Thành tựu, nguyên nhân

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải tu nam 1996 den nam 2007 (Trang 86 - 98)

* Thành tựu

- Sự trưởng thành trong nhận thức tư duy lý luận về chiến lược biển, kinh tế biển nói chung, kinh tế Hàng hải nói riêng

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ biển thuộc Tây - Tây Bắc Thái Bình Dương, có gần nửa đường biên giới quốc gia được bao bọc bởi Biển Đông - một vùng biển có hoạt động hàng hải phát triển mạnh và là khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn của gió mùa nhiệt đới. Với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, Việt Nam là một nước có thế mạnh về phát triển kinh tế biển, đây là một ngành kinh tế được coi là chủ đạo đối với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian tới. Hoạt động của ngành kinh tế biển gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó kinh tế Hàng hải là một trong những ngành kinh tế biển mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. Với lợi thế đó, Đảng và Nhà nước từ lâu đã rất quan tâm đến biển và những lợi thế mà biển mang lại. Ngày 30/6/1990, lần đầu tiên ở Việt Nam, Quốc hội đã thông qua một bộ luật về chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật, đó là Bộ luật Hàng hải. Việc Quốc hội thông qua Bộ luật Hàng hải không những khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vai trò, vị trí của một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù, với những tiềm năng rất lớn mà còn được coi là bước ngoặt quan trọng trong nhận thức tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước về chiến lược biển, kinh tế biển nói chung và kinh tế Hàng hải nói riêng, đồng thời cũng là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam.

84

Ngày 6/5/1993, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03/NQ-TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt; phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các chiến lược về phát triển kinh tế biển sau này, v.v...

Mặc dù được coi là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù, có nhiều tiềm năng phát triển thuận lợi, nhưng do tổ chức còn tản mạn, cơ sở vật chất còn lạc hậu chưa được đầu tư đúng mức, nên hiện nay ngành Hàng hải Việt Nam thực sự chưa đạt được tốc độ tăng trưởng cao như một số ngành kinh tế quốc dân khác. Tuy nhiên, ngành Hàng hải Việt Nam đã có những bước chuyển đổi căn bản, tích luỹ được kinh nghiệm và cơ sở vật chất ban đầu tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài cho Ngành.

Muốn trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển thì các ngành có hoạt động khai thác biển phải mạnh. Ngành Hàng hải Việt Nam đã có nhiều đóng góp đáng kể cho kinh tế biển. Nhưng nhìn chung, hiện nay Ngành chưa có bước đột phá đáng kể. Để thực sự trở thành ngành kinh tế mạnh, đòi hỏi cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các Bộ, các Ngành. Chính sự quan tâm đó, đã thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức tư duy lý luận về chiến lược biển, kinh tế biển nói chung, kinh tế Hàng hải nói riêng của Đảng, Nhà nước ta, tạo cơ hội cho ngành Hàng hải có những bước nhảy vọt tránh tụt hậu xa so với thế giới và khu vực trong lĩnh vực hàng hải. Ngoài ra, các Bộ, các Ngành trực thuộc Bộ GTVT đã có những chính sách, chế độ ưu tiên phát triển ngành Hàng hải như: Giành quyền vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu; chế độ chính sách thuế; cước phí hợp lý; bỏ chế độ thuế trước bạ đối với tàu biển; có chế độ ưu đãi đối với thuyền viên đi tàu. Tiến tới đưa ngành Hàng hải Việt Nam ngày một tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc góp phần đẩy mạnh kinh tế biển theo đúng tinh thần Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 09/ NQ-TW ngày 9/02/2007 và Hội nghị Trung ương bốn

85

(Khoá X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đề ra, góp phần giữ vững an ninh, chính trị và chủ quyền quốc gia.

- Thành tựu trong thực tiễn

Quá trình Đảng lãnh đạo phát triển ngành kinh tế Hàng hải Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2007 có một số thành công nổi bật sau:

Một là, hình thành hệ thống cảng biển: Các đơn vị thuộc ngành Hàng hải đã tích cực nghiên cứu, lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999. Quy hoạch tổng thể có hệ thống và sắp xếp lại các cảng biển, đưa ra được các thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng các cảng biển chính quan trọng ở những khu vực kinh tế trọng điểm. Hiện nay đã hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 1, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết về phát triển các khu vực cảng biển.

Cho đến nay, Việt Nam đã có hệ thống cảng biển với tổng chiều dài mép trên 25 km, hàng vạn mét vuông kho tàng, bãi chứa hàng; cả nước đã có 119 cảng biển đang hoạt động, đã được đầu tư trang thiết bị, phương tiện bốc dỡ hiện đại. Theo Việt Nam New, từ năm 1996, Nhà nước đã đầu tư một khối lượng vốn cho 90 cảng biển, trong đó có 4 cảng chính: Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Nếu như các năm 1995, 1996, số vốn đầu tư là 300 tỷ VNĐ, thì năm 1997 tăng 945 tỷ, năm 1998 là 978 tỷ và năm 1999 là 980 tỷ. Phần lớn nguồn vốn này dùng để cải tạo và xây dựng mới cầu cảng, nền móng cảng, nhà kho, các tuyến đường trong cảng, hệ thống báo hiệu và cơ sở hạ tầng khác. Kết quả của việc đầu tư này, riêng trong năm 1998, hệ thống cảng biển đã đưa vào khai thác 17 cầu tàu cảng với tổng chiều dài là 1.518 cầu tàu, 14 bến phao và phân cảng xuất kho dầu. Bước sang giai đoạn từ năm 2000 trở đi, tổng hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong 5 năm (2001-

86

2005) đạt 575.286.000 tấn, trong đó hàng container là 10.452.870 tấn, hàng lỏng là 170.962.000 tấn, hàng khô là 244.481.000 tấn. Năm 2004 đã có 74.527 lượt tàu ra, vào các cảng biển Việt Nam, tăng 3,61% so với năm 2003. Lượng hàng hoá thông qua các cảng biển hàng năm tăng từ 8 đến 12%, riêng năm 2004 đạt 127.67 triệu tấn, tăng 11,96% so với năm 2003. Tổng sản lượng hàng hoá thông qua cảng năm 2005 đạt 139.161.413 tấn, tăng 8,91% so với năm 2004, trong đó hàng khô là 60.584.571 tấn, tăng 9,9% so với năm 2004, hàng container là 2.910.793 tấn, tăng 19,4% so với năm 2004. Hành khách thông qua cảng biển ước đạt 75.623 lượt hành khách… (xem Phụ luc 4)

Các cảng có sản lượng hàng hoá tăng trưởng cao là: cảng Nghệ Tĩnh năm 2005 đạt 1.228.130 tấn, tăng 44,17% so với năm 2004, cảng Than Cẩm Phả đạt sản lượng 11.810.000 tấn, tăng 8,3% so với năm 2004; cảng Sài Gòn đạt 9.997.691 tấn, tăng 10,38%, cảng Quảng Ninh đạt 3.153.500 tấn, tăng 34,19% so với năm 2004, cảng Phú Mỹ - Baria Cerece đạt 2.590.793 tấn, tăng 34,78%.

Sản lượng hàng hoá thông qua các cảng biển Việt Nam năm 2006 đạt 154.498 triệu tấn, tăng 11,02% so với năm 2005. Trong đó hàng container đạt 3.42 triệu tấn, tăng 17,51%, hàng khô đạt 67.761 triệu tấn, tăng 11,84%. Đáng chú ý hàng quá cảnh đạt 14.736 triệu tấn, tăng 15,73%; hành khách xuất nhập cảnh thông qua các cảng biển Việt Nam là 233.416 người, tăng 76,32% so với năm 2005. Trong những năm qua, các dự án lớn như mở rộng, nâng cấp cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Tiên Sa (Đà Nẵng); xây dựng mới một số cảng như Cái Lân, Chân Mây, Nghi Sơn đã được triển khai. Trên thực tế, sau khi có quy hoạch, hệ thống cảng biển Việt Nam đã hình thành 3 cụm cảng chính ở 3 miền, đóng góp hết sức quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã đề ra trong những năm qua. Riêng năm 2007, sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đạt

87

181.116 triệu tấn, bằng 117,23% so với năm 2006; trong đó hàng container đạt 4.489.165 tấn, tăng 31,24% so với năm 2006; hàng khô đạt 79.444 triệu tấn, tăng 17,24%; hàng quá cảnh đạt 17.113 triệu tấn, tăng 16,13%; hành khách xuất nhập cảnh thông qua các cảng biển Việt Nam trong năm đạt 350 ngàn lượt người, tăng 49,94% so với năm 2006.

Năm 2007 là năm mà khối lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam tăng mạnh nhất trong mười năm trở lại đây, đặc biệt những khu vực kinh tế trọng điểm có khối lượng hàng hoá tăng rất nhanh như: khu vực Hải Phòng tăng 47,32% so với năm 2006; khu vực thành phố Hồ Chí Minh tăng 17,41%, sản lượng container đạt hơn 3,1 triệu tấn; khu vực Đà Nẵng tăng 27,27%.

Hai là, về Vận tải biển: Từ những năm nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, vốn đầu tư cho vận tải biển (đội tàu + cảng) đã tăng, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tỷ trọng khổng lồ vốn đầu tư dành cho đường bộ. Trong giai đoạn (1997–1998), tỷ lệ đầu tư cho vận tải biển của khối Trung ương là 1% (1997) và 2,6% (1998), còn của khối địa phương là 2% (1997) và 0,8% (1998). Bước sang giai đoạn (2001–2005) tổng sản lượng vận tải biển toàn quốc đạt 152.379.954 tấn, trong đó có 2.559.356 tấn, vận tải nước ngoài đạt 94.818.588 tấn, vận tải trong nước đạt 57.561.366 tấn. Tính riêng năm 2005, sản lượng hàng hoá vận tải biển đạt 42.600.000 tấn, tăng 15% so với năm 2004. Trong đó vận tải nước ngoài đạt 26.471.000 tấn, vận tải trong nước đạt 16.131.000 tấn. Một số doanh nghiệp vận tải biển có mức tăng trưởng cao như: Công ty vận tải biển Việt Nam, Công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, Công ty vận tải dầu khí Việt Nam (xem Phụ lục 5).

Trong khi đó, sản lượng hàng hoá vận tải của đội tàu biển Việt Nam đạt được trong năm 2006 là 49.48 triệu tấn, tăng 19% so với năm 2005. Trong đó sản lượng vận tải biển nước ngoài đạt 36,3 triệu tấn, sản lượng vận tải biển

88

trong nước đạt 13,18 triệu tấn, vận tải container đạt 1,14 triệu tấn. Bước sang năm 2007, đội tàu biển Việt Nam đã vận tải được 61.350 triệu tấn, tăng gần 20% so với năm 2006, trong đó vận tải biển nước ngoài đạt 44.286 triệu tấn, vận tải hàng hoá trong nước đạt 17.031 triệu tấn, tăng gần 20% so với năm 2006, vận tải container đạt 823.000 tấn, tăng 26,2% so với năm 2006. Có thể nói, những kết quả của hoạt động vận tải nêu trên đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế ngoại thương và trao đổi hàng hoá giữa các vùng miền trong nước.

Ba là, về Công nghiệp đóng tàu: Ngành công nghiệp tàu biển của Việt Nam đã được hình thành và phát triển từ lâu. Năm 1996 Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã được thành lập với mục tiêu trở thành nòng cốt của ngành Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Sự phát triển của Ngành đã góp phần quan trọng vào việc khai thác hơn 3.260 km bờ biển, đáp ứng yêu cầu về an ninh, quốc phòng và tạo đà phát triển cho các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy… Hiện nay, các nhà máy đóng mới hoặc sửa chữa tàu đều là thành viên hoặc là Công ty liên doanh của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Những kết quả mà Ngành đạt được từ năm 1996 đến 2007 là rất lớn như: tập trung nghiên cứu, đề xuất và được Chính phủ chấp thuận ban hành Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 11/11/2002 về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2010. Thực hiện quy hoạch phát triển, đến nay ngành Đóng tàu Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, chuyển biến mạnh mẽ về hiệu quả và năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần trong nước và khu vực. Bên cạnh đó, năng lực đóng, sửa chữa tàu so với 10 năm trước đây đã có tiến bộ vượt bậc, hiện đại hoá một bước theo hướng quy mô lớn, bước đầu có phân công chuyên môn hoá, vươn ra đóng tàu cỡ lớn, chuyên dùng đạt chất lượng đăng kiểm quốc tế, nước ta đã đóng được tàu vận tải cỡ lớn như tàu trọng tải 55.000 tấn (lớn gấp

89

nhiều lần so với trước), tàu xuất khẩu, tàu cao tốc, triển khai đóng tàu dầu 13.500 tấn, sửa chữa tàu tới 3 vạn tấn; tàu chở khách cao tốc từ 100 - 200 chỗ ngồi, tàu hút bùn 1.000 - 2.500 m3, tàu công trình, tàu tuần tra cao tốc với chất lượng ngày càng cao.

Trong 5 năm (2001- 2005), nhờ tập trung vào các sản phẩm trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn. Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá, nâng cao được chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý và uy tín ở thị trường trong nước và quốc tế. Năm 2005, Tổng công ty đã đóng mới nhiều loại tàu biển hiện đại, trọng tải lớn như tàu hàng 6.500- 11.500 DWT, tàu dầu 13.500 DWT, tàu container 1.106 DWT, tàu hàng khô 53.000 DWT, sửa chữa tàu trọng tải đến 400.000 DWT... (xem Phụ lục 6). Các nhà máy đã thực hiện đóng được các sản phẩm có trọng tải lớn và có chất lượng cao là: Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Nhà máy đóng tàu Nam Triệu, Nhà máy đóng tàu Phà Rừng...

Bước sang năm 2006, ngành Công nghiệp tàu thuỷ đã đóng mới và hạ thuỷ được 77 tàu các loại với tổng trọng tải 344.800 DWT; trong đó có 2 tàu trọng tải 53.000 DWT; đã đặt ký đóng tàu dầu đầu tiên có trọng tải 104.000 DWT. Giá trị tổng sản lượng đạt 17.549 tỷ đồng. Năm 2007, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã không ngừng phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng 73% về sản lượng so với năm 2006, đóng mới hạ thuỷ gần 750.000 tấn tàu các loại, trong đó có 4 tàu hàng rời 53.000 DWT; đã triển khai nhiều dự án phát triển và nâng cấp cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển ở hầu hết các trung tâm hàng hải ven biển nước ta; triển khai nhiều dự án có tính đột phá như: vận tải hành khách, cơ sở đóng mới tàu chuyên dụng (tàu dầu, tàu container, các nhà máy phụ trợ cho công nghiệp tàu thuỷ).

Bốn là, về Dịch vụ cảng biển: Có thể nói hệ thống cảng biển Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể từ năm 1996 đến năm 2007, cụ thể là:

90

Quy mô cảng ngày càng tăng, nếu cuối năm 1990 nước ta chỉ có hơn 70 cảng biển, với 16.000 mét cầu bến, 7 khu chuyển tải, thì năm 1996 đã xây dựng được hơn 90 cầu cảng biển, với 24.000m cầu bến và 10 khu chuyển tải. Đến năm 2005, toàn quốc đã có 24 địa phương có cảng biển, bao gồm 126 bến cảng, 266 cầu cảng, tổng chiều dài cầu bến hơn 35.000m và 17 khu chuyển tải. Hệ thống cảng biển này hiện do nhiều thành phần quản lý, trong đó có 8 cảng do Trung ương quản lý, địa phương quản lý 26 cảng, 32 cảng do các ngành quản lý, quân đội quản lý 4 cảng và 21 cảng quản lý dưới hình thức liên doanh.

Khối lượng hàng hoá thông qua cảng tăng nhanh, đã hình thành cảng mang tầm cỡ khu vực: năm 1990 là gần 30 triệu tấn; năm 1996 là 34 triệu tấn; năm 1999 đạt 73 triệu tấn; năm 2002 là 103 triệu tấn, năm 2005 là gần 140 triệu tấn và đến hết năm 2007 là 183 triệu tấn, tốc độ tăng bình quân 15%/năm. Đã có cảng mang tầm cỡ khu vực như cảng Hải Phòng, Cẩm Phả, Tân Cảng, Sài Gòn có công suất hơn 10 triệu tấn/năm, bước đầu hiện đại hoá phương tiện xếp dỡ, quy hoạch và sắp xếp lại kho bãi, xây dựng và nâng cấp thêm các cầu cảng nên năng lực xếp dỡ được nâng cao, giải phóng tàu nhanh.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải tu nam 1996 den nam 2007 (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)