- Phương hướng chung phát triển kinh tế Hàng hải
Biển và đại dương có vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển nền văn minh của nhân loại nói chung và đất nước ta nói riêng.
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam ta, yếu tố biển đã thấm đậm và ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Biển Đông đã gắn với dân tộc ta từ lâu đời. Ông cha ta, qua các triều đại đã quan tâm nhiều đến việc khai thác,
45
quản lý và bảo vệ vùng biển của đất nước. Nước ta đã từng là một trong những quốc gia hàng đầu về biển ở Đông Nam Á.
Nhưng do những điều kiện chủ quan và khách quan, chúng ta chưa quan tâm đầy đủ và đánh giá đúng mức đến tiềm năng và vai trò to lớn của biển đối với hiện tại và tương lai của dân tộc ta. Trình độ nghiên cứu khoa học, khai thác sử dụng tài nguyên biển của chúng ta còn ở mức thấp. Kinh tế biển chưa được đặt đúng tầm vóc của nó trong nền kinh tế quốc dân; quản lý biển còn là khâu yếu, sự phối hợp các Bộ, Ngành, địa phương trong việc quản lý trật tự, an ninh trên biển còn chưa tốt. Vấn đề chiến lược an ninh, quốc phòng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển đang là một vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Trên thực tế Việt Nam vẫn còn là một quốc gia đang khai thác lục địa là chủ yếu.
Vì vậy, ngay từ Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã thông qua phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền, quyền lợi quốc gia trên biển của nước ta từ nay đến năm 2000 là: Từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của biển, phát triển kinh tế hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế.
Từ sau Đại hội lần thứ VII của Đảng và Nghị quyết 03/NQ-TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị bàn về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1996) lần đầu tiên đã tập trung thời gian bàn về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đặc biệt là các biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng. Nghị quyết Đại hội VIII đã xác định:
Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy
46
mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế – xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc [25, tr. 211].
Đại hội còn chỉ rõ: “Củng cố, mở rộng để tăng năng lực các cảng biển hiện có, cải tạo, mở rộng cảng Hải Phòng, chuẩn bị và từng bước xây dựng các cảng Cái Lân, Chân Mây, Liên Chiểu, Dung Quất, Bến Đình – Sao Mai. Xây dựng cảng Cần Thơ thành cảng trung tâm của đồng bằng sông Cửu long” [25, tr. 186].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo phát triển kinh tế biển kết hợp với việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia trên biển. Đồng thời, cũng đã đưa ra phương hướng chung phát triển kinh tế biển và vùng ven biển của Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2001, đặc biệt là Chỉ thị của Ban Bí thư ngày 23/9/1997 về kinh tế biển, đẩy mạnh phát triển khoa học – công nghệ biển đã đề cập tới những vấn đề chủ yếu sau:
+ Tập trung đầu tư tạo bước “nhảy vọt” trong phát triển kinh tế biển, đạt mức tăng trưởng bình quân của các ngành kinh tế biển quan trọng từ 15 – 20%/năm. Xây dựng nền kinh tế biển Việt Nam thực sự là “đòn bảy” thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển với tốc độ cao, nhanh chóng tiếp cận với trình độ phát triển của các nước trong khu vực. Trước mắt cần tạo sự chuyển biến quan trọng trong kinh tế biển, nâng tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế biển trong tổng GDP cả nước, đồng thời nâng nhanh tỷ lệ tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó tạo ra bước ngoặt và những tiền đề quan trọng cho các giai đoạn tiếp theo;
+ Phát triển mạnh một số ngành kinh tế biển quan trọng như: Dầu khí, giao thông vận tải biển, hải sản, du lịch và dịch vụ biển… tạo thành một số
47
ngành mũi nhọn, có kỹ thuật – công nghệ hiện đại, có giá trị xuất khẩu lớn, ổn định, đủ sức đứng vững và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trước hết là thị trường khu vực, đồng thời là nguồn tích luỹ lớn cho nền kinh tế quốc dân. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của kinh tế biển năm 2000 sẽ chiếm 50 - 55%, trong đó riêng dầu khí và thuỷ sản chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thúc đẩy mạnh việc khai thác các nguồn tài nguyên biển, vừa đóng góp kim ngạch xuất khẩu, tạo tích luỹ cho nền kinh tế, vừa làm tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp hoá chất;
+ Đầu tư phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cho các trung tâm kinh tế biển, trước hết là trên các địa bàn kinh tế trọng điểm. Các trung tâm này vừa là cửa ngõ chính thông ra nước ngoài, vừa làm bàn đạp để vươn ra khai thác biển khơi, đồng thời làm “đầu tầu” lôi kéo các vùng khác trong đất liền. Phát triển các đô thị và trung tâm kinh tế, thương mại ven biển. Hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu thương mại… ven biển và trên một số đảo. Tận dụng lợi thế vị trí của biển để mở cửa mạnh mẽ với bên ngoài. Từng bước xây dựng vùng ven biển thành vùng kinh tế phát triển nhanh và sôi động nhất của cả nước (phù hợp với xu thế chung của hầu hết các quốc gia ven biển), là môi trường thuận lợi nhất để thu hút đầu tư nước ngoài (hiện nay 68% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là ở vùng biển và ven biển);
+ Đổi mới cơ cấu kinh tế vùng biển và ven biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từng địa phương ra sức khai thác thế mạnh và tiềm năng trên địa bàn, phát triển toàn diện kinh tế biển đi đôi với việc ưu tiên một số ngành và sản phẩm mũi nhọn quan trọng. Đặc biệt đẩy mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, thu hút nhiều lao động, tăng xuất khẩu, đồng thời lôi kéo các ngành khác phát triển;
48
+ Phát huy tính năng động của các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Kinh tế quốc doanh nắm những vị trí then chốt, đặc biệt là về Dầu khí, Hàng hải; đổi mới kinh tế hợp tác xã; khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư, kể cả liên doanh liên kết với nước ngoài. Mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học – công nghệ, đào tạo;
+ Thực hiện đồng bộ các chính sách và biện pháp giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, nâng cao dân trí và giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng. Đặc biệt coi trọng đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp cho người lao động, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh và khoa học kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế biển;
+ Tạo việc làm trên cơ sở phân công lại lao động theo cơ cấu mới, đồng thời coi trọng việc chuyển một phần dân cư và lao động ra các hải đảo để khai thác tổng hợp kinh tế đảo và bảo vệ đất đai của Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với an ninh quốc phòng;
+ Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái trong toàn bộ và trong từng công việc, bảo đảm sự phát triển bền vững của biển, ven biển và các hải đảo;
+ Tập trung lực lượng thích đáng cho việc tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh chính trị, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển. Trong các hoạt động kinh tế biển kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi các âm mưu và hành động lấn chiếm, phá hoại của thế lực bành trướng, góp phần tích cực vào việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, đồng thời giữ vững hoà bình, ổn định và mở rộng hợp tác phát triển trong khu vực.
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế Hàng hải
+ Phát triển nhanh, toàn diện và hiện đại ngành GTVT biển là một hướng mũi nhọn trong phát triển kinh tế biển của nước ta, góp phần quan trọng đưa nước ta sớm trở thành một nước mạnh về biển. Trước mắt, phải trẻ
49
hoá đội tàu, phát triển đầu tàu, tàu container và tàu hàng rời hiện đại… phấn đấu đến năm 2000 có 3-5 triệu DWT;
+ Phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, chú trọng các cảng biển nước sâu tạo ra cửa mở lớn thông thương với quốc tế. Đầu tư xây dựng mới theo hướng hiện đại hoá các cụm cảng lớn trên địa bàn kinh tế trọng điểm, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của cả nước. Việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển quốc gia đặt trong quy hoạch hệ thống giao thông vận tải của cả nước với quy mô và bước đi phù hợp với nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn trước mắt, đồng thời dự tính đầy đủ đến triển vọng phát triển lâu dài thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo hướng đó, cần từng bước tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống cảng biển theo hướng hiện đại hoá, nâng cao năng lực thông qua các cụm cảng lớn sau:
Cụm cảng phía Bắc: Trọng tâm là cụm cảng Hải Phòng, Cái Lân và ven biển Quảng Ninh.
Cụm cảng phía Nam: Trọng tâm là các cảng Vũng Tàu, Thị Vải và Sài Gòn, xem xét cảng Cần Thơ và Hòn Chông.
Cụm cảng miền Trung: Các cụm cảng quan trọng là: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh II. Đầu tư cải tạo và nâng cấp các cảng đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của vùng đồng thời vận chuyển hàng hoá quá cảnh của Lào và Đông Bắc Thái Lan.
+ Nghiên cứu xây dựng một cảng biển lớn, hiện đại làm chức năng trung chuyển quốc tế của Việt Nam ở khu vực thuận lợi (có thể là ở miền Trung), góp phần tạo sức bật cho tăng trưởng kinh tế có bước nhảy vọt sau năm 2000, nhất là sau khi hoàn thành tuyến đường bộ xuyên Á nối liền các nước Trung Quốc – Miến Điện – Thái Lan – Lào – Campuchia – Việt Nam. Từng bước hình thành một số cảng thương mại – du lịch trên các đảo thuộc vùng biển
50
Đông Bắc và Tây Nam, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại của nước ngoài, kể cả cho việc xây dựng một số khu chế xuất, khu du lịch và trung chuyển hàng hoá quốc tế;
+ Phát triển đội tàu biển quốc gia mạnh và hiện đại, có cơ cấu phù hợp; đủ năng lực vận chuyển 40 – 50% rồi nâng cao hơn nữa tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của ta, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong nước. Tham gia tích cực vào thị trường thuê tàu thế giới, tăng lượng hàng trở thuê cho nước ngoài và “xuất khẩu” dịch vụ vận tải biển và dịch vụ hàng hải để tăng nhanh nguồn thu ngoại tệ. Trước mắt tập trung vào trẻ hoá đội tàu hiện có. Đầu tư vay vốn mua tàu mới có trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chú trọng phát triển đội tàu trở dầu, trở container chuyên dụng, hợp tác với nước ngoài mở thêm các chuyến và hình thức vận tải biển;
+ Đầu tư cải tạo, nâng cao năng lực sửa chữa và đóng mới tàu biển. Hình thành 2 cụm cảng ở phía Bắc và phía Nam, tiến tới có thêm một cụm cảng ở miền Trung đảm bảo đến năm 2000 có khả năng sửa chữa các cấp cho tất cả các loại tàu biển, sửa chữa, đóng mới container và đóng mới tàu biển đến 10.000 DWT;
+ Đồng bộ hoá và hiện đại hoá dần cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý điều hành hàng hải bao gồm hệ thống rađa, đèn biển, phao tiêu cứu hộ… phát triển thông tin hàng hải trên bờ, trên biển, trên tuyến đảo phục vụ kinh tế quốc phòng.
- Các giải pháp phát triển kinh tế Hàng hải
+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển ngành Hàng hải;
+ Chú trọng quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản, chống lãng phí, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển;
51
sâu rộng trong toàn Ngành;
+ Tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng khoa học - công nghệ, chú trọng công nghệ thông tin;
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật, an toàn hàng hải;
+ Cho thuê cơ sở hạ tầng, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, tăng cường thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng;
+ Tổ chức phát động phong trào thi đua, khen thưởng, nâng cao dân chủ, đoàn kết nội bộ, phát huy tính sáng tạo, chủ động của mọi cán bộ, công nhân viên chức trong toàn Ngành để thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đề ra.