Thế giới với nhiều chuyển biến nhanh chóng và phức tạp

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải tu nam 1996 den nam 2007 (Trang 59 - 67)

- Sự phát triển khoa học và công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ chính là sự biến đổi triệt để về chất của lực lượng sản xuất, biến khoa học kỹ thuật thành nhân tố chủ đạo phỏt triển của nền sản xuất xó hội, thành lực lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến cuộc cách mạng trong cơ sở vật chất kỹ thuật của xó hội, trong tớnh chất và phân công lao động xó hội. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xó hội, đũi hỏi ngày càng nõng cao trỡnh độ học thức chuyên môn, trỡnh độ văn hoá, tổ chức, làm thay đổi thói quen, tập tục lỗi thời; thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, văn hoá xó hội. Những phỏt minh trong khoa học và công nghệ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là tiền đề của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại được coi như bắt đầu giữa những năm 40 thế kỷ XX. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này:

+ Sự phát triển của ngành năng lượng mới.

+ Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới, hiện đại.

57

+ Mỏy tớnh có thể làm hàng triệu đến vài tỷ phộp tớnh trong một giõy. Từ khoảng giữa những năm 70 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ bắt đầu có những đặc điểm mới. Có thể gọi đó là giai đoạn hai của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại. Đó là cuộc cách mạng chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới được sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xó hội, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, về phát triển tin học. Việc áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới đó tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm hẳn tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất.

Nhờ những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin – tuyên truyền, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, v.v…, xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào trí thức, mở ra cơ hội lớn cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khoa học - công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực khoa học và công nghệ. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.

Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm

58

cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển dành nhiều ưu tiên cho đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hướng công nghệ cao chọn lọc; tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin – tuyên truyền; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Ở Việt Nam, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ được coi là có vị trí then chốt trong quá trỡnh cải biến từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi tới một nước công - nông nghiệp hợp lý theo hướng hiện đại. Mọi cố gắng về các mặt phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế cũng đang được đẩy mạnh, trong đó có ngành Hàng hải cũng đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, vì thế kỷ XXI được coi là “Thế kỷ của đại dương”. Ngoài những đề tài, đề án được thực hiện trong những năm qua, ngành Hàng hải đã tổ chức nghiên cứu và bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho phát triển ngành, nhất là ở các trường: Đại học Hàng hải Việt Nam và Cao đẳng Hàng hải I, Trung học Hàng hải II. Các trường đã tập trung nguồn lực và kinh phí cho những đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng, theo hướng nghiên cứu và chế tạo thử các sản phẩm phục vụ cho ngành và mục tiêu nội địa hoá; nghiên cứu xây dựng mô hình và chương trình đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực cho các tàu chở dầu, chở khí hoá lỏng và tàu chở hoá chất phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế. Rất nhiều các công trình nghiên cứu đã được ứng dụng vào trong sản xuất và đạt được kết quả cao như: Ứng dụng công nghệ phát quang Led trong công nghệ chế tạo đèn báo hiệu hàng hải; ứng dụng công nghệ định vị tự động DGPSRTK cho quy trình đo sâu không quan trắc mực nước, hải đồ điện tử luồng tàu Sài Gòn – Vũng Tàu,…

Đặc biệt lần đầu tiên ở Việt Nam, Viện nghiên cứu cơ khí (Bộ Công nghiệp) đã nghiên cứu thành công và làm chủ công nghệ hàn tự động trong

59

không gian ba chiều nhằm điều khiển chương trình số phục vụ cho hàn vỏ tàu. Thành công này đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hàn vỏ tàu và hiện đại hoá khâu hàn trong ngành đóng tàu Việt Nam.

Triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính theo Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ; ngành Hàng hải Việt Nam cũng đã được các cơ quan quốc tế chuyên đánh giá tiêu chuẩn quốc tế kiểm tra và cấp chứng chỉ ISO vào tháng 11/2005. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đã khắc phục từng bước các tồn tại trong tác nghiệp hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức và hiệu quả công việc, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước chuyên ngành.

Ngành đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống quản lý giao thông tàu thuyền luồng Sài Gòn - Vũng Tàu; Thiết lập hệ thống mạng LAN nội bộ giữa Tổng Hàng hải Việt Nam với các cảng vụ trong cả nước; Xây dựng các trung tâm xử lý thông tin hàng hải tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng và Quảng Ninh, phục vụ cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển.

Ngành đang triển khai xây dựng Trung tâm xử lý thông tin hàng hải tại Hà Nội, với mục đích thành lập một trung tâm thông tin với đầy đủ cơ sở dữ liệu liên quan đến ngành Hàng hải, phục vụ cho việc quản lý, điều hành của các cơ quan chức năng cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp hàng hải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên toàn quốc.

Như vậy, cùng với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam cũng đã và đang bắt kịp với xu thế phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, trong đó có ngành Hàng hải.

60

Xu thế toàn cầu hoá và hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng, đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh giữa các nước để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Toàn cầu hoá hiện nay diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó rõ nhất là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực thông tin. Hai lĩnh vực này có sức cuốn hút lớn và tác động rất mạnh đến tất cả các nước, các cộng đồng và cả các cá nhân. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của các nước, các cộng đồng, các tầng lớp dân cư quá cách biệt nhau, nội lực là khác xa nhau, đặc biệt do sự áp đặt nghiệt ngã của các thế lực tài chính quốc tế đối với các nước nghèo, yếu thế cho nên khả năng nắm bắt cơ hội hợp tác và khả năng tham gia, hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá hiện nay của các nước cũng không giống nhau. Từ đó, những thách thức, những rủi ro và cả cạm bẫy đối với các nước, các cộng đồng người khác nhau cũng khác nhau, cho nên thành tựu và lợi ích thu được lại càng không giống nhau. Người thu lợi nhiều nhất nhờ toàn cầu hoá hiện nay không phải ai khác ngoài những nước giàu có nhất. Trong khi đó, số người thua thiệt, chịu tác động bất lợi trực tiếp của quá trình toàn cầu hoá hiện nay là đáng kể chiếm tới 4 tỉ người, tức là 2/3 dân số thế giới.

Mặc dù vậy, phải thấy rằng, toàn cầu hoá hiện nay là một quá trình đi lên của lịch sử nhân loại. Cho nên, sẽ là sai lầm nếu có một nước nào đó tự mình tách ra đứng ngoài toàn cầu hoá, từ chối hợp tác, hội nhập hoặc đóng cửa với thế giới. Để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển chung và sự tiến bộ của lịch sử các nước, căn cứ vào mục tiêu phát triển và khả năng thực tế của mình, mà đề ra chính sách hội nhập quốc tế một cách có lợi nhất trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay. Hội nhập với thế giới, tranh thủ tối đa các cơ hội do toàn cầu hoá hiện nay mang lại là cách tốt nhất để các dân tộc, các quốc gia cùng tiến bước, cùng phát triển. Đây cũng là cách có hiệu quả giúp các nước

61

chậm tiến thực hiện con đường phát triển rút ngắn, có cơ may thu hẹp khoảng cách và từng bước đuổi kịp các nước tiên tiến về kinh tế. Bài học của các nước công nghiệp mới ở châu Á (NICS) là minh chứng rõ ràng nhất cho điều vừa nói. Qua những bài học đó, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã dứt khoát chọn cho mình con đường hội nhập quốc tế và khu vực trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

Vượt lên trên tất cả, hợp tác, hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá đã tạo cơ hội và khả năng tiếp xúc, giao lưu; làm xích lại gần nhau và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, qua đó góp phần nâng cao dân trí và tự khẳng định mình trước cộng đồng quốc tế. Trước đây, nhiều người trên thế giới mới chỉ biết đến Việt Nam như một đất nước có chiến tranh liên miên và dân tộc Việt Nam đã giành thắng lợi to lớn trong các cuộc chiến tranh đó. Ngày nay, nhờ mở rộng việc giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế mà thế giới đã biết đến Việt Nam như một đất nước yêu chuộng hoà bình, yêu chuộng độc lập, tự do, tôn trọng công lý, khoan dung, đầy năng động với một kho tàng các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đầy bản sắc riêng.

- Xu thế hướng ra biển của tất cả các nước

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ 3 của nhân loại hiện nay có hai hướng tiến công: Chinh phục khoảng không vũ trụ và khai thác đại dương. Có học giả đã nhận định: Chúng ta đang ở vào buổi bình minh của một thời đại mới - Thời đại biển, thời đại mà tất cả các quốc gia có biển cũng như không có biển đều quan tâm đến biển. Con người ngày càng nhận thức sâu sắc rằng: Tài nguyên lục địa mà con người đã khai thác hàng ngàn năm nay đang “cạn kiệt dần”, không thể thoả mãn được nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại. Biển được coi là cứu cánh để giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu như: Lương thực, thực phẩm, năng lượng, nguyên liệu và môi trường trước tình trạng quá tải về dân số trên đất liền.

62

Trong thời đại ngày nay, tiến ra biển trở thành một hướng phát triển của loài người, một chiến lược lâu dài của nhiều quốc gia trên thế giới. Tất cả các quốc gia có biển hay không có biển đều quan tâm đến biển và hướng ra biển.

Lịch sử phát triển của nhân loại những thế kỷ trước cho thấy những nước biết tận dụng và khai thác những lợi thế của biển đã trở thành các cường quốc đại dương như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan… và trong thời đại ngày nay các nước có chính sách sáng suốt: tiến ra biển, biết khai thác tiềm năng mọi mặt của biển, đều trở nên giàu mạnh.

Để giữ vị trí siêu cường của mình, Mỹ khẳng định: Mỹ trước hết phải là cường quốc đại dương.

Nhật Bản là một siêu cường kinh tế cũng là một cường quốc biển.

Các quốc gia quanh bờ Biển Đông, láng giềng của chúng ta đều rất quan tâm đến biển.

Ba trong bốn con rồng (NICs): Hồng Kông, Đài Loan, Singapore là các nước và vùng lãnh thổ đảo, diện tích nhỏ bé, với nền kinh tế hầu như hoàn toàn liên quan đến biển. Đặc biệt Singapore với diện tích đất liền chỉ có 600km2 nhưng đã tận dụng ưu thế về biển mà có được thu nhập quốc dân theo đầu người đứng trong số hàng đầu các nước ở châu Á.

Malaysia có 95% khối lượng thương mại, chiếm 80% tổng giá trị thương mại của Malaysia đi qua đường biển.

Indonesia đã đề ra “Chiến lược hướng ra biển” để trong 10 năm tới phấn đấu trở thành một nước (NICs) và tiến tới trở thành một cường quốc kinh tế xứng đáng trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Trung Quốc đang kêu gọi thực hiện “Chiến lược màu xanh biển” vừa là sự tiếp tục nền văn minh thế kỷ XVII vừa là sự chuẩn bị của Trung Quốc để đón trước thách thức của tương lai với nội dung: Một trong những lối thoát của dân tộc Trung Hoa là hướng ra biển, dựa vào biển cả để sinh tồn và phát

63

triển, để đưa nước Trung Hoa từ 9,6 triệu km2

lên 12,6 triệu km2, mà hướng chủ yếu là tiến xuống Biển Đông; chiến lược kinh tế biển được coi là động lực chính, là xương sống của chiến lược phát triển nền kinh tế quốc gia.

Việc các quốc gia hàng đầu về biển và các quốc gia trong khu vực chú trọng đến biển, quan tâm vạch ra chiến lược biển trong thập kỷ này xác nhận khẳng định của cuộc hội thảo “Chiến lược biển - điều lặp lại sau 3 thế kỷ” năm 1988 ở Tokyo rằng: “Thập kỷ cuối của thế kỷ XX là thập kỷ của chiến lược biển”.

Những mối quan tâm, lo lắng, những thành công, hay thất bại của các các quốc gia khác trên biển là những vấn đề mà người Việt Nam - một dân tộc đã quan tâm và khai thác biển từ rất sớm nhưng hiện nay còn là nước tiến chậm về lĩnh vực này – phải suy ngẫm.

Đứng trước trào lưu của thời đại biển, dân tộc Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn lao: Chúng ta phải thực sự thức tỉnh ý thức về biển của cả dân tộc, làm chủ được biển của mình, phát triển mạnh mẽ kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi của nước ta trên biển, một lần nữa vươn lên trở thành quốc gia mạnh về biển ở Đông Nam Á hay là để cho các

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải tu nam 1996 den nam 2007 (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)