NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính giữa vụ lúa hè thu và vụ mè hè thu trong hai mô hình chuyên canh và luân canh ở huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 67 - 69)

CỦA NÔNG HỘ

4.7.1 Những thuận lợi

Việt Nam là nƣớc nông nghiệp, sản xuất chủ yếu là lúa gạo. Mặc dù quá trình đô thị hoá đang phát triển nhanh, diện tích sản xuất lúa gạo ngày càng bị thu hẹp, nhƣng năng suất sản lƣợng lƣơng thực mỗi năm đều tăng. Hiện nay, chủ trƣơng của Nhà nƣớc là khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, trồng xen canh trên nền đất lúa nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của ngƣời dân, tuy nhiên không vì vậy mà diện tích lúa bị thu hẹp lại, ngoài những nông hộ trồng xen canh, thì vẫn còn những hộ trồng chuyên canh lúa, đơn cử ở huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long, dƣới đây là kết quả phỏng vấn 35 hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, khi áp dụng mô hình sản xuất chuyên canh lúa vào vụ Hè Thu, các nông hộ cũng có khá nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất. Cụ thể các yếu tố đƣợc tổng hợp trong bảng 5.3 nhƣ sau: Bảng 4.22: Những thuận lợi khi tham gia mô hình sản xuất lúa

Chi tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

1. Đất đai phù hợp 31 21,53

2. Có kinh nghiệm sản xuất 20 13,89

3. Đƣợc tập huấn kỹ thuật 20 13,89

4. Đƣợc sự quan tâm của chính quyền 0 0

5. Có nhiều ngƣời trồng, dễ bán 15 10,42

6. Đủ vốn sản xuất 21 14,57

7. Khí hậu thuận lợi 26 18,06

8. Bán đƣợc giá cao 11 7,64

Tổng 144 100

Trong sản xuất nông nghiệp thì điều kiện tự nhiên (đất, nƣớc, khí hậu…) là nhân tố quan trọng, mang tính quyết định đến sự phân bố cơ cấu cây trồng phù hợp với những vùng miền khác nhau. Cây lúa là cây lƣơng thực chính của ngƣời dân Việt Nam, và cũng là nguồn kinh tế chủ yếu của ngƣời nông dân, thiên nhiên ƣu đãi cho huyện có tài nguyên đất đai màu mỡ, phù sa bồi đấp quanh năm rất thuận lợi cho cây lúa phát triển, qua khảo sát cho thấy có 21,53% số nông hộ cho rằng đất đai nơi đây phù hợp để trồng lúa, khí hậu thuận lợi chiếm 18,06%, phần lớn ngƣời dân nơi đây kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và nghề trồng lúa cũng đƣợc truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua khảo sát có (13,89%) ngƣời dân có kinh nghiệm trong sản xuất lúa. Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất (chiếm 13,89%) giúp ngƣời dân nắm bắt đƣợc KHKT áp dụng vào sản xuất, và trong đó có 14, 57% cho rằng đủ vốn sản xuất. Tuy nhiên, nƣớc ta xuất khẩu số lƣợng lúa gạo nhiều nhƣng lợi nhuận thấp, tình trạng đƣợc mùa, mất giá vẫn tiếp tục diễn ra, gạo xuất khẩu giá còn thấp, thị trƣờng không ổn định, làm cho đời sống và thu nhập ngƣời sản xuất lúa gạo còn nhiều khó khăn.

4.7.2 Những khó khăn

Bảng 4.23: Những khó khăn khi tham gia mô hình sản xuất lúa

Chi tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

1. Nguồn giống chƣa chất lƣợng 20 20,62

2. Giá cả đầu vào tăng cao 24 24,74

3. Giá cả đầu ra bắp bênh 32 32,99

4. Chƣa đầu tƣ cho kênh rạch 0 0

5. Thiếu vốn sản xuất 0 0

6. Thiếu lao động 0 0

7. Thiếu kinh nghiệm sản xuất 5 5,15

8. Ít đƣợc tập huấn 9 9,28

9. Biến đổi khí hậu 7 7,22

Tổng 97 100

Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn đó những khó khăn, phần lớn ngƣời dân nơi đây đã quen trồng giống lúa IR504 loại giống này qua nhiều năm sử dụng sẽ cho năng suất không cao, dễ nhiễm bệnh, do điều kiện cũng nhƣ thói quen nên ngƣời dân vẫn chƣa thay đổi giống lúa có 20,62% số hộ cho rằng nguồn giống chƣa chất lƣợng, giá cả thị trƣờng là một trong những mối quan tâm của ngƣời dân giá cả đầu vào tăng cao (chiếm 24,74%), giá cả đầu ra bắp bênh (chiếm 32,99%). Giá cả đầu ra bắp bênh, đầu vào tăng cao nên ngƣời dân đã không còn mặn mà với việc trồng lúa và dần chuyển sang mô hình luân canh 2 lúa – 1 màu.

Ngoài những khó khăn trên thì vẫn còn một số ít nông hộ gặp vấn đề về kinh nghiệm sản xuất, họ ít đƣợc tập huấn (chiếm 9,28%) và thâm niên trồng lúa không nhiều (chiếm 5,15%). Tuy nó chiếm tỷ lệ nhỏ nhƣng có ảnh hƣởng khá lớn đến kết quả sản xuất của ngƣời nông dân, với thời buổi công nghệ thông tin hiện nay thì việc có đƣợc những kiến thức cho việc trồng lúa là khá dễ dàng, nhƣng đối với huyện Bình Tân vẫn còn là một huyện nghèo đang phát triển thì đó là một vấn đề còn đƣợc nói đến nhiều. Không những vậy một số nông hộ còn cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu có ảnh hƣởng đến việc sẩn xuất của họ, qua khảo sát thì có 7 hộ (chiếm 7,22%) đồng tình với nhận định trên.

Với kết quả khảo sát trên thì có thể nói rằng việc trồng lúa hiện nay vẫn đang còn gặp một số khó khăn nhất định. Tuy Việt Nam là một nƣớc có truyền thống trồng lúa lâu đời nhƣng do tác động của nhiều yếu tố (giá cả thị trƣờng, nguồn giống, kinh nghiệm…) nên nền nông nghiệp của nƣớc ta nói chung và việc trồng lúa nói riêng vẫn còn những khó khăn cần phải đƣợc giải quyết.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính giữa vụ lúa hè thu và vụ mè hè thu trong hai mô hình chuyên canh và luân canh ở huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 67 - 69)