5. Nội dung thực hiện
2.1.1.1. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp
Theo số liệu thống kê đến hết năm 2014, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 16.046 cơ sở, trong đó có 15.736 cơ sở sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chiếm trên 98% số cơ sở trên địa bàn. Nhiều nhất là nhóm ngành chế biến nông lâm sản, thực phẩm khoảng 10.617 cơ sở. Tiếp đến nhóm ngành cơ khắ, chế tạo, sắt thép có 2.720 cơ sở, nhóm ngành dệt may, da giầy có 1.213 cơ sở và nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng có trên 967 cơ sở, nhóm ngành sản xuất điện, điện tử có 18 cơ sở). Ngành công nghiệp khai thác có 182 cơ sở và ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước có 5 cơ sở.
Bảng 2.1. Số cơ sở sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2014 [5]
Ngành công nghiệp 2011 2012 2013 2014
1. Công nghiệp khai thác 305 311 307 305
2. Công nghiệp chế biến 15.555 15.519 15.480 15.736
2.1. Nông lâm sản, thực
phẩm 10.635 10.612 10.624 10.617
2.2. Dệt may - Da giầy 1.197 1.164 1.178 1.213
2.3. Cơ khắ, chế tạo, sắt
thép 2.496 2.502 2.602 2.720
2.4. Sản xuất vật liệu xây
dựng, khoáng phi kim loại 1.057 1.063 885 967
2.5. Hoá chất 15 16 19 19
2.6. Điện, điện tử 5 8 12 18
2.7. Công nghiệp khác 148 154 160 182
3. Sản xuất và phân phối
điện, nƣớc 2 3 3 5
26
Trong giai đoạn 2011-2014, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng chậm. Tăng cao nhất chủ yếu nhóm ngành cơ khắ chế tạo, sắt thép (tăng 224 cơ sở), số cơ sở trong nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, thực phẩm giảm mạnh. Trong những năm 2013, 2014, có sự gia tăng đáng kể các cơ sở sản xuất linh kiện điện tử tập trung chủ yếu cở các KCN Khai Quang, Bá Thiện 1 và Bá Thiện 2. Các cơ sở này thu hút một lực lượng lao động khá lớn trên địa bàn tỉnh.