Hàng hải là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia có biển. Do chi phí vận tải biển chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu nên đại đa số các nước trên thế giới đã cố gắng dùng đội tàu của mình để vận tải hàng hoá. Để sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển và kinh tế biển, trong một vài thập kỷ tới chúng ta cần khai thác tối đa các lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của biển, bờ biển, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có và khả năng hợp tác quốc tế để phát triển mạnh ngành Hàng hải, coi đây là một hướng mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và vận chuyển hàng hoá nói riêng, trong giai đoạn đến năm 2010, ngành Vận tải biển phải được đầu tư phát triển nhanh và toàn diện về hệ thống cảng biển, đội tàu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, dịch vụ cảng và dịch vụ hàng hải… theo
74
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và mở rộng hợp tác với nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Đảng đã chỉ đạo phát triển kinh tế Hàng hải trên một số ngành:
2.2.2.1. Đảng chỉ đạo phát triển ngành Đóng tàu
Để đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu biển và phục vụ các ngành kinh tế biển khác, nhất là an ninh, quốc phòng, trong những năm tới ngành cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển Việt Nam đã đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế, liên doanh đầu tư với các đối tác mạnh về vốn và công nghệ, tạo những bước phát triển lớn mang tính đột phá.
- Xây dựng, phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, kinh tế biển, kinh tế hàng hải và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Từ năm (2001–2005), Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam sẽ tập trung nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới quá trình đào tạo và nghiên cứu, thiết kế, sẽ chủ động về mặt kỹ thuật từ khâu thiết kế, đăng kiểm, đến đóng mới tàu chở hàng có trọng tải lớn như tàu dầu 13.500 DWT, tàu container 1.106 tấn, tàu hàng khô 53.000 DWT, sửa chữa tàu trọng tải đến 400.000 DWT…, từ năm (2005–2010) sẽ tập trung đóng tàu chở hàng có trọng tải 50.000 – 100.000 DWT. Thực hiện từng bước nâng cao chất lượng đóng mới và sửa chữa tàu biển, đồng thời chú trọng sản xuất các loại vật tư thiết bị tàu thuỷ thực hiện chiến lược đóng tàu xuất khẩu và tăng tỷ lệ nội địa hoá. Trong giai đoạn này, tập trung vào các sản phẩm chủ yếu: Tàu hàng 56.000 DWT, tàu tổng hợp 32.000 – 53.000 DWT, tàu container và tàu dầu thô 100.000 – 150.000 DWT;
- Từ 10 đến 15 năm tới, ngành cơ khí đóng tàu biển Việt Nam cần đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế, liên doanh đầu tư với các đối tác mạnh về vốn và công nghệ, tạo những bước phát triển lớn, mang tính đột phá. Đến năm 2010 có khả năng sửa chữa cho tất cả các loại tàu biển và đóng mới tàu biển loại
75
lớn có trọng tải tới 80.000 DWT, tàu chở dầu thô 100.000 – 300.000 DWT, tàu container sức chở 300 tấn và nhiều loại tàu khác như tàu công trình, tàu dịch vụ dầu khí, tàu LASH, sửa chữa tàu trọng tải đến 400.000 DWT, sửa chữa và chế tạo được các thiết bị giàn khoan trên biển;
- Tập trung đầu tư mở rộng và nâng cấp các nhà máy đóng và sửa chữa tàu hiện có như: Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Nhà máy đóng tàu Nam Triệu, Nhà máy đóng tàu Phà Rừng, Bến Kiền, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần thơ…; xây dựng và đưa vào hoạt động giai đoạn đầu các nhà máy đóng tàu Hải Thịnh, Nghi Sơn, Dung Quất, Cam Ranh, Đồng Nai, Soài Rạp, Hậu Giang; Xây dựng giai đoạn đầu các khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, Lai Vu, An Hồng, Mỹ Trung, Dung Quất, Soài Rạp; xây dựng Trung tâm điều hành công nghiệp tàu thuỷ, các trường đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ. Đồng thời, đầu tư xây dựng các trung tâm chế tạo động cơ tàu thuỷ các loại phục vụ công nghiệp đóng tàu và các thiết bị dịch vụ cảng, nhất là các thiết bị chuyên dùng, thiết bị bốc dỡ và các loại công nghiệp bổ trợ khác. Phát triển các cơ sở luyện cán thép chất lượng cao đủ tiêu chuẩn để làm vỏ tàu. Nâng cao chất lượng gia công tiến tới chủ động phần lớn trang thiết bị, phụ kiện và động cơ tàu thuỷ để tăng giá trị quốc gia trong Ngành đóng tàu.
2.2.2.2. Đảng chỉ đạo phát triển ngành Vận tải biển
- Hiện đại hoá ngành Vận tải biển, tiến tới đảm bảo phần lớn nhu cầu vận tải đường biển về hàng hoá, hành khách trong nước trên cơ sở hợp tác với nhiều nước để hình thành đội tàu vận tải mạnh và phát triển đồng bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó chú trọng đội tàu container, tàu dầu, tàu bách hoá có trọng tải lớn nhằm tham gia có hiệu quả vào thị trường vận tải biển quốc tế;
- Trước mắt tập trung trẻ hoá đội tàu hiện có bằng cách vay mua, thuê mua tàu có độ tuổi trẻ, hiện đại, đóng mới tàu có trọng tải phù hợp. Thay thế
76
dần các tàu đã quá cũ và hỏng, nâng cao uy tín với khách hàng. Đầu tư và vay vốn mua thêm các tàu mới có trang thiết bị hiện đại, hợp với thị hiếu của thị trường, thuê tàu khu vực và thế giới, đặc biệt chú trọng phát triển đội tàu chở dầu và chở container chuyên dụng. Phấn đấu đến năm 2010 chúng ta có đội tàu biển trọng tải khoảng 6 – 8 triệu DWT, trong đó đội tàu viễn dương chiếm 80%.
- Chỉ đạo phát triển nhanh đội tàu chở container, đến năm 2010 có khoảng 60 tàu trọng tải mỗi chiếc từ 2,5 vạn DWT trở lên. Giai đoạn đầu chủ yếu trang bị tàu cỡ 500 – 30.000 DWT để vận chuyển các tuyến biển gần trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và tàu trên 30.000 Teus, phục vụ vận chuyển các tuyến biển xa sang châu Âu, châu Mỹ và châu Úc;
- Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 đưa tổng sản lượng vận tải biển toàn quốc đạt 152.379.954 DWT, trong đó vận tải nước ngoài đạt 94.818.588 DWT, vận tải trong nước đạt 57.561.366 DWT. Cũng trong giai đoạn này, đội tàu biển Việt Nam cũng sẽ tăng thêm 366 tàu, với trọng tải 1.269.001 DWT tăng 50,97% về số lượng và 68,72% về trọng tải so với năm 2000; bình quân tuổi tàu từ 21 tuổi năm 2000 xuống 17 tuổi vào năm 2005. Giai đoạn (2006– 2010) tổng sản lượng vận tải biển dự kiến đạt khoảng 300 triệu tấn, tăng gần gấp 2 lần so với 5 năm (2001–2005), trong đó vận tải biển nước ngoài là 186,2 triệu DWT, vận tải biển trong nước là 113,8 triệu DWT. Trong giai đoạn này, cũng sẽ tập trung phát triển các tàu chở dầu với trọng tải 769.476 DWT, tàu container với trọng tải 197.871 DWT, tàu hàng khô với trọng tải 1.727.519 DWT;
- Giai đoạn từ năm (2006–2010), sẽ tập trung phát triển các tàu container, tàu chở dầu sản phẩm và dầu thô 50.000 – 100.000 DWT, tàu bách hoá trọng tải 30.000 DWT, tàu chuyên dụng xi măng rời 15.000 – 25.000 DWT. Đồng thời hình thành các tuyến vận tải biển Việt Nam đi/đến các thị
77
trường lớn trên thế giới, cụ thể năm 2006 sẽ là các tuyến vận tải biển giữa Việt Nam – EU và Việt Nam – Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, mục tiêu phấn đấu lâu dài của ngành Hàng hải là đưa Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm vận tải biển quốc tế, do đó ngay từ bây giờ, bên cạnh việc khai thác tốt đội tàu biển, cảng biển và các tuyến vận tải biển hiện có, cần tập trung nghiên cứu nâng cao năng lực cảng biển, đội tàu biển của Việt Nam bằng cách chú trọng phát triển các cảng biển nước sâu, tàu container, tàu bách hoá trọng tải lớn để có thể hoà nhập vào mạng lưới vận tải biển quốc tế.
2.2.2.3. Đảng chỉ đạo phát triển Dịch vụ cảng biển
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn tại thị trường nội địa, nhưng mặt khác các doanh nghiệp cũng có những thời cơ cùng với sự tăng trưởng của hàng hoá xuất nhập khẩu để mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và thế giới. Đứng trước những thời cơ và thách thức trên đòi hỏi phải có sự tập trung đầu tư cả về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, xây dựng mạng lưới phục vụ trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả và hỗ trợ tích cực cho hoạt động vận tải biển và khai thác cảng biển. Chính vì vậy, Đảng đã tập trung chỉ đạo các mặt sau:
- Đầu tư đồng bộ các phương tiện vận tải thuỷ bộ, hệ thống kho, bãi, cảng cạn, các trung tâm phân phối hàng hoá gắn liền với các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước để phục vụ cho hoạt động logistics và thu hút được nguồn hàng từ các tỉnh Đông Nam Campuchia, Tây Nam Trung Quốc và các tỉnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan qua các cảng biển Việt Nam;
- Xây dựng và hình thành được mạng lưới cung cấp dịch vụ kinh doanh quốc tế, vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics toàn cầu thông qua việc liên kết với các đối tác nước ngoài, thành lập một số công ty dịch vụ tại các nước
78
trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc… mở các đại diện thương mại tại các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam như Nhật Bản, EU, Mỹ nhằm chia sẻ thị trường dịch vụ thế giới và tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư không những trong lĩnh vực dịch vụ mà còn trong lĩnh vực vận tải biển và cảng biển;
- Đầu tư nâng cấp chất lượng cung cấp các dịch vụ tại cảng như đại lý tàu, cung ứng, sửa chữa cầu bến…;
- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc kinh doanh, cung ứng nhiên liệu như hệ thống cầu cảng, kho bồn chứa xăng dầu, phương tiện vận chuyển, hệ thống các đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu…;
- Tập trung đầu tư, triển khai thực hiện các lĩnh vực, dịch vụ mà từ trước tới nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện được hoặc chưa đủ năng lực cạnh tranh quốc tế như lĩnh vực quản lý tàu, môi giới hàng hải, môi giới mua bán tàu…;
- Đầu tư các dịch vụ hậu cần phục vụ các cảng biển tại khu vực Cái Mép - Thị Vải và sân bay Long Thành (Đồng Nai). Đồng thời, sắp xếp lại các doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải và ổn định thị trường kinh doanh dịch vụ cảng biển, đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống cảng biển, đội tàu và công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong giai đoạn tới;
- Nghiên cứu xây dựng các trung tâm phân phối hàng hoá và dịch vụ tiếp vận và các loại hình dịch vụ tiên tiến khác tại các khu đầu mối vận tải Bắc – Trung – Nam;
- Đảm bảo tính cạnh tranh cả về uy tín, chất lượng của các loại hình dịch vụ Hàng hải trên cơ sở phát huy vai trò của các doanh nghiệp hàng hải theo hướng đẩy mạnh việc đổi mới, tổ chức lại, cổ phần hoá doanh nghiệp. Bảo đảm sự liên kết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh giữa dịch vụ hàng hải với các doanh nghiệp vận tải biển, khai thác cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu
79
biển. Đẩy mạnh việc sớm hình thành các tập đoàn kinh tế hàng hải với quy mô lớn, đa ngành, đa lĩnh vực và đủ mạnh nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế hàng hải và kinh tế biển nói chung.
2.2.2.4. Đảng chỉ đạo mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế Hàng hải
Trong thời đại ngày nay, hoạt động đối ngoại gắn với quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Xu thế phát triển của thời đại luôn khẳng định: Một quốc gia, dân tộc sẽ không thể phát triển ổn định và thịnh vượng được nếu không tăng cường các hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.
Thực tiễn phát triển của nước ta trong những năm đổi mới cho thấy, nhờ có đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà nước ta đã hội nhập nhanh vào quá trình hợp tác quốc tế, từ đó đưa nước ta thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thúc đẩy đất nước phát triển. Với chủ trương gắn hoạt động đối ngoại với việc mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế Hàng hải, chúng ta đã tham gia tích cực vào các hoạt động về giao thông vận tải của ASEAN, thường xuyên tiếp nhận những khuyến cáo và gợi ý của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO; giữ gìn tốt mối quan hệ hợp tác với các nước ASEAN; quan hệ đối ngoại của ngành Hàng hải đã không ngừng được mở rộng, uy tín của ngành trên bình diện quốc tế được nâng cao.
Bên cạnh việc tích cực, chủ động hoàn thiện pháp luật chuyên ngành nêu trên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành cũng đã nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ, Bộ GTVT ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện nhiều điều ước quốc tế, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế hàng hải Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hoạt động hàng hải của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của 12 Công ước
80
và Nghị định thư của IMO về hàng hải, đã ký kết 17 Hiệp định hàng hải và một số thoả thuận khác với các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới (xem phần IV, Phụ lục 2).
Đảng đã chỉ đạo ngành Hàng hải triển khai thực hiện đúng tiến độ về thoả thuận Việt Nam - Lào trong khai thác và sử dụng cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh; tổ chức thực hiện tốt những thoả thuận trong Nghị định thư Hàng hải mà Việt Nam đã ký với các nước và tổ chức phi Chính phủ; tích cực đàm phán và thoả thuận về hoạt động hàng hải với Hoa Kỳ, Nga, Singapore, Nhật Bản, Myanma, Lào.
Ngoài ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ngành còn phối hợp với chuyên gia các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng Hoà Liên Bang Đức, Vương quốc Hà Lan, Bỉ… tổ chức IMO mở các hội thảo khoa học và quản lý an toàn cảng biển, về hiện đại hoá hệ thống khai thác và xếp dỡ hàng hoá tại các cảng biển Việt Nam, về vận tải đa phương thức và logistic…
Có thể nói, mở rộng hợp tác quốc tế đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, trong đó có ngành Hàng hải.
Trong tình hình hiện nay, trên mặt trận biển, đảo, việc mở rộng hợp tác quốc tế còn có ý nghĩa ngày càng to lớn hơn. Đó là một điều kiện quan trọng, giúp Việt Nam vừa có thể khai thác hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế của biển, vừa tạo ra những nhân tố góp phần tích cực bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và giữ vững hoà bình, ổn định trên biển. Cho đến nay, các hoạt động hợp tác quốc tế về kinh tế trên vùng biển nước ta đã tạo ra thế đan cài về lợi ích giữa nước ta với các lực lượng bên ngoài. Điều đó góp phần tạo điều kiện giúp chúng ta tăng cường thế và lực nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.