Không ngừng nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nƣớc, các cơ quan

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải tu nam 1996 den nam 2007 (Trang 101 - 105)

quan chức năng về vị trí, vai trò của kinh tế biển và kinh tế Hàng hải trong sự phát triển kinh tế - xã hội

Nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nước và các ngành chức năng về vị trí, vai trò của kinh tế Hàng hải nói riêng và kinh tế biển nói chung là tất yếu khách quan, đồng thời là nhân tố quyết định đến thành công của công cuộc đổi mới đất nước.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng, không ngừng đổi mới tư duy lý luận, đổi mới cơ chế quản lý, cách thức tổ chức điều hành, nhằm thực hiện tốt vai trò của mình. Trên cơ sở

99

nhanh nhạy nắm bắt xu thế phát triển của thời đại là xu thế hướng ra biển của tất cả các nước, để từ đó Đảng đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn khi đưa ra Chiến lược phát triển kinh tế biển và chỉ đạo thực hiện thắng lợi đường lối đó. Nhà nước cũng đã nỗ lực đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức điều hành nhằm cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Đã điều chỉnh một bước mô hình quản lý biển, xây dựng, bổ sung và dần hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý biển để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tính đến thời điểm năm 2007, chúng ta đã có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về biển bao gồm: Bộ luật Hàng hải; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành. Đây chính là điều kiện cần thiết để chúng ta có cơ sở pháp lý lãnh đạo phát triển ngành Hàng hải.

Có thể nói, từ năm 1996 đến năm 2007, nhờ có chủ trương, đường lối đúng đắn, biện pháp thực hiện phù hợp, hiệu quả của Đảng, Nhà nước, Chiến lược biển đã được thực hiện thành công. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, đường lối phát triển kinh tế biển của Đảng, Nhà nước thời gian qua, còn có những hạn chế nhất định ở cả tầm vĩ mô và chỉ đạo thực hiện. Ở tầm vĩ mô, chúng ta chưa xây dựng được Chiến lược biển toàn diện; chưa ban hành được Bộ luật Quốc gia về biển v.v… Trong chỉ đạo thực hiện, có lúc, có nơi chúng ta chưa theo kịp diễn biến tình hình; cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý còn cồng kềnh thiếu đồng bộ; hệ thống văn bản pháp luật và văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề quản lý, bảo vệ biển dù nhiều nhưng chồng chéo, còn có những quy định không phù hợp, thiếu tính khả thi trong thực tế.

Nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nước và các cơ quan về vị trí, vai trò của kinh tế biển và kinh tế Hàng hải hiện nay cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:

100

chính sách đối với kinh tế biển và kinh tế Hàng hải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh, quốc phòng nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc;

- Đảng phải lãnh đạo Nhà nước và các ngành nhanh chóng xây dựng cơ sở pháp lý về biển đủ và chắc chắn gắn với việc tiến hành rà soát và bổ sung, sửa đổi kịp thời các văn bản pháp luật về biển, hạn chế tối đa và đi tới triệt tiêu tình trạng chồng chéo trong các quy định; thống nhất các chế tài xử lý vi phạm trên biển. Cần sớm xây dựng, hoàn chỉnh và ban hành luật về các vùng biển Việt Nam, lấy luật này làm căn cứ xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật khác về biển. Đây chính là nhân tố căn bản, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý, bảo vệ biển của chúng ta, đồng thời cũng là một điều kiện tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực biển;

- Đảng, Nhà nước cần chú trọng hơn nữa công tác đối ngoại, đẩy mạnh quá trình hợp tác quốc tế trên biển, nhất là các nước đang hợp tác với ta trong lĩnh vực kinh doanh biển như: Đóng tàu, dịch vụ hàng hải, du lịch biển, vận tải biển, khai thác dầu khí v.v…, coi đây như là một biện pháp hữu hiệu để các bên xích lại gần nhau hơn.

3.2.2. Phát triển kinh tế Hàng hải toàn diện, nhƣng có trọng điểm và gắn với các ngành kinh tế khác

Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông qua giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, đặc biệt là với các nước ở trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Biển và vùng ven biển là cửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình Dương và mở cửa

101

mạnh mẽ với nước ngoài. So với các vùng khác trong nội địa, vùng biển và ven biển nước ta gồm hầu hết các đô thị lớn và có kết cấu hạ tầng rất tốt; có các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đang được đầu tư phát triển mạnh; có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng trong đó có một số loại có thể trở thành mũi nhọn để phát triển; có nguồn lao động dồi dào và có hệ thống giao thông sắt, thuỷ, bộ thuận tiện…; là môi trường rất thuận lợi để nhận các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, tiếp thu công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài, từ đó lan toả ra các vùng trong nội địa.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực kinh tế biển cũng được tăng cường và thu được những kết quả rất đáng khích lệ. So với thời kỳ trước, kinh tế biển của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã có những bước chuyển biến đáng kể. Cơ cấu ngành, nghề đang có sự thay đổi lớn. Ngoài các ngành nghề truyền thống, đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại như, đánh bắt xa bờ, vận tải biển, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn… Việc khai thác nguồn lợi từ biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu (dầu khí, hải sản…). Chính vì vậy, Đảng đã đưa ra chủ trương phát triển kinh tế biển một cách toàn diện trên tất cả các mặt như: khai thác dầu khí, đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, dịch vụ cảng biển v.v… Trên cơ sở phát triển một cách toàn diện vào tất cả các ngành, Đảng và Nhà nước cũng đưa ra chủ trương đầu tư một cách có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực, sản phẩm mà ta có thế mạnh. Ở đây, với Chiến lược phát triển kinh tế biển, với lợi thế đường bờ biển dài hơn 3.260 km, ta chủ trương đầu tư có trọng điểm vào một số ngành chủ chốt như: Công nghiệp đóng tàu, vận tải

102

biển, dịch vụ cảng biển… Với mục đích sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu biển và tiến tới phục vụ các ngành kinh tế quốc dân khác, nhất là an ninh - quốc phòng, nhằm đưa ngành Hàng hải nước ta tiến nhanh, tiến mạnh và sánh kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới có ngành Hàng hải phát triển.

Bên cạnh đầu tư có trọng điểm vào các ngành kinh tế biển, Đảng và Nhà nước cũng đưa ra chủ trương phát triển kinh tế biển phải gắn với các ngành kinh tế khác như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn; công nghiệp, xây dựng; kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ,…nhằm mục đích để các ngành kinh tế này sẽ là đòn bảy thúc đẩy ngành kinh tế biển phát triển, thực hiện mục tiêu, chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải tu nam 1996 den nam 2007 (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)