điểm và gắn với các ngành kinh tế khác là mục tiêu, chiến lược của Đảng và Nhà nước ta khi bước sang thế kỷ XXI, nhằm đưa Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia mạnh về biển.
3.2.3. Tích cực, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế Hàng hải kinh tế Hàng hải
Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan và tất cả các nước trên thế giới đều tham gia vào quá trình đó.
Với Việt Nam, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Như vậy, nhờ có đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước mà Việt Nam đã hội nhập nhanh chóng vào quá trình hợp tác quốc tế, từ đó phá được thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tranh thủ được nguồn ngoại lực, tạo điều kiện và môi
103
trường thuận lợi thúc đẩy đất nước phát triển. Với chủ trương gắn hoạt động đối ngoại của đất nước với nhiệm vụ phát triển kinh tế, chúng ta đã không ngừng mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của nhau.
Trên cơ sở Việt Nam tích cực, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có quá trình tích cực, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế Hàng hải như:
Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý trong lĩnh vực đối ngoại về biển, có tính tới quan hệ với các nước và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, tranh thủ các diễn đàn quốc tế để củng cố vị thế của Việt Nam về biển, ranh giới biển của quốc gia và bảo vệ thành công vùng biển của Tổ quốc.
Mở rộng hợp tác quốc tế và tăng cường công tác đối ngoại để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, phát triển kinh tế biển và vùng ven biển trên các lĩnh vực đầu tư phát triển công nghiệp, điều tra khai thác tài nguyên biển, đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin, nghiên cứu khoa học – công nghệ, phòng chống cứu hộ cứu nạn, cảnh báo thiên tai, bảo vệ an ninh v.v… Đặc biệt, chú ý tăng cường hợp tác với các nước lân cận Biển Đông và những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ mạnh về biển. Trên cơ sở hợp tác phát triển để giải quyết tốt vấn đề an ninh và tranh chấp về biển còn tồn tại.
Bước đầu đã triển khai thực hiện một số công việc trọng tâm nhằm khẳng định chủ trương, định hướng liên quan đến kết quả tham gia Khoá họp lần thứ 25 của IMO. Tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo về hợp tác Hàng hải giữa các nước ASEAN và chủ động trong việc triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực Hàng hải trong công ước về
104
IMO, Thoả thuận Tokyo MOU, Thoả thuận APEC, Hiệp định WTO. Tiếp tục đàm phán, ký kết Hiệp định Hàng hải với một số nước, trong đó có Singapore, Hy Lạp; ký thoả thuận hợp tác với Vương quốc Bỉ và các công việc khác liên quan đến hợp tác về đầu tư đào tạo, hội thảo với tổ chức quốc tế và các nước.
Chủ động đề xuất triển khai thực hiện kế hoạch tự đánh giá nghĩa vụ của quốc gia thành viên với công ước IMO và đề xuất gia nhập Công ước Lao động Hàng hải quốc tế 2006. Tiếp tục triển khai thực hiện Công ước FAL 65 và Công ước SAR 79. Đến năm 2007, ngành Hàng hải Việt Nam đã tham gia với các tổ chức hàng hải quốc tế và khu vực, cụ thể là thành viên của 16 Công ước quốc tế về hàng hải, ký thoả thuận công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên theo Công ước STCW với 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký Hiệp định vận tải biển với 120 quốc gia.
Tuy nhiên, trong hợp tác quốc tế về phát triển và bảo vệ biển nhìn chung còn hạn chế, đặc biệt chưa thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh tế biển và vùng ven biển. Có nhiều lĩnh vực kinh tế biển như khai thác nguồn lợi hải sản xa bờ, nuôi san hô, trục vớt tàu đắm… thời gian qua có đối tác muốn làm, song do nhiều lý do, chúng ta chưa “mặn mà” trong việc hợp tác này. Về đóng tàu biển, đã có nhiều nước muốn hợp tác, chuyển giao công nghệ cho ta song đến nay chúng ta vẫn chưa xác định được hướng hợp tác rõ ràng. Việc xuất khẩu thuyền viên nước ta có thị trường nhưng chưa có hướng cụ thể. Nghiên cứu khoa học về biển, đặc biệt như các lĩnh vực năng lượng thuỷ triều, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, khai thác khoáng sản dưới lòng biển sâu, nghiên cứu hoá chất trong lòng nước biển, dược liệu biển…, chưa có hướng hợp tác nghiên cứu và sản xuất thiết bị một cách đầy đủ, toàn diện.