Đơnvị thu gom, vận chuyển, xửlý

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa (Trang 49 - 53)

5. Nội dung thực hiện

2.4.4.1. Đơnvị thu gom, vận chuyển, xửlý

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn Vĩnh Phúc có diễn tiến phức tạp qua 3 giai đoạn

42

khác nhau, phụ thuộc vào diễn biến của thị trường và sự thay đổi các quy định của Luật bảo vệ môi trường.

Giai đoạn trước năm 1999, công tác thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp thông thường và CTNH được thực hiện bởi hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt (do các Công ty môi trường, đội thu gom rác thải dân lập), các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu. Trong giai đoạn này, chất thải hầu như được gom chung không phân loại. Mặt khác thời kỳ này, Vĩnh Phúc là tỉnh mới thành lập, số cơ sở sản xuất công nghiệp còn ắt, hầu hết là các cơ sở quốc doanh, quy mô, nghệ nghệ sản xuất lạc hậu, lượng chất thải công nghiệp thông thường và CTNH thấp. Do đó, hầu hết chất thải công nghiệp thông thường và CTNH đều được thu gom và xử lý tại các bãi chôn lấp tập trung của tỉnh như bãi rác Núi Bông (Vĩnh Yên) và bãi rác xã Ngọc Thanh (thị xã Phúc Yên).

Giai đoạn cuối năm 1999 đến giữa năm 2004, sau khi Quy chế quản lý CTNH được ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chắnh phủ, Vĩnh Phúc đã tiến hành triển khai áp dụng. Việc thu gom, vận chuyển chất thải bắt đầu được phân hóa trên thị trường. Thêm vào đó, sự ra đời của một số doanh nghiệp xử lý chất thải và việc các cơ sở sản xuất thực hiện ISO14001 hoặc do yêu cầu của đối tác dặt hàng, CTRCN đã được thu gom bởi các công ty có chức năng xử lý. Thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý phân thành 2 nhóm tương ứng với 2 nhóm cơ sở sản xuất:

1) Nhóm các cơ sở sản xuất thực hiện ISO14001 (Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Phanh Nissin, VPIC1, Exedy Việt Nam...) hoặc các doanh nghiệp bị đối tác yêu cầu thực hiện.

2) Nhóm các cơ sở sản xuất còn lại.

Việc thu gom vận chuyển trong giai đoạn này diễn tiến như sau: Đối với nhóm doanh nghiệp thứ nhất, hoạt động thu gom, vận chuyển diễn ra tương tự trong giai đoạn trước năm 1999 và có thêm sự tham gia của các công ty thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Đối với nhóm doanh nghiệp thứ hai, CTRSH vẫn do hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH hiện tại đảm trách, trong khi đó chất thải công nghiệp được giao cho các công ty thu gom, vận chuyển, xử lư CTNH đảm nhiệm. Tuy nhiên, giai đoạn này, các công ty thu gom, vận chuyển CTRSH vẫn tham gia vào việc thu gom vận chuyển chất thải công nghiệp thông thường và CTNH.

Giai đoạn giữa năm 2004 đến nay, do việc kiểm soát chặt chẽ hơn của các cơ quan quản lý về môi trường, nhận thức của nhóm doanh nghiệp thứ 2 được nâng cao, thêm nhiều

43

doanh nghiệp đăng ký thực hiện ISO14001 và việc phát triển của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH (ở khu vực phắa Bắc có các đơn vị điển hình như các Urenco 10, Urenco 11, Tân Thuận Phong, Song Tinh, Môi trường công nghiệp xanh, một số công ty môi trường đô thị...) đã dẫn đến sự phân chia lại thị trường thu gom chất thải công nghiệp thông thường và CTNH.

Đến trước năm 2011, việc thu gom chất thải công nghiệp thông thường và CTNH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện bởi các thành phần sau:

1) Các công ty thuộc hệ thống thu gom CTRSH (các Công ty Cổ phần môi trường và Dịch vụ đô thị);

2) Các doanh nghiệp tư nhân có đăng ký hoạt động với Sở Tài nguyên và Môi trường (gồm công ty tư nhân (Cổ phần, TNHH, DNTN), cơ sở;Ầ);

3) Doanh nghiệp và tư nhân không đăng ký (các cơ sở tái chế, cơ sở tư nhân, cá nhân và các công ty kinh doanh hóa chất (thu gom lại bao bì, thùng đựngẦtheo các hợp đồng cung cấp cho các cơ sở sản xuất).

Trong đó, các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH đều có Giấy phép hành nghề do UBND tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Tổng cục môi trường cấp phép.

Với sự tham gia của nhiều đơn vị, về khắa cạnh kinh tế, đã đóng góp rất lớn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải công nghiệp, tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư, gián tiếp góp phần giải quyết công ăn, việc làm và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn qua. Tuy nhiên, về mặt môi trường, do đa phần các đơn vị còn này thiếu nhận thức về bảo vệ môi trường, nên sự tham gia của các thành phần này cũng là nguyên nhân phát tán hay hợp thức hóa lượng chất thải công nghiệp nói chung và chất thải công nghiệp nguy hại nói riêng ra môi trường.

Từ năm 2011 đến nay, cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường và việc quy định ngày càng chặt chẽ về điều kiện hành nghề quản lý CTNH (thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH) theo lộ trình quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, số lượng các đơn vị tham gia hoạt động trong lĩnh vực này giảm đi đáng kể. Chủ yếu theo hướng làm đại lý vận chuyển cho các chủ hành nghề quản lý CTNH có quy mô lớn hoặc không đủ điều kiện để được gia hạn, cấp mới giấy phép hoạt động.

44

Bảng 2.8. Đơn vị hành nghề quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 [6]

TT Tên đơn vị Địa chỉ Mã số

QLCTNH Ngày cấp

I Do UBND tỉnh cấp phép

1 Công ty TNHH TM Khánh Dư Xã Đồng Văn -Yên Lạc -Vĩnh Phúc 26.001.VX 09/01/2013

2 Công ty TNHH Chuyển giao Công nghệ và Xử lý môi trường Phường Khai Quang - Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc 26.002.VX 8/5/2013

3 Công ty CP Công nghiệp

Việt Nam

Xã Đồng Văn -Yên

Lạc -Vĩnh Phúc 26.003.VX 25/12/2013

II Do Tổng Cục Môi trƣờng cấp phép

1 Công ty TNHH Tân Thuận

Phong

Km8, Quốc lộ 5, xã Nam Sơn, huyện An Dương, TP Hải Phòng 1-2-3-5-7- 8.002.VX 9/15/2014 2 Công ty CP Tập Đoàn Thành Công Số 10, CCN Tây Ngô Quyền, phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương 1-2-3-4-5-6-7- 8.034.VX 7/16/2014 3

Công ty CP Phát triển Công

nghệ Tài nguyên Môi

trường ( DRET)

Khu tập thể Z176B,

xã Dương Xá,

huyện Gia Lâm, TP Hà Nội

1-2-3-4.009.V 28/01/2011

4 Công ty TNHH Song Tinh

Phố Xuân Mai 1, phường Phúc Thắng, TX Phúc Yên, Vĩnh Phúc 1-2.025.V 9/26/2014 5

Công ty CP Môi trường Đô Thị và Công nghiệp 10- Urenco 10 246 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội 1-2-3-4-5-6-7- 8.001.VX 3/6/2014 6 Công ty TNHH SX, DV,TM

Môi trường Xanh

Lô 15, KCN Nam Sách, Ái Quốc, Hải Dương

1-2-3-4.003.VX 7/31/2014

7

Trung tâm Tái chế phế liệu và xử lý chất thải Ờ Chi nhánh Công ty TNHH Môi trường Công nghiệp Xanh

Thôn Thanh Cao, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

1-2-3-4.009.VX 4/4/2014

8 Công ty TNHH Vạn Lợi

xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

12.019.VX 1/9/2012

9

Công ty CP Môi trường Đô Thị và Công nghiệp 11- Urenco 11

xã Đại Đồng,

huyện Văn Lâm, Hưng Yên

1-2-3-4-

45

10 Công ty TMDV và Môi

trường Ngôi Sao Xanh

Xã Khắc Niệm,

thành phố Bắc

Ninh, Bắc Ninh

1-2-3.026.V 06/9/2010

11

Công ty CP Môi trường Công nghiệp Hà Nội 10 (Công ty TNHH Môi trường và Dịch vụ tổng hợp Tiến Mạnh)

Số 199 Đường Ngô Miễn, Xuận mai 2, Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

1.088.V 10/7/2014

12 Số 82 Uy Nỗ,

Đông Anh, Hà Nội

1-2-3-4-5-6-7- 8.016.X 28/3/2012 13 Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Phúc Lợi Khe Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 1-2-3-4- 5.018.VX 9/15/2014

14 Công ty CP Môi trường

Thuận Thành Thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 1-2-3-4.036.VX 10/13/2014

Với định hướng phát triển kinh tế bền vững của tỉnh cũng như sự phức tạp trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH hiện nay, việc quản lý thị trường thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại và giám sát hệ thống này là một việc làm cần thiết và cấp bách, nhất là trong bối cảnh phát triển công nghiệp vẫn là hướng ưu tiên của tỉnh trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)