105
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh là một mặt của hoạt động xã hội, là phương thức có hiệu quả nhằm vừa nâng cao tiềm lực kinh tế, vừa tạo điều kiện tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh đất nước. Lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, tuy là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau, tuân thủ theo những quy luật riêng, nhưng có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Thực tiễn lịch sử Việt Nam cho thấy, ngay từ rất sớm, vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh đã được cha ông chúng ta quán triệt thực hiện, đồng thời được coi là quy luật trong quá trình tồn tại phát triển của dân tộc. Thời Lý – Trần – Lê, một phần nhờ triệt để thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” (gửi quân ở nông thôn) mà đất nước thịnh vượng, đủ sức đánh bại các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Kế tục truyền thống lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước và trên cơ sở kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng của cha ông ta đã thực hiện. Đồng thời, thấm nhuần quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới đất nước giai đoạn (1996 - 2007), Đảng đã đề ra chủ trương kết hợp phát triển kinh tế gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, coi đó là một chủ trương chiến lược của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là nội dung quan trọng của chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trên mặt trận biển, đảo, vấn đề phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa cho chúng ta phát huy, khai thác tốt mọi tiềm năng to lớn của vùng biển, đảo đất nước, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc ta trên biển. Nghị quyết Đại hội VII nêu bật: “Các tỉnh ven biển phát huy thuận lợi mở cửa ra bên ngoài, điều chỉnh phương hướng sản xuất và xây dựng thích nghi với điều kiện bất
106
lợi về thiên tai, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh” [23, tr. 353]. Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị (5-1993) chỉ rõ: “Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển” [24, tr. 76]. Theo tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội Đảng VIII (1996) tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh: “Khai thác tối đa khả năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp với quốc phòng, an ninh tạo thế và lực để phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển, đảo của Tổ quốc” [25, tr. 583]. Chủ trương đúng đắn của Đảng đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Trên vùng biển, đảo giàu có của Tổ quốc, vấn đề kết hợp kinh tế biển với quốc phòng, an ninh đã được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ có hiệu quả, góp phần thực hiện thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Hiện nay, thế trận “kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh” trên biển, nằm trong thế trận xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên cả nước. Về không gian thế trận “kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh” trên biển phải gắn kết chặt chẽ giữa biển, đảo và lãnh thổ ven biển. Trên cơ sở đó “kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh” trên biển, phải dựa vào các vùng kinh tế, trước hết là các vùng kinh tế trọng điểm đã được quy hoạch, để thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế trong các kế hoạch phát triển vùng của đất nước.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Hàng hải là ngành kinh tế nhiều tiềm năng của đất nước. Nhiều chiến lược gia về kinh tế thế giới đều có chung nhận xét, thế kỷ XXI là “Thế kỷ của
107
đại dương”. Các quốc gia có biển đều hướng ra biển, đẩy mạnh khai thác biển. Đối với Việt Nam, đất nước có trên 1 triệu kilômét vuông mặt nước biển với hơn 3.260 km bờ biển, là điều kiện lý tưởng để phát triển nhiều ngành kinh tế liên quan đến biển, trong đó có kinh tế Hàng hải. Chúng ta cần phải biến tiềm năng đó thành hiện thực, góp phần thực hiện chiến lược phát triển đất nước.
Với mục tiêu thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, sau 10 năm tiến hành đổi mới đất nước, chúng ta đã gặt hái được những thành công đáng kể trên con đường đổi mới. Đó là, đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế và chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ năm 1996 đến năm 2007, với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang tham gia sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trên cơ sở đó, Đảng cũng đưa ra chủ trương phát triển kinh tế biển trong đó có kinh tế Hàng hải, đồng thời nhấn mạnh đầu tư vào những ngành chủ chốt như: công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, dịch vụ cảng biển,… đồng thời kết hợp giữa phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng - an ninh nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đảng ta đã thực sự trưởng thành trong tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Để đạt được những thành công đó, là nhờ có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, cộng với kinh nghiệm truyền thống về phát triển ngành Hàng hải, cùng với sự đầu tư của Nhà nước và các ngành trong phát triển kinh tế Hàng hải, là động lực để phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, chúng ta vẫn mắc phải những hạn chế trong nhận thức lý luận và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế Hàng hải do Đảng, Nhà nước đề ra. Những hạn chế do nguyên nhân khách quan, chủ quan mang lại, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm quý báu từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế Hàng hải (1996 - 2007) để tiếp tục vận dụng vào giai đoạn mới.
108
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế chiến lược đặc biệt thuận lợi về biển. Nằm bên rìa bán đảo Đông Dương, giáp biển ở phía Đông, Nam và Tây Nam, với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, có vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu km2
(gấp 3 lần diện tích đất liền) thuộc sở hữu và chủ quyền khai thác sử dụng. Từ khi khai thiên lập địa, biển đã gắn kết với mọi hoạt động sản xuất và đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, biển ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vai trò quan trọng của biển thể hiện trước hết ở tiềm năng kinh tế to lớn của các loại tài nguyên biển. Tài nguyên vùng biển và ven biển Việt Nam được đánh giá rất phong phú và đa dạng, phân bố rộng khắp từ dải đất liền ven biển đến các vùng nước ven bờ, các hải đảo vùng biển khơi. Ngoài các tài nguyên có giới hạn như hải sản, khoáng sản, dầu khí… biển còn chứa đựng các nguồn tài nguyên vô tận như muối biển, các hoá phẩm từ biển, năng lượng biển (gió, thuỷ triều…), môi trường rất thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải biển và du lịch… Đây là tiền đề cơ bản cho việc phát triển các ngành kinh tế biển một cách đa dạng bao gồm cả kinh tế ven bờ, kinh tế biển khơi và kinh tế hải đảo. Phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển phù hợp với ưu thế và điều kiện tự nhiên, từng loại tài nguyên trên các vùng sẽ góp phần tích cực vào giải quyết các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngoài ra, biển còn là địa bàn quan trọng để tiến hành phân công và phân công lại lao động xã hội và mở rộng giao lưu kinh tế trong nước với quốc tế. Với bờ biển dài có nhiều cửa sông và hải cảng, với không gian rộng lớn kéo dài từ Bắc xuống Nam trên 18 vĩ độ, biển và bờ biển Việt Nam được coi là vùng đặc thù mang nhiều tính thống nhất và liên tục, là điều kiện rất thuận lợi để liên kết kinh tế giữa các vùng trong cả nước cũng như giữa nước ta với các
109
nước trên thế giới và trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi đang được xem là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của thế giới. Sự ra đời và phát triển của một loạt các nước công nghiệp mới, những “Con rồng Châu Á” trong khu vực những năm gần đây đã, đang và sẽ có những tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam mà trước hết là thông qua vùng biển và ven biển nước ta.
Hơn 10 năm qua, nhờ có chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế Hàng hải và sự đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã giành được những thành công nhất định. Trong đó, thành công lớn nhất chính là chúng ta đã có sự phát triển nhận thức tư duy lý luận về phát triển ngành kinh tế Hàng hải; trong thực tiễn tập trung chỉ đạo phát triển các ngành Kinh tế biển như: Công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, dịch vụ cảng biển,… chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đăc biệt Đảng đã ra chiến lược phát triển kinh tế biển, gần đây nhất là Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (1/2007) do Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) đề ra… Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành kinh tế Hàng hải vẫn còn có những hạn chế nhất định cần phải khắc phục. Từ những thành công, hạn chế đó, luận văn rút ra một số kinh nghiệm quý báu từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế Hàng hải từ năm 1996 đến năm 2007, vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và có giá trị về mặt lý luận để Đảng tiếp tục vận dụng vào quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển nói chung, kinh tế Hàng hải nói riêng trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Phát triển kinh tế biển, khai thác tổng hợp mọi tiềm năng to lớn của biển gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo đó chính là cơ sở để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, hoàn thành thắng lợi mục tiêu cách mạng mà Đảng và Nhà nước đã đề
110
ra. Trong đó, kinh tế Hàng hải ngày càng giữ vai trò hàng đầu của kinh tế biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1996), Tài liệu học tập Văn kiện Đại hội VIII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2 Nguyễn Văn Ban (2007), Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển – theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ", Tạp chí Biển & Bờ, (3).
3 Báo cáo kiểm điểm về quản lý công tác giao thông vận tải đường thuỷ năm 1961-1963 của Bộ Giao thông vận tải.
4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5 Bộ Giao thông vận tải, Báo cáo công tác vận tải với Bộ chính trị TW
Đảng, ngày 26/10/1978 (Tư liệu lưu tại Bộ GTVT).
6 Bộ Giao thông vận tải - Cục Hàng hải Việt Nam (1995), Dự án quy hoạch phát triển đội tàu VTB Việt Nam đến năm 2010, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
7 Bộ Giao thông vận tải (1995), Giao thông vận tải Việt Nam năm 2000, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
8 Bộ Giao thông vận tải (1999), Lịch sử phát triển giao thông vận tải,
Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
9 Bộ Giao thông vận tải (2004), Dự thảo Chiến lược GTVT đến năm 2020, Hà Nội.
10 Bộ Giao thông vận tải (2008), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
111
11 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Chiến lược và quy hoạch phát triển đất nước bước vào thế kỷ XXI, Hà Nội.
12 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
13 Trương Bá Cần – Nguyễn Trường Tộ (1830-1871), Con người, Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, 1991.
14 Cục Hàng hải Việt Nam (1995), Báo cáo hoạt động của ngành Đường biển Việt Nam năm 1994 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1995, Hà Nội.
15 Cục Hàng hải Việt Nam (1995), Lịch sử ngành đường Biển Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16 Cục Hàng hải Việt Nam (1996), Định hướng phát triển - Chiến lược đội tàu Việt Nam đến năm 2000, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 17 Cục Hàng hải Việt Nam (2005), 40 năm Cục Hàng hải Việt Nam và
những dấu ấn lịch sử (1965-2005), Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 18 Cục Hàng hải Việt Nam (2006), Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các
văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
19 Cục chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (2003), Tài liệu tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam, Tài liệu lưu tại Ban biên giới Hải Đảo, Bộ Ngoại giao.
20 Nguyễn Hồng Đàm (1994), Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
21 Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
22 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
112
quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
24 Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết của Bộ Chính trị số 03/NQ-TW (ngày 6-5-1993), Về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt.
25 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCHTW khoá X, Lưu hành nội bộ.
30 Võ Nguyên Giáp (1986), Mấy vấn đề về khoa học và giáo dục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
31 Giáo trình "Vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương" (2000), Nxb Giáo dục, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Hội.
32 Nguyễn Ngọc Huệ (2007), Quy hoạch cảng biển Việt Nam - Cần tính khoa học và đồng bộ, Tạp chí Giao thông vận tải, (8).
33 Vũ Trọng Lâm (2003), Năng lực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế nước ta trong giai đoạn tới, Tạp chí Thương mại, (7).
34 Vũ Trọng Lâm (2002), Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (258).
113
35 Vũ Trọng Lâm, Tác động của tự do hoá thương mại quốc tế đối với sự phát triển của pháp luật thương mại và pháp luật Hàng hải Việt