Táichế dầu thải

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa (Trang 30 - 31)

5. Nội dung thực hiện

1.3.8. Táichế dầu thải

Hiện tại, có 13/36 các cơ sở hành nghề xử lý do Tổng cục môi trường cấp phép đầu tư công nghệ tái chế dầu và một số cơ sở đang làm thủ tục cấp phép, chủ yếu rơi vào các loại như sau: chưng cất cracking dầu (chưng phân đoạn hay còn gọi chưng nhiều bậc và chưng đơn giản hay chưng một bậc); phân ly dầu nước bằng phương pháp cơ học (ly tâm) và bằng nhiệt.

1.3.8.1. Công nghệ chưng đơn giản (chương 1 bậc)

Nguyên lý là sử dụng nhiệt để làm bay hơi và cắt mạch, sau đó ngưng tụ để thu hồi các cấu tử dầu, cặn rắn được tách ra và lấy ra ở đáy nồi chưng. Cấu tạo của công nghệ gồm có lò gia nhiệt (đốt cấp nhiệt trực tiếp cho nồi chưng), nồi chưng (nồi chứa dầu thải), hệ thống ngưng tụ hơi dầu và hệ thống xử lý khắ thải

Ưu điểm: Trang thiết bị đơn giản (có thể tự chế tạo, lắp đặt), dễ vận hành, đầu tư thấp;

Nhược điểm: Việc vận hành và kiểm soát khá thủ công, đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng của người vận hành. Chỉ phù hợp với các cơ sở nhỏ có lượng dầu thải đầu vào thấp, biến động.

1.3.8.2. Công nghệ chưng phân đoạn (chưng nhiều bậc)

Được sử dụng để tái chế dầu, đây là công nghệ hiện đại sử dụng để sản xuất các sản phẩm xăng dầu từ dầu thải. Về cơ bản chưng nhiều bậc giống với chưng đơn giản, khác ở chỗ dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các hydro cacbon có trong dầu thải, kết hợp tuần hoàn (hồi lưu) dòng sản phẩm lỏng khi đó sẽ tách triệt để các cấu tử hydro cacbon có nhiệt độ sôi khác nhau và thu được các phân đoạn sản phẩm dầu có chất lượng cao như: xăng, dầu diezen... Cấu tạo của công nghệ gồm hệ thống cấp nhiệt (lò hơi, sử dụng hơi nước quá

23

nhiệt để cấp nhiệt cho tháp chưng cất), tháp chưng cất dạng đĩa lỗ có ỗng chảy truyền hoặc tháp đĩa chóp, hệ thống hồi lưu dòng sản phẩm lỏng và hệ thống xử lý khắ thải lò hơi.

Ưu điểm: Có hệ thống kiểm soát hiện đại, chất lượng sản phẩm đầu ra ổn định; Nhược điểm: Chi phắ đầu tư lớn, vận hành phức tạp, đòi hỏi nguyên liệu đầu vào lớn và ổn định trong khi nguồn dầu thải ở Việt Nam thường nhỏ lẻ, biến động.

Hình 1.11. Hệ thống chƣng dầu thải phân đoạn (trái) và chƣng đơn giản (phải)

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)