Tình hình đầu tƣ công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.2 Tình hình đầu tƣ công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn

mới trên địa bàn huyện Yên Thế

3.2.1 Tình hình triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn Huyện Yên Thế - Tỉnh Bắc Giang

Thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2000 - 2020, kế hoạch triển khai chƣơng trình mục tiêu Quốc gia

xây dựng nông thôn mới của tỉnh và huyện 5 năm giai đoạn 2011 - 2015. Huyện Yên Thế đã thành lập BCĐ chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do chủ tịch UBND huyện làm trƣởng Ban. Triển khai kế hoạch và đề ra nhiệm vụ hoàn thiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho ít nhất 8 xã năm 2011, các xã còn lại hoàn thành trong năm 2012. Tập trung chỉ đạo hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới cho 03 xã trong giai đoạn 2011 - 2015.

Đối với mục tiêu chung của Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 là: Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại: cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣờidân ngày càng đƣợc nâng cao. Phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM theo bộ tiêu chuẩn Quốc gia về NTM. Mục tiêu cụ thể của tỉnh Bắc Giang đến năm 2015 là: xây dựng 40 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 20% tổng số xã của tỉnh, hoàn thành xây dựng quy hoạch NTM xong trong 100% số xã (206 xã); tổ chức đào tạo kiến thức về NTM cho cán bộ cơ sở và nhân dân; tập trung nâng cấp, cải tạo hạ tầng kinh tế - xã hộ nông thôn; phấn đấu tăng thu nhập của dân cƣ nông thôn gấp 1,8 lần trở lên so với hiện nay. Tình hình triển khai Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đƣợc thể hiện qua Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Tình hình triển khai Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế

NỘI DUNG Đơn vị

tính 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số xã thực hiện XD NTM của

huyện 0 0 19 19 19

Số xã hoàn thành các tiêu chí đến năm

2014 0 0 0 0 0

Quan Bảng 3.3 ta thấy, tổng số xã thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện là 19/21 xã, thị trấn (2 thị trấn), tuy nhiên tính đến thời điểm năm 2014 chƣa có xã nào hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 của Huyện là tập trung hoàn thiện quy hoạch xây dựng NTM cho 19 xã, chỉ đạo hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng NTM cho 3 xã điểm trong giai đoạn 2011- 2015 (An Thƣợng, Đồng Tâm và Hƣơng Vỹ), các xã còn lại mỗi năm đạt thêm ít nhất 01 tiêu chí; Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ cơ sở và nhân dân; tập trung nâng cấp, cải tạo hạ tầng - xã hội nông thôn; Phấn đấu tăng thu nhập dân cƣ nông thôn gấp 1,5 lần trở lên so với bình quân chung của tỉnh.

Với 19 tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới thì thực tế đặt ra trên địa bàn huyện có những thuận lợi và khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với 03 xã điểm đƣợc lựa chọn. Cụ thể là:

Về Thuận lợi: Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ƣơng, tỉnh đến huyện và cơ sở; Những kết quả đạt trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên thế khóa XIX ( nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã tạo tiền đề để tổ chức triển khai thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới đƣợc thuận lợi hơn cả về tiềm lực kinh tế - văn hóa xã hội và an ninh chính trị, TTAT; Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện có truyền thống đoàn kết, ý trí tự lực, tự cƣờng quyết tâm xây dựng quê hƣơng ngày càng giầu đẹp.

Về Khó khăn: Là huyện miền núi của tỉnh, điểm xuất phát thấp cơ cấu kinh tế sản xuất Nông - lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, Công nghiệp - TTCN và dịch vụ phát triển chậm; trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng chƣa đồng bộ, đời sống của một bộ phận nhân dân còn thấp, do vậy khả năng huy động nguồn lực từ nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, địa bàn rộng địa hình phức tạp do vậy trong công tác quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn, số tiêu chí đạt chuẩn theo 19

tiêu chí của quốc gia về NTM thấp đa số các xã trên địa bàn huyện đều ở mức dƣới 10 tiêu chí (một số xã chỉ đạt 2- 3 tiêu chí. Đối với 3 xã chọn làm điểm trong giai đoạn 2011 - 2015 thì xã Hƣơng Vỹ đạt 8/19 tiêu chí; xã An Thƣợng và xã Đồng Tâm đạt 9/19 tiêu chí). Công tác tuyên truyền trong nhân dân còn hạn chế; chƣa tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp xã do vậy một bộ phận cán bộ ở cơ sở và nhân dân còn chƣa hiểu đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, nội dung, phƣơng pháp, cách làm, các chính sách mới liên quan đến việc thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới;

Việc rà soát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí, tại nhiều cơ sở còn chƣa chính xác, chƣa phản ánh đƣợc đúng và đầy đủ về thực trạng nông thôn dẫn đến việc tổng hợp hiện trạng và khối lƣợng, mức độ đạt đƣợc của từng tiêu chí chƣa đầy đủ;

Một số văn bản hƣớng dẫn thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM mới số bất cập, do vậy việc tổ chức thực hiện còn lúng túng.

Thông qua chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới thì ngoài quyền lợi đƣợc hƣởng, ngƣời dân có vaitrò quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới. Một trong 5 nguyên tắc của xây dựng NTM là:

Xây dựng NTM theo phƣơng châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng là chính, nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng, ban hành các tiểu chí, quy chuẩn, các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hƣớng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng ngƣời dân ở thôn xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Nhƣ vậy có thể thấy vai trò chủ thể của ngƣời dân là rất quan trọng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện xây dựng NTM.

Ngƣời dân có trách nhiệm và các quyền lợi sau đây: Tham gia ý kiến vào Đề án xây dựng NTM và bản đồ án quy hoạch NTM cấp xã; tham gia vào việc lựa chọn những công việc gì cần làm trƣớc đểthiết thực với yêu cầu của ngƣời dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phƣơng;

Quyết định mức đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã; cử đại diện (ban giám sát) tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã; tổ chức, quản lý, vận hành các công trình sau khi hoàn thành;

Đóng góp công sức, tiền của đầu tƣ cải tạo, nâng cấp nhà ở, xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn NTM; cải tạo vƣờn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa chữa cổng, ngõ, tƣờng rào đẹp đẽ, khang trang...

Đầu tƣ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để tăng thu nhập; Đóng góp xây dựngcông trình công cộng của làng xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc, thiết bị, hiến đất (nếu đóng góp bằng tiền thì cần đƣợc cộng đồng bàn bạc quyết định, HĐND xã thông qua); Tham gia thực hiện các Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất tại địa phƣơng; hƣởng lợi các thành quả mà Chƣơngtrình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn đem lại.

3.2.2 Tình hình triển khai đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Từ năm 2012 đến 2014, tổng vốn đầu tƣ công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của huyện là 1.927 tỷ đồng, bằng 21,8% tổng đầu tƣ toàn xã hội. Trong đó: vốn từ ngân sách nhà nƣớc là 1.352 tỷ đồng, vốn ODA là 320 tỷ đồng, vốn trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục là 245 tỷ đồng, vốn đầu tƣ công khác 10 tỷ đồng (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện các năm

2012,2013,2014). Đã tập trung đầu tƣ vào các lĩnh vực nhƣ: xây dựng cơ sở

hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nông nghiệp, nông thôn (thuỷ lợi; công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển nghề, làng nghề; đường giao thông nông thôn; hệ thống mạng lưới điện nông thôn; cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; xây dựng trụ sở xã, các thiết chế văn hoá; xây dựng mạng lưới thông tin, văn hoá và truyền thông; xây dựng hệ thống trường học, dạy nghề và trung tâm học tập cộng đồng; y tế nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường; nhà ở nông thôn). Đầu tƣ phát triển sản

xuất nông nghiệp; đầu tƣ bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội; đầu tƣ quốc phòng - an ninh; đầu tƣ phát triển HTX nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới… Đồng thời, tích cực triển khai các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia; đề án, dự án đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đặt ra cần sớm đƣợc giải quyết, đó là: Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền về vai trò, tầm quan trọng của đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn nhiều hạn chế; khả năng tham mƣu, cụ thể hoá chủ trƣơng, chính sách ở một số địa phƣơng còn yếu. Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá còn thấp. Cơ sở hạ tầng nông thôn nhìn chung còn yếu kém; tỷ lệ đƣờng liên thôn, liên xã chƣa đƣợc cứng hoá còn cao; nhiều công trình thuỷ lợi tƣới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp đã xuống cấp. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nông thôn ngày càng gia tăng. Chất lƣợng giảm nghèo chƣa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo còn thấp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng có đất do thu hồi để phát triển công nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đều có quy mô vừa và nhỏ, nên khó khăn trong tiếp cận vốn vay, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chƣa đủ hấp dẫn, chƣa có cơ chế rõ ràng để khuyến khích, thu hút đƣợc đông đảo các thành phần tham gia. Đầu tƣ cho nông nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng tiến bộ khoa học, đặc biệt là chính sách hiện hành về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, khó khăn trong quá trình triển khai chính sách thuê đất, giao đất. Thời gian xây dựng ban hành các chính sách, đề án, dự án còn chậm. Nội dung đầu tƣ, hỗ trợ còn thấp, còn dàn trải

chƣa tập trung, chƣa sát yêu cầu thực tế. Hệ thống các văn bản về đầu tƣ thƣờng xuyên thay đổi, trong khi hƣớng dẫn của cơ quan chức năng có liên quan còn chậm, chƣa rõ ràng, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.

3.2.3 Một số văn bản thể hiện chủ trương thực thi chính sách đầu tư công cho nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Thế trong xây dựng NTM

a) Văn bản tỉnh Bắc Giang

- Nghị quyết số 145-NQ/TU ngày 14/7/2011 của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

- Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của HĐND tỉnh về việc Quy định mức hỗ trợ đầu tƣ một số hạng mục công trình ở các xã xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Kế hoạch số 996/KH-UBND ngày 18/5/2011 của UBND tỉnh về Thực hiện Chƣơng trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015.

- Hƣớng dẫn số 943/HD-SNNPTNT ngày 10/11/2011 của Sở NN&PTNT tỉnh về việc Thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2011.

- Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 19/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc giao Kế hoạch vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2012.

-Ngày 11/04/2014, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 03/2014/NQ- HĐND về việc Quy định mức hỗ trợ đầu tƣ xây dựng một số hạng mục công trình tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2014-2016.

b) Văn bản của Huyện

- Năm 2010: Ngày 27/02/2010, Chủ tịch UBND huyện ban hành Công

văn số 72 và 73/UBND-NN chỉ đạo các ngành liên quan, UBND các xã tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia về

nông thôn mới. Ban hành Công văn số 396/UBND-VP ngày 27/7/2010 của Chủ tịch UBND huyện về việc chọn và thống nhất lập thí điểm quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với xã Tam Hiệp và Đồng Kỳ. Ngày 10/11/2010, Chủ tịch UBND huyện ban hành Công văn số 473/UBND-VP về việc đóng góp ý kiến vào dự thảo đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020.

- Năm 2011:

+ Ngày 29 tháng 3 năm 2011, thực hiện Công văn số 542/UBND-NN của UBND tỉnh Bắc Giang về việc triển khai Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2011, UBND huyện đã thành lập BCĐ Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thế gồm 22 thành viên (Quyết định số 2006/QĐ-UBND) do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trƣởng ban; đồng chí Phó Chủ tịch thƣờng trực UBND huyện là phó ban thƣờng trực, đồng chí Trƣởng phòng Nông nghiệp và PTNT là phó ban. Thành viên là lãnh đạo một số cơ quan chính quyền, đoàn thể của huyện. Giao phòng Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thƣờng trực của BCĐ. Đồng thời, thành lập Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo huyện (Quyết định số 2007/QĐ-UBND) gồm 10 đồng chí là cán bộ các phòng, ban có liên quan của huyện (Phó Trƣởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện làm tổ trƣởng).

+ Chỉ đạo thành lập xong 19 Ban quản lý Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp xã và 201 Tiểu Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản xong trƣớc 30/4/2011.

+ Ngày 16/5/2011, BCĐ Chƣơng trình MTQG XDNTM huyện ban hành Kế hoạch số 31/KH-BCĐ ngày 16/5/2011 về Kế hoạch Triển khai Chƣơng trình MTQG XDNTM huyện Yên Thế giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 32/KH-BCĐ về Kế hoạch Triển khai Chƣơng trình MTQG XD NTM năm 2011; triển khai đến các xã để làm cơ sở tổ chức thực hiện; tổ chức hội nghị quán triệt đến các ban ngành đoàn thể huyện, bí thƣ đảng ủy, trƣởng phó ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã.

+ Ngày 03 tháng 8 năm 2011, Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Quyết định số 3779/QĐ-UBND v/v bổ sung BCĐ CTMTQG XDNTM huyện; Quyết định số 3780/ QĐ- UBND v/v bổ sung thành viên Tổ giúp việc BCĐ

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)