Công cuộc đổi mới tiếp tục đòi hỏi phát triển mạnh mẽ kinh tế Hàng hả

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải tu nam 1996 den nam 2007 (Trang 67 - 71)

Hàng hải

Sau 15 năm tiến hành đổi mới đất nước, chúng ta bước vào thế kỷ XXI khi tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với nhiều khó khăn, thách thức lớn.

Thế và lực của nước ta mạnh hơn nhiều so với trước. Chính trị - xã hội ổn định; quan hệ sản xuất được đổi mới phù hợp hơn; thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả. Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách phù hợp đang phát huy trong phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo ra tiền đề cần thiết cho bước phát triển mới. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Quan hệ kinh tế, ngoại giao của nước ta đã được mở rộng trên trường quốc tế.

Đứng trước thời cơ và vận hội mới do bối cảnh quốc tế đem lại, trong kế hoạch 5 năm (2001-2005) mà xa hơn nữa là (2001-2007). Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đầu tư sâu rộng, cụ thể là:

+ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; củng cố kinh tế tập thể; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển dịch cơ cấu kinh

65

tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm;

+ Tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn;

+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phương và đa phương;

+ Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ, tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia, thực hành triệt để tiết kiệm; tăng tỷ lệ chi ngân sách dành cho đầu tư phát triển; duy trì ổn định các cân đối vĩ mô; phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

+ Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại; từng bước phát triển kinh tế tri thức;

+ Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc; tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn; cải cách cơ bản chế độ tiền lương; cơ bản xoá đói, giảm nhanh hộ nghèo; chăm sóc tốt người có công với cách mạng; an ninh xã hội; chống tệ nạn xã hội. Phát triển mạnh văn hoá, thông tin, y tế và thể dục thể thao; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho nhân dân;

66

+ Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, đổi mới và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước. Đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng. Thực hiện tốt dân chủ, nhất là dân chủ ở xã, phường và các đơn vị cơ sở;

+ Thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh; bảo đảm trật tự kỷ cương trong các hoạt động kinh tế - xã hội.

Từ những nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đưa ra, đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải phát triển kinh tế Hàng hải như:

Với thế mạnh đặc biệt của mình, trong đó đáng chú ý nhất là các nguồn tài nguyên và đứng đầu là dầu khí, khả năng phát triển các cảng biển và giao thông vận tải biển, các thành phố lớn và trung tâm công nghiệp, các khu vực mở rộng giao lưu với thế giới… Song, đến nay những điều kiện và tiềm năng này vẫn chưa khai thác được bao nhiêu. Bên cạnh một số địa bàn phát triển vào loại nhanh nhất trong nước, nhiều địa phương vẫn còn ở trong tình trạng chậm phát triển. Trình độ sản xuất hàng hoá và mở rộng với bên ngoài nói chung còn thấp hoặc rất thấp, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, trình độ dân trí và mức sống của dân cư, ngư dân và nông dân nói chung vẫn còn rất thấp; chưa hình thành được các trung tâm mạnh về kinh tế biển vừa làm bàn đạp để tiến ra khai thác biển và mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế biển với các nước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho phát triển kinh tế Hàng hải là phải đầu tư và khai thác một cách có hiệu quả các ngành kinh tế biển, phải có đội tàu biển mạnh, các cảng biển nước sâu để tàu có trọng tải lớn có thể ra, vào neo đậu v.v… đó sẽ là nguồn động lực thúc đẩy nền kinh tế nội địa và cả nước phát triển nhanh đúng với vai trò và vị trí của biển và kinh tế biển của nước ta.

67

Trào lưu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang nổi lên như một tất yếu khách quan. Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á, Việt Nam không thể đứng ngoài một quá trình chung đang diễn ra khắp toàn cầu.

Từ nhiều năm qua, do nhận thức rõ vị trí và điều kiện phát triển kinh tế của mình, nhận thức được những cơ hội và các thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế, Đảng ta đã chủ trương: Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng mở cửa và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ:

Trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu… Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập quốc tế, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta với các đối tác, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp [25, tr. 36].

Cũng cần khẳng định rằng: Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam không chỉ diễn ra trước xu hướng hội nhập trên toàn thế giới, mà còn là một quá trình mang tính chủ động thật sự xuất phát từ việc thừa nhận các lợi ích to lớn do hội nhập kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế đem lại đồng thời từ việc ý thức được những thách thức gay gắt đặt ra. Từ đó, yêu cầu đặt ra cho Việt Nam là phải nhanh chóng gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó đã được chứng tỏ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của các tổ chức kinh tế quốc tế như: Gia nhập tổ chức

68

ASEAN (7/1995) - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á; tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA (1/1996); và trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC – 11/1998); gia nhập

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải tu nam 1996 den nam 2007 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)