5. Nội dung thực hiện
1.3.3. Chôn lấp chất thải nguy hại
Bãi chôn lấp CTNH, hay thực chất là các hầm chôn lấp, được thiết kế theo quy định tại Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 320:2004 về Bãi chôn lấp chất thải nguy hại Ờ Tiêu chuẩn thiết kế. Việc vận hành bãi chôn lấp CTNH thực hiện trên cơ sở Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
19
Hình 1.6. Hầm chôn lấp chất thải nguy hại
Ưu điểm:
- Có khả năng cô lập các CTNH chưa có khả năng xử lý bằng công nghệ khác; - Công suất lớn;
- Giá thành xử lý khá rẻ so với nhiều phương pháp tiêu huỷ khác.
- Ít có khả năng phát sinh nước rò rỉ.
Nhược điểm:
- Tốn diện tắch.
- CTNH không được xử lý triệt để,
- Có nguy cơ rò rỉ CTNH sau khi đóng hầm.
- Phải đảm bảo các điều kiện ngặt nghèo về khoảng cách với các khu dân cư;
1.3.4. Hóa rắn (bê tông hóa)
Đặc điểm của công nghệ là sử dụng CTNH kết hợp với xi măng, cát, sỏi, nước để đóng rắn CTNH dạng trơ, vô cơ như tro xỉ, tránh phát tán các thành phần nguy hại ra môi trường. Hiện nay đang phổ biến hai công nghệ là hoá rắn có nén ép cưỡng bức (sử dụng máy ép thuỷ lực để ép chặt cốt liệu bê tông như sản xuất gạch block) và hoá rắn thông thường (đổ bê tông tự nhiên). Cấu tạo của hệ thống hoá rắn thường rất đơn giản, gồm có máy trộn bê tông và máy ép khuôn hoặc các khuôn đúc. Tuy nhiên công nghệ hóa rắnchỉ xử lý an toàn đối với CTNH trơ, có thành phần vô cơ. Khả năng ổn định CTNH trong khối rắn thay đổi theo từng loại CTNH nên cần phải nghiên cứu kỹ cấp phối bê tông. Cần giám sát sản phẩm đầu ra để đảm bảo không vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07: 2009/BTNMT.
Ưu điểm:
- Công nghệ, thiết bị đơn giản, sẵn có (có thể tự lắp đặt, chế tạo), dễ vận hành; - Có hiệu quả kinh tế vì có thể tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhược điểm:
- Chỉ xử lý an toàn đối với CTNH trơ, có thành phần vô cơ.
- Khả năng ổn định CTNH trong khối rắn thay đổi theo từng loại CTNH nên cần phải nghiên cứu kỹ quá trình cấp phối bê tông.
20
Hình 1.7. Thiết bị hoá rắn chất thải nguy hại
1.3.5. Xử lý bóng đèn huỳnh quang thải
Cấu tạo của hệ thống xử lý gồm có bộ phận nghiền bóng đèn trong môi trường kắn, kèm theo thiết bị hấp thụ hơi thuỷ ngân (bằng than hoạt tắnh hoặc lưu huỳnh), có thể kèm theo biện pháp tách thu hồi thuỷ tinh và bột huỳnh quang.
Hình 1.8. Thiết bị xử lý bóng đèn thải
Ưu điểm:
- Chi phắ đầu tư thấp; - Dễ vận hành;
- Có thể dùng thủy tinh làm nguyên liệu trong sản xuất xi măng hoặc tái sử dụng thủy tinh sạch.
Nhược điểm:
- Sau khi xử lý bóng đèn thải, phải tiếp tục xử lý muối thuỷ ngân; - Hiệu quả kinh tế không cao do số lượng CTNH không nhiều.