PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN MÈ VỤ

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính giữa vụ lúa hè thu và vụ mè hè thu trong hai mô hình chuyên canh và luân canh ở huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 61 - 63)

VỤ HÈ THU NĂM 2013

Phƣơng trình hồi quy có dạng:

LnYi= 0+ 1 ln PNi+ 2 ln PPi+ 3 ln Pki+ 4lnGi+ 5lnTi+ 6lnNSi+ 7lnKhi+ ei

LnYi: Lợi nhuận chuẩn hóa của mô hình sản xuất (đồng/ 1.000m2) Các biến độc lập bao gồm (đồng/ 1.000m2):

 ln PNi: giá chuẩn hóa của một kg phân N  ln PPi: giá chuẩn hóa của một kg phân P  ln Pki: giá chuẩn hóa của một kg phân K

 lnKhi: chi phí khác (thu hoạch, bón phân, tƣới tiêu, gieo trồng, chi phí lao động)

 lnPGi: giá giống chuẩn hóa  lnTi: chi phí thuốc

 lnNsi: năng suất

Do có những giới hạn nhất định về mặt kiến thức và thời gian nên đề tài tập trung phân tích các yếu tố giá của phân N, P, K nguyên chất, giá giống, chi phí thuốc nông dƣợc, năng suất, và chi phí khác (thu hoạch, bón phân, tƣới tiêu, gieo trồng, chi phí lao động) ảnh hƣởng đến lợi nhuận trong sản xuất mè của nông hộ tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Sau đây là bảng 4.19, cho thấy kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận trong sản xuất mè của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.

Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận mè

Các nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa (P_value)

Hằng số 0,350ns 0,433 LnPN -0,393*** 0,000 LnPP -0,073* 0,091 LnPK -0,136*** 0,000 LnKh -0,112*** 0,000 LnPG -0,099** 0,041 LnT -0,067** 0,037 LnNs 1,461*** 0,000 Hệ số R2 0,9891 Hệ số F 350,47 Hệ số Prob>F 0,0000

(Nguồn: Sử lý số liệu trên phần mền Stata 11)

Chú thích: ***, **, * và ns : tƣơng ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa.

Qua kết quả ƣớc lƣợng từ chƣơng trình Stata11, ta thấy Prob>F = 0,0000, có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hƣởng có mối tƣơng quan rất chặt chẽ với lợi nhuận, có hệ số R2 (R - squared) = 0,9891 nghĩa là sự biến động lợi nhuận của nông hộ đƣợc giải thích bởi các yếu tố đƣợc xác định trong mô hình ở mức độ 0,9891 %.

Từ kết quả chạy stata 11 ở bảng 4.19 ta có phƣơng trình hồi quy về hàm lợi nhuận nhƣ sau:

+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnPN có P_value = 0,000 <1%, do đó hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố giá đạm có ý nghĩa thống kê trong mô hình với mức ý nghĩa 1%. Hệ số đƣợc ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi giá đạm tăng 1%, lợi nhuận sẽ giảm đến 0,393%. Tƣơng tự biến LnPp, LnPK cũng vậy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng giá lân, kali 1% thì lợi nhuận của mè sẽ tăng lên lần lƣợt là 0,073% và 0,136%. Điều này cho thấy khi nông dân chọn những loại phân bón với giá cả phù hợp với nguồn tài chính của gia đình, sử dụng lƣợng phân hợp lý với cây mè và bón đúng lúc,

đúng cách...thì sẽ tiết kiệm đƣợc khoản chi phí này và đồng thời lợi nhuận sẽ tăng cao hơn so với tiết kiệm những khoản chi phí khác.

+ Tƣơng tự nhƣ vậy nhìn vào phƣơng trình có thể thấy biến chi phí khác có mối tƣơng quan nghịch với lợi nhuận, chi phí khác ở đây bao gồm, chi phí tƣới tiêu, bón phân, xịt thuốc, ngày công lao động, và chi phí thu hoạch. Nhìn vào bảng 4.19 có thể giải thích rằng trong điều kiện các yếu khác không đổi khi tăng 1% chi phí khác thì sẽ làm giảm lợi nhuận 0,112%. Điều này cũng cho thấy, việc sử dụng nhiên liệu tƣới tiêu hợp lý, vừa phải, tiết kiện tối đa nguồn nhiên liệu, sử dụng các loại thiết bị tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng hiệu quả nguồn lao động....thì sẽ làm tăng lợi nhuận.

+ Hệ số ƣớc lƣợng giá giống chuẩn hóa (LnPG) có P_value = 0,041 <5%, do đó hệ số này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng giá giống 1% thì sẽ làm giảm lợi nhuận 0,099%.

+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến chi phí thuốc (LnT) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị âm có nghĩa là tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, điều này cho biết việc tăng chi phí thuốc nông dƣợc sẽ làm giảm lợi nhuận. Hệ số ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí thuốc nông dƣợc tăng 1% thì lợi nhuận có thể giảm đến 0,067%.

+ Kế tiếp, năng suất cũng là một trong những biến tác động đến lợi nhuận. Nghĩa là khi tăng năng suất lên 1% thì sẽ là tăng lợi nhuận 1,461% khi các yếu tố khác cố định.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính giữa vụ lúa hè thu và vụ mè hè thu trong hai mô hình chuyên canh và luân canh ở huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 61 - 63)