Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 48 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Yên Thế là một huyện miền núi nằm phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trung tâm huyện lỵ là Thị Trấn Cầu Gồ, cách thủ đô Hà Nội 85 km. Yên Thế gồm 19 xã và 02 thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phƣơng của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác nhƣ sau:

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang

- Phía Tây giáp các huyện Võ Nhai và Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên - Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang

- Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn

Với vị trí địa lý nhƣ vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lƣu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai a) Đặc điểm địa hình

Địa hình của huyện Yên Thế có độ dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, chia làm 03 vùng rõ rệt: vùng núi cao; vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phẳng. Địa hình này rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vƣờn, thả đồi dƣới tán rừng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật.

b) Tình hình đất đai của huyện

Theo số liệu thống kê của phòng Thống Kê huyện Yên Thế, tính đến ngày 31/12/2014, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.125,15 ha trong đó, đất nông nghiệp chiếm 30,93 %, đất lâm nghiệp chiếm 48,53%, đất chuyên dùng chiếm 7,01%, đất thổ cƣ chiếm 4,8%, đất chƣa sử dụng chiếm

3,66% và đất phi nông nghiệp khác chiếm 5,07%. Cụ thể qua số liệu bảng 3.1 có thể thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện nhƣ sau:

Qua 3 năm, diện tích đất nông nghiệp có xu hƣớng ngày càng giảm: Năm 2014 là 9317,07 ha giảm 0,1% so với năm 2013 (tƣơng ứng với 0,04 ha).

Diện tích đất nông nghiệp giảm do nguyên nhân chủ yếu là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và chuyển sang làm đất thổ cƣ. Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn (56% vào năm 2014) và diện tích đất này lại có xu hƣớng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 0,17 %. Nguyên nhân giảm là do một phần diện tích cây hàng năm này đặc biệt là một số diện tích trũng cấy một vụ không ăn chắc đƣợc chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản .

Diện tích đất trồng cây lâu năm sau một số năm đột biến tăng nhanh thì 3 năm trở lại đây đã có xu hƣớng giảm. Bình quân 3 năm, diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện giảm 0,05 %. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự đầu tƣ cho cây vải thiều trên các diện tích đất vƣờn và đồi một cách ồ ạt theo phong trào trƣớc đây làm diện tích đất trồng vải những năm trƣớc đây chiếm khoảng trên 50% diện tích trồng cây lâu năm. Nhƣng trong 2 - 3 năm trở lại đây, vải thiều khi đƣợc mùa mất giá, khi đƣợc giá thì lại mất mùa, đầu ra cho quả vải thiều ở huyện Yên Thế gặp rất nhiều khó khăn. Phần diện tích cây lâu năm còn lại đƣợc thay bằng giống vải chín sớm hoặc chín muộn cho giá trị kinh tế cao hơn và đƣợc tận dụng để lấy bóng mát phục vụ chăn nuôi gà thả vƣờn, đồi trên địa bàn huyện.

Diện tích đất dùng cho NTTS có xu hƣớng tăng, bình quân 3 năm tăng 2,12 % (Bảng 3.1), tập trung cho việc phát triển diện tích ao nuôi cá thịt các loại nhƣ Rô phi đơn tính, mè, Trắm cỏ và nuôi cá giống. Riêng diện tích đất nông nghiệp khác của huyện theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ của phòng địa

chính huyện qua 3 năm là không có nhiều thay đổi và chỉ chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khá lớn, chiếm 48,53 % tổng diện tích đất tự nhiên năm 2015, tổng diện tích đất lâm nghiệp hầu nhƣ không thay đổi qua 3 năm. Nguyên nhân của việc giữ đƣợc diện tích đất lâm nghiệp nhƣ vậy là do hầu hết diện tích đất rừng đã đƣợc giao quyền sử dụng và quản lý cho các cá nhân và cơ quan kiểm lâm làm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đặc biệt là năm 2014 đã tiến hành giao toàn bộ diện tích rừng thành rừng sản xuất.

Với các loại đất còn lại nhƣ đất chƣa sử dụng, đất phi nông nghiệp khác cũng có biến đổi qua từng năm nhƣng nhìn chung qua 3 năm là khá ổn định.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Thế qua 3 năm (2012 - 2014)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)

DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) 13/12 14/13 BQ

I. Tổng DT đất tự nhiên 30.125,15 100,00 30.125,15 100,00 30.125,15 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Đất nông nghiệp 9.328,79 30,97 9.317,95 30,93 9.317,07 30,93 99,88 99,99 99,94

Đất trồng cây hàng năm 5.236,25 17,38 5.223,95 17,34 5.218,83 17,32 99,77 99,90 99,83

Đất trồng cây lâu năm 3.857,55 12,81 3.857,32 12,80 3.853,59 12,79 99,99 99,90 99,95

Đất nuôi trồng thuỷ sản 225,72 0,75 227,41 0,75 235,38 0,78 100,75 103,50 102,12 Đất nông nghiệp khác 9,27 0,03 9,27 0,03 9,27 0,03 100,00 100,00 100,00 2. Đất lâm nghiệp 14.623,57 48,54 14.623,42 48,54 14.619,78 48,53 100,00 99,98 99,99 Đất rừng sản xuất 11.441,19 37,98 11.441,04 37,98 14.619,78 48,53 100,00 127,78 113,04 Đất rừng phòng hộ 3.097,98 10,28 3.097,98 10,28 0,00 0,00 100,00 0,00 0,00 Đất rừng đặc dụng 84,40 0,28 84,40 0,28 0,00 0,00 100,00 0,00 0,00 3. Đất chuyên dùng 2.116,30 7,03 2.113,80 7,02 2.112,20 7,01 99,88 99,92 99,90 4. Đất thổ cƣ 1.426,14 4,73 1.432,90 4,76 1.446,10 4,80 100,47 100,92 100,70 5. Đất chƣa sử dụng 1.104,25 3,67 1.103,78 3,66 1.102,20 3,66 99,96 99,86 99,91 6. Đất phi NN khác 1.526,10 5,07 1.533,30 5,09 1.527,80 5,07 100,47 99,64 100,06 II. Một số chỉ tiêu BQ 1 Đất tự nhiên/đầu ngƣời 0,32 0,32 0,32 99,24 99,19 99,21 2. Đất NN/khẩu NN 0,12 0,12 0,12 100,33 100,09 100,21 3. Đất NN/Hộ NN 0,49 0,48 0,47 97,03 99,72 98,37 4. Đất NN/LĐ NN 0,23 0,23 0,23 100,72 99,44 100,08 : Niên g năm 2012-2014

Tóm lại, Yên Thế là huyện có diện tích đất đai tƣơng đối rộng, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 30,93 % năm 2014. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Yên Thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hƣớng toàn diện. Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp tƣơng đối lớn, chiếm gần 50% tổng diện tích là yếu tố quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế vƣờn đồi, vƣờn rừng phát triển, nhằm từng bƣớc góp phần làm cho bức tranh kinh tế huyện ngày càng thêm khởi sắc. Đây cũng là điều kiện tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hoá mũi nhọn trong nông, lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm xuất khẩu nhƣ Gà đồi Yên Thế, gỗ rừng trồng…

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Yên Thế là một huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 21 - 230C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 (30 -350C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (10 - 150C). Lƣợng mƣa trung bình hàng năm dao động từ 1300 - 1700mm, lƣợng mƣa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9. Vào mùa khô có năm đến hai tháng không có mƣa nên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho việc cung cấp nƣớc tƣới cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện. Trong khi đó, vào mùa mƣa thì tình trạng úng lụt vẫn xảy ra ở một số xã ven sông Thƣơng và các xã có địa hình thấp. Trƣớc những khó khăn đó đòi hỏi cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo nƣớc tƣới trong mùa khô nhƣng cũng phải khắc phục tình trạng úng lụt trong mùa mƣa.

Mặt khác, vào tháng một hàng năm trên địa bàn huyện thƣờng xảy ra rét đậm, rét hại nên có tác động xấu đến việc gieo cấy vụ Chiêm xuân cũng nhƣ việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 48 - 52)