Phương tiện thu gom, vận chuyển và công nghệ xửlý

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa (Trang 53 - 55)

5. Nội dung thực hiện

2.4.4.2. Phương tiện thu gom, vận chuyển và công nghệ xửlý

a) Phương tiện thu gom, vận chuyển

Giai đoạn trước năm 1999, phương tiện thu gom, vận chuyển rất tùy tiện. Mỗi đơn vị thu gom sẽ có các phương tiện khác nhau, từ xe công nông, xe tải đến xe ép rác. Trong giai đoạn này, việc vận chuyển chung CTNH đã xảy ra và làm phát tán chất độc hại vào môi trường. Tuy nhiên, các sự cố về môi trường xả ận chuyển của giai đoạn này không được báo cáo và thống kê đầy đủ. Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu gom, vận chuyển ở giai đoạn này rất yếu, do chủ yếu tập trung vào CTRSH.

Giai đoạn cuối năm 1999 đến giữa năm 2004, phương tiện vận chuyển của hệ thống thu gom CTRSH đã được nâng cấp. Với sự ra đời của các công ty thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp thông thường và CTNH, phương tiện vận chuyển có phần cải tiến hơn so với giai đoạn trước. Về hình thức, chất thải đã được thu gom-vận chuyển an toàn hơn so với giai đoạn trước năm 1999, nhưng vẫn chưa tuân thủ Quy chế 155. Công tác

46

thanh tra-giám sát còn yếu nên việc thu gom, vận chuyển thải công nghiệp thông thường và CTNH vẫn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan ban ngành.

Giai đoạn giữa năm 2004 đến nay, với sự tăng cường công tác quản lý chất thải của tỉnh, đã có tác động đáng kể đến thị trường thu gom, vận chuyển thải công nghiệp thông thường và CTNH. Sự ra đời của các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động vận chuyển thải công nghiệp thông thường và CTNH đã góp phần làm thay đổi thị trường. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về chất thải cũng được nâng cao nên đã có yêu cầu mới trong thu gom, vận chuyển chất thải. Phương tiện vận chuyển được cải tiến đáng để, chủ yếu là xe tải, xe bồn và xe ép rác (đối với CTRSH). Mặc dù đã có những biến chuyển như đã nêu trên, song ở một số doanh nghiệp, phương tiện thu gom, vận chuyển thải công nghiệp thông thường và CTNH là các phương tiện dùng cho chuyên chở hàng hóa và CTRSH, chưa có các phương tiện chuyên dùng vận chuyển thải công nghiệp thông thường và CTNH.

Hiện nay, việc thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại đã được thực hiện bằng các phương tiện chuyên dụng đảm bảo yêu cầu kỹ thuạt theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, vì lợi nhuận kinh tế và sự không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, vẫn có các trường hợp chất thải được thu gom vận chuyển chung với CTRSH; hoặc chất thải công nghiệp có thể tái chế lẫn CTRSH; hoặc chất thải công nghiệp có thể tái chế chung với loại không thể tái chế. Việc chuyên chở riêng biệt hoặc chất thải công nghiệp nguy hại chủ yếu được thực hiện bởi các chủ hành nghề quản lý CTNH đã được UBND tỉnh và Tổng cục Môi trường cấp phép hoạt động.

b) Công nghệ xử lý

Tắnh đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có 04 cơ sở xử lý CTNH, trong đó có 03 đơn vị do UBND tỉnh cấp phép (Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH Khánh Dư, Công ty TNHH Chuyển giao Công nghệ và Xử lý môi trường), 01 đơn vị do Tổng cục Môi trường cấp phép (Trung tâm tái chế phế thải và xử lý chất thải Ờ Chi nhánh Công ty TNHH Môi trýờng công nghiệp xanh).

Trong số 03 đõn vị do UBND tỉnh cấp phép, có 02 đõn vị chỉ đýợc cấp phép đồng xử lý sắt thép dắnh dầu trong lò nung với khối lượng 19.000 tấn/năm (Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH Khánh Dư); 01 đơn vị được xử lý 10 mã CTNH bằng lò đốt chuyên dụng (Công ty TNHH Chuyển giao Công nghệ và Xử lý môi trường). Tuy nhiên thực tế kiểm tra cho thấy trong những năm qua, đơn vị này không còn hoạt động xử lý.

47

Đối với cơ sở xử lý do Tổng cục Môi trường cấp phép Ờ Trung tâm tái chế phế thải và xử lý chất thải Ờ Chi nhánh Công ty TNHH Môi trường công nghiệp xanh, các công nghệ xử lý gồm:

Ớ Hệ thống 2 lò đốt (xuất xứ Việt Nam), công suất 1.000 kg/h Ớ Hệ thống xử lý nước thải trung tâm, công suất 5m3/h

Ớ Hệ thống tiền xử lý dung môi, công suất 1.000kg/h Ớ Hệ thống tẩy rửa thùng phuy công suất 200 kg/h Ớ Hệ thống tiền xử lý dầu thải, công suất 1.000 kg/h

Ớ Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang công suất 12,5 kg/h Ớ Hệ thống hóa rắn công suất 250 kg/h

Ớ Bể tẩy rửa kim loại dắnh dầu, công suất 1.200 kg/h Ớ Hệ thống sơ chế linh kiện điện tử công suất 1 tấn/ca Ớ Hệ thống sơ chế pin, ăc quy chì thải công suất 500 kg/h

Tổng khối lượng được phép xử lý của cơ sở này là 11.600 tấn/năm. Hiện nay, Tổng cục Môi trường đang tiếp tục kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh Giấy phép hoạt động của cơ sở theo hướng nâng công suất lò đốt chất thải (lắp thêm 02 lò) và hệ thống xử lý nước thải.

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa (Trang 53 - 55)