Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá tác động đến phát

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải tu nam 1996 den nam 2007 (Trang 42 - 47)

phát triển kinh tế Hàng hải

- Thế giới với những biến đổi nhanh chóng đã tác động đến phát triển kinh tế Hàng hải

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 3 của nhân loại hiện nay có hai hướng chinh phục: Chinh phục khoảng không vũ trụ và khai thác đại dương. Có học giả đã nhận định: Chúng ta đang ở vào buổi bình minh của một thời đại mới - Thời đại biển, thời đại mà tất cả các quốc gia có biển cũng như không có biển đều quan tâm đến biển. Con người ngày càng nhận thức sâu sắc rằng: Tài nguyên lục địa mà con người đã khai thác hàng ngàn năm nay đang “cạn kiệt dần”, không thể thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại. Biển được coi là cứu cánh để giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu như: Lương thực, thực phẩm, năng lượng, nguyên liệu và môi trường trước tình trạng quá tải về dân số trên đất liền.

Trong đó có vai trò quan trọng của ngành Hàng hải đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và thế giới đã được nhiều công trình nghiên cứu và thực tế phát triển của các quốc gia từ trước đến nay đã và đang khẳng định.

40

Ngược lại, ngành Hàng hải lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển kinh tế thế giới. Trong gần hai thập kỷ qua, những biến động sau đây đã tác động đến tình hình phát triển chung của ngành Hàng hải.

Thứ nhất, là những thay đổi của cơ cấu kinh tế thế giới. Sự thay đổi biểu hiện qua những yếu tố sau đây: Sự sụp đổ của Liên Xô và theo đó là cả hệ thống XHCN ở Đông Âu. Chính sự kiện đó khiến sự xuất hiện và phát triển của kinh tế thị trường tại khu vực này. Do vậy, thị trường của các ngành vận tải, trong đó có cảng biển được mở rộng.

Thứ hai, sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia, mà trước hết là sự củng cố và lớn mạnh của khối thị trường chung châu Âu cùng đó là sự xuất hiện và lưu hành của đồng tiền chung Euro của khối này. Sau đó là sự phát triển nhanh chóng của các khối kinh tế khác tại các khu vực khác nhau trên toàn châu lục, ví dụ như Mercusos (Mehico – Mỹ và Canada), của ASEAN với tổng số thành viên từ 6 lên 10 thành viên vào năm 1999 cùng với rất nhiều các hoạt động khác nhau nhằm củng cố sự lớn mạnh của các nước trong khu vực.

Thứ ba, sự phát triển kinh tế thần kỳ của khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á với sự xuất hiện của bốn nước công nghiệp mới – NICs, đã biến khu vực này thành khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới trong những năm 80 và đầu 90 của thế kỷ XX. Một trong những nguyên nhân của việc tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này là chiến lược kinh tế – lấy xuất khẩu làm động lực chính cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, xu thế dịch chuyển các ngành công nghiệp lắp ráp từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển, nơi có nguồn nhân công dồi dào và chi phí thấp hơn - đó là các nước như Singapo, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Và hiện nay sự dịch chuyển này đang được lặp lại, nhưng lại từ các nước NICs

41

xu thế này, cùng với sự phát triển kinh tế đã khiến ngoại thương phát triển nhanh hơn.

Thứ tư,đó là sự phát triển nhanh chóng, với cường độ cao của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, khiến cho việc toàn cầu hoá về kinh tế, kỹ thuật và tài chính phát triển nhanh chóng hơn và được củng cố vững chắc hơn. Điều đó cũng có nghĩa là việc liên kết và toàn cầu hoá được củng cố, phát triển hơn và tiềm năng, cơ hội về thị trường kinh doanh cho các ngành, các lĩnh vực của các quốc gia cũng phát triển và mở rộng hơn.

Thứ năm, nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.

Thứ sáu, cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa, đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo), không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, mà cần phải có sự hợp tác đa phương.

Đứng trước xu thế phát triển nhanh chóng của thế giới, đòi hỏi tất cả các quốc gia cần phải liên kết với nhau trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, thì các quốc gia càng cần phải tranh thủ lợi thế của mình hơn để đẩy mạnh giao thương, buôn bán, gia nhập và tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các diễn đàn, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp. Nhờ đó, sẽ thúc đẩy ngành Hàng hải phát triển thông qua việc chuyên chở hàng hoá, vận tải biển, thậm chí cả du lịch biển, v.v... Thế kỷ XXI là “Thế kỷ của đại dương”, tất cả các quốc gia có biển hay không có biển đều hướng ra biển và đã đưa ra những “Chiến lược biển” của riêng mình, Việt Nam cũng không đứng ngoài vòng

42

xoáy chung đó.

- Cách mạng Việt Nam đứng trước những thời cơ, thách thức mới

Sau 10 năm tiến hành đổi mới, đất nước đã có nhiều thay đổi, trong đó có ngành Hàng hải. Nhưng giờ đây, đứng trước trào lưu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang nổi lên như một tất yếu khách quan. Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á, Việt Nam không thể đứng ngoài một quá trình chung đang diễn ra khắp toàn cầu.

Từ nhiều năm qua, do nhận thức rõ vị trí và điều kiện phát triển kinh tế của mình, nhận thức được những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thương mại khu vực và quốc tế, Đảng ta đã chủ trương: Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; theo hướng mở cửa và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), Đảng chỉ rõ:

Trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu… Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập quốc tế, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta với các đối tác, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp [25, tr. 82].

Cũng cần khẳng định rằng: Quá trình tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam không phải chỉ diễn ra trước sức ép của xu hướng hội nhập trên toàn thế giới mà còn là một quá trình mang tính chủ động thật sự xuất phát không chỉ từ việc thừa nhận các lợi ích to lớn do hội nhập kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế đem lại mà còn từ việc ý thức được những thời cơ và thách thức gay gắt đặt ra từ đó.

43

Những thời cơ đó là: Trong khoảng 10 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã chú trọng khai thác các tiềm năng và thế mạnh sẵn có của mình trong đó có tiềm năng biển, sử dụng tiềm năng biển nhằm phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác dầu khí, thuỷ sản, du lịch, đóng tàu, vận tải biển… đã trở thành những ngành kinh tế quan trọng, có sức tăng trưởng mạnh. Mặc dù được coi là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, có nhiều tiềm năng phát triển thuận lợi, nhưng do tổ chức còn tản mạn, cơ sở vật chất còn lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức, nên hiện nay ngành Hàng hải Việt Nam thực sự chưa đạt được tốc độ tăng trưởng cao như một số ngành kinh tế quốc dân khác. Tuy nhiên, với chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Ngành Hàng hải Việt Nam đã có những bước chuyển đổi cơ bản, tích luỹ được kinh nghiệm và tạo ra cơ sở vật chất ban đầu tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài. Phát triển kinh tế Hàng hải là một bộ phận, một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, nhưng phải đưa phát triển theo hướng hiện đại, và kinh tế Hàng hải với an ninh, quốc phòng luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Để đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, đòi hỏi ngành kinh tế Hàng hải cũng phải có những sự chuyển đổi để theo kịp với xu hướng hội nhập của đất nước như: Nhanh chóng hiện đại hoá, chuyên dùng hoá đội tàu biển hiện có, tập trung xây dựng các cụm cảng chiến lược, phát triển công nghiệp cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu biển, container, dàn khoan. Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở dịch vụ hàng hải và triển khai các hoạt động quản lý Nhà nước chuyên ngành thích hợp là những hoạt động rất cần thiết để góp phần xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển mạnh về kinh tế biển.

Nhưng, bên cạnh những thời cơ có được sau hơn 10 năm đổi mới, ngành Hàng hải Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức đó là: Mặc dù đã phát triển nhanh và mạnh, nhưng kết quả đạt được so với hiện trạng ban

44

đầu của Ngành vẫn còn rất nhỏ bé và lạc hậu. Sự đánh giá đó cũng đúng nếu so sánh với các ngành kinh tế – kỹ thuật khác của Việt Nam. Nếu so sánh với thế giới và khu vực, sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam trong những năm qua chưa đủ mức để giảm bớt khoảng cách trong lĩnh vực hàng hải của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới. Hơn nữa, do trình độ phát triển cao hơn của nhiều nước khác, khoảng cách đó ngày càng lớn tạo nên sự tụt hậu của ngành Hàng hải Việt Nam. Sự tụt hậu đó được thể hiện rõ nét trong các mặt: Ứng dụng các công nghệ hàng hải tiên tiến, cơ cấu và tình trạng lạc hậu của đội tàu, khai thác các cảng nước sâu, trang thiết bị thiếu, yếu và không đồng bộ của các cảng biển… Tất cả những điều đó làm suy giảm sức cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam không chỉ trên thị trường hàng hải thế giới và khu vực.

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân gây tình trạng tụt hậu nhằm tạo ra sự đánh giá khách quan, khoa học đối với sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam. Cộng với sự đánh giá khách quan trước những biến động trên thị trường thế giới, từ đó sẽ thúc đẩy và có tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế Hàng hải Việt Nam trong tương lai.

1.2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI (1996 - 2001)

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải tu nam 1996 den nam 2007 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)