bơm khoảng 1,1 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến (chế biến gỗ, giết mổ gia cầm) khoảng 800 triệu đồng Năm 2014 nguồn vốn đầu tƣ vào cứng hóa, sửa chữa, nâng cấp đƣờng giao thông nông thôn luôn đƣợc Huyện quan tâm, tạo điều kiện và tranh thủ các nguồn vốn của Chính phủ, tỉnh và ngân sách của địa phƣơng. So với năm 2012, vốn đầu tƣ đầu tƣ hạ tầng nông nghiệp nông thôn đã tăng 28 tỉ, cao nhất trong các năm trở lại đây (Bảng 3.6). Nguyên nhân là do năm 2012, hạ tầng nông nghiệp nông thôn bị ảnh hƣởng của bão lũ gây thiệt hại cơ sở vất chất, hạ tầng nông nghiệp nông thôn cũng bị ảnh hƣởng nên Nhà nƣớc, tỉnh và các tổ chức cũng hỗ trợ, đẩy giá trị tổng nguồn vốn đầu tƣ tăng cao. Đối với các lĩnh vực khác nhìn chung cũng có sự đầu tƣ, tuy nhiên còn nhỏ lẻ, mà nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu tập chung vào nâng cao chất lƣợng hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Đối với các xã điểm đƣợc chọn thì nguồn vốn đầu tƣ cũng chiếm tỉ lệ ít chƣa đƣợc nhiều, do kinh phí đầu tƣ cho hạ tầng còn ít, chƣa tập trung, còn giàn trải.

Mặc dù đã có những ƣu tiên nhất định cho mạng lƣới kết cấu hạ tầng nông nghiệp xong nhu cầu đầu tƣ lớn, nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách lại hạn chế vì vậy, việc bố trí công trình còn dàn trải, chƣa tập trung. Tuy đã chú trọng đầu tƣ tập trung, nhƣng danh mục công trình vẫn còn dàn trải và chậm khắc phục, số công trình chuyển tiếp năm trƣớc còn nhiều. Một số công trình đầu tƣ vốn lớn nhƣng hiệu quả mang lại còn thấp và chƣa phát huy tác dụng. Mặt khác, lĩnh vực đầu tƣ phát triển hạ tầng nông nghiệp là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ rất lớn, thời gian thực hiện dài trong khi đó ngân sách lại eo hẹp, đến nay việc đầu tƣ mới chỉ tập trung từ nguồn vốn ngân sách, các nguồn vốn khác nhƣ vay tín dụng ƣu đãi, vay ngân hàng, huy động từ nguồn vốn trong dân mặc dù đã phát triển song còn hạn chế. Chƣơng trình tạo vốn cho đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn chƣa quan tâm đúng mức. Nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ít đƣợc thu hút vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp đã đƣợc nâng cấp một bƣớc xong còn nhiều bất cập nhƣ: Các công trình thuỷ lợi đầu mối đầu tƣ không đồng bộ đã bị xuống cấp, giảm năng lực tƣới tiêu, hệ thống điện vùng sâu vùng xa thiếu công xuất và xuống cấp gây tổn hao lớn, giá thành điện vùng nông thôn còn cao, hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, nƣớc sạch nông thôn còn chƣa hoàn chỉnh... Bên cạnh đó vấn đề quản lý cơ sở hạ tầng cũng nhƣ việc phân cấp đầu tƣ còn bất cập... ảnh hƣởng đến quá trình phát triển nông nghiệp của huyện. Do đó, yêu cầu đặt ra là tăng cường vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng nông nghiệp và phải nhanh chóng đầu tư hoàn thiện hệ thống kênh mương, trạm bơm, đập, hồ trên địa bàn huyện.

3.3.3 Tình hình đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Chƣơng trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong 5 Chƣơng trình Phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Để triển khai, tổ chức thực hiện tốt Chƣơng trình, ngày 29/3/2011 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 59-NQ/HU về các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm và các kế

hoạch thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015; trong đó có Chƣơng trình nâng cao chất lƣợng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa. Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Huyện ủy, UBND huyện đã xác định phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên địa bàn huyện cần tập trung vào 8 loại cây, con theo Chƣơng trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh (vải; lúa hàng hóa, lúa chất lƣợng; rau chế biến, rau an toàn; lạc; cây lâm nghiệp; con lợn; con gà; thủy sản). Ngoài ra, căn cứ lợi thế so sánh tại địa phƣơng huyện còn xác định thêm 02 loại cây (chè, thuốc lá) và 01 con (trâu bò) vào Chƣơng trình nâng cao chất lƣợng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa giai đoạn 2011 - 2015 của huyện. Trong 3 năm 2012-2014, nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện là 17,167 tỷ đồng, tập trung lớn nhất vào năm 2013 là 11.332 tỷ đồng do đây là năm có nhiều chƣơng trình, đề án gắn với thực hiện nghị quyết của HU, HĐND, UBND huyện (Bảng 3.7)

Bảng 3.7 Tình hình đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm, chỉ tiêu

Kết quả huy động vốn Kết quả sử dụng vốn

Tổng số NSNN Nguồn khác Tổng số NSNN Nguồn khác NSTW NS tỉnh NS huyện NSTW NS tỉnh NS huyện Năm 2012 2,390 415 878 1,097 2,059 1,186 873 1,222 Năm 2013 11,332 3,481 6,735 1,116 6,821 1,943 4,878 7,146 Năm 2014 3,445 616 2,379 450 1,522 1,522 2,433 Tổng cộng: 17,167 - 4,512 9,992 2,663 10,402 - 3,129 7,273 10,801

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Yên Thế năm 2012 - 2014

Tuy nhiên nguồn vốn đầu tƣ lại chủ yếu là do ngân sách Huyện. Tập trung vào hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, mang tính bền vững. Nguồn vốn đầu tƣ sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa ngoài ngân sách của Tỉnh của huyện thì còn nguồn vốn đầu tƣ hỗ trợ của các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân nhƣ hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi

có chất lƣợng tốt, hỗ trợ trong vay vốn sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản phẩm chất lƣợng cao.

Để thực hiện Chƣơng trình, đến nay UBND huyện đã ban hành 05 đề án và 01 kế hoạch, gồm: Đề án phát triển vùng sản xuất chè nguyên liệu: Hỗ trợ trồng mới 400ha, cải tạo 150ha chè. Hỗ trợ 10 triệu đồng/ha để trồng và chăm sóc đối với diện tích chè trồng mới, đồng thời nếu vay vốn ngân hàng sẽ đƣợc bù lãi suất năm đầu; hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để cải tạo nƣơng chè già cỗi. Tổng kinh phí cho cả đề án là 53.154.600.000 triệu đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ giai đoạn (2012-2014) là 15.103.000.000 triệu đồng (Nguồn: Đề án số 23/ĐA-UBND ngày 12/02/2011 của UBND huyện Yên Thế về cải tạo, hỗ trợ giống chè giai đoạn 2011-2015). Tuy nhiên trong giai đoạn 2012-2014 thì

nguồn vốn chủ yếu là do đối ứng của dân trong các chƣơng trình, dự án hỗ trợ đề án chè (Bảng 3.8)

Bảng 3.8 Tình hình đầu tƣ hỗ trợ phát triển vùng chè nguyên liệu giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Tổng số vốn 2012 2013 2014

Vốn NS huyện 1.772 0.235 0.351 1.186

Vốn Doanh nghiệp 1.085 0.86 0.1 0.125

Vốn đối ứng của nhân dân 12.246 2.124 4.26 5.862

Tổng số vốn: 15.103 3.219 4.711 7.173

Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng NN huyện các năm 2012- 2014

Qua Bảng 3.8 ta thấy, nguồn vốn chƣơng trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa đầu tƣ cho đề án chè tập trung chủ yếu vào năm 2014 với 7.173 tỷ đồng. Trong 3 năm qua, toàn huyện đã xây dựng 08 mô hình (08ha) tại các xã vùng quy hoạch (mỗi xã 01ha/01 mô hình). Tổng số vốn đầu tƣ cho đề án giai đoạn 2012-2014 là 15,103 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách của Huyện là

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)