Những thuận lợi

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính giữa vụ lúa hè thu và vụ mè hè thu trong hai mô hình chuyên canh và luân canh ở huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 64)

Kết quả phỏng vấn 35 hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, khi áp dụng mô hình sản xuất mè trên đất ruộng vào vụ Hè Thu, các nông hộ cũng có khá nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất. Cụ thể các yếu tố đƣợc tổng hợp trong bảng 5.1 nhƣ sau:

Bảng 4.20: Những thuận lợi khi tham gia mô hình sản xuất mè

Chi tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

1. Đất đai phù hợp 31 26,30

2. Có kinh nghiệm sản xuất 20 16,94

3. Đƣợc tập huấn kỹ thuật 0 0

4. Đƣợc sự quan tâm của chính quyền 0 0

5. Có nhiều ngƣời trồng, dễ bán 13 11,00

6. Đủ vốn sản xuất 21 17,80

7. Khí hậu thuận lợi 14 11,85

8. Bán đƣợc giá cao 19 16,10

Tổng 118 100

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ năm 2013)

Nông dân huyện Bình Tân đƣợc thừa hƣởng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, đất đai phì nhiêu, đƣợc phù sa bồi đắp quanh năm rất thuận lợi cho trồng lúa và các loại cây trồng khác. Đặc biệt ở vùng Tân Lƣợc, Tân An Thạnh do đặc điểm đất gò, cao nên rất thuận lợi cho việc áp dụng mô hình trồng luân canh. Bên cạnh đó, do đất sản xuất nằm cặp các con sông, kênh lớn và hệ thống thủy lợi đƣợc đầu tƣ hợp lý nên nông dân ít tốn chi phí cho việc tƣới tiêu nƣớc.

Trong sản xuất nông nghiệp thì điều kiện tự nhiên (đất, nƣớc, khí hậu…) là những yếu tố quan trọng, mang tính chất quyết định đến sự phân bố cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng miền khác nhau. Qua kết quả điều tra cho thấy, có 26,30% các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu ủng hộ ý kiến đất đai nơi đây phù hợp cho cây mè phát triển. Theo tƣ liệu thực tế thì phần lớn các nông hộ nơi đây điều có kinh nghiệm trồng mè (dao động từ 7 – 9 năm) chiếm 16,94% trong tổng 35 hộ điều tra phỏng vấn, theo ngƣời dân kinh nghiệm có đƣợc là do học hỏi truyền tai nhau. Một đặc điểm của cây mè là, chi phí đầu tƣ sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác khá dễ và phù hợp với điều kiện địa phƣơng, nên từ nhiều năm qua, có khá nhiều ngƣời trồng. Nguồn vốn để trồng một công mè vụ Hè Thu tầm khoản 1,4 triệu – 1,5 triệu, khoản chi phí này bỏ ra là khá nhỏ so với việc trồng lúa vì vậy ngƣời dân nơi đây không cần vay tiền để sản xuất (chiếm 17,80%) trên tổng số hộ điều tra, thực tế vẫn còn một số hộ không đủ vốn sản xuất lấy ví dụ chi phí mua phân, mua thuốc là rất cao tuy nhiên nông hộ có thể mua thiếu tại cửa hàng vật tƣ nông nghiệp. Những năm gần đây, giá lúa duy trì ở mức thấp do xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn nên việc trồng mè luân canh lúa có thể giúp nông dân có lợi nhuận cao nhờ có đầu ra ổn định chiếm 16,10%. Thực tế khi vào vụ thu hoạch giá cả thƣờng không ổn định, nông dân không có sự lựa chọn cho đầu ra sản phẩm, chủ yếu là bán ngay cho các thƣơng lái sau khi thu hoạch cùng với nguồn thông tin về giá cả không đƣợc cặp nhập kịp thời nên thƣờng bị thƣơng lái ép giá. Mặc khác, trên địa bàn xã chƣa có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra bao tiêu đầu ra cho nông dân, phần lớn mè sau khu thu hoạch thƣờng đƣợc bán cho các thƣơng lái. Bên cạnh những thuận lợi mà ngƣời nông dân có đƣợc thì vẫn còn đó những khó khăn:

4.6.2 Khó khăn

Bảng 4.21: Những khó khăn khi tham gia mô hình sản xuất mè

Chi tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

1. Nguồn giống chƣa chất lƣợng 1 1,30

2. Giá cả đầu vào tăng cao 24 31,18

3. Giá cả đầu ra bắp bênh 15 19,48

4. Chƣa đầu tƣ cho kênh rạch 1 1,30

5. Thiếu vốn sản xuất 0 0

6. Thiếu lao động 0 0

7. Thiếu kinh nghiệm sản xuất 12 15,58

8. Ít đƣợc tập huấn 20 25,97

9. Biến đổi khí hậu 4 5,19

Tổng 77 100

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ năm 2013)

Giá đầu vào của vật tƣ nông nghiệp là một trong những khó khăn mà nông dân huyện Bình Tân luôn nhắc đến. Do ảnh hƣởng của thị trƣờng tài chính, giá cả phân thuốc tăng cao (chiếm 31,18%). Do điều kiện thời tiết biến động, ngƣời dân không dự đoán trƣớc đƣợc sự biến động này nên gây nhiều khó khăn cho nông dân trong việc sản xuất mè. Tình hình phát sinh, gây hại của các đối tƣợng dịch bệnh cũng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả sản xuất. Trong những năm gần đây, sâu bệnh, dịch hại có chiều hƣớng phát triển mạnh với quy mô ngày càng rộng, mức độ nghiêm trọng hơn. Loại sâu bệnh, dịch hại đáng chú ý trong vụ là sâu đục thân, đục quả, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn, bệnh héo vàng, rệp xanh...

Hoạt động của các câu lạc bộ khuyến nông vẫn chƣa phát huy hết vai trò, thông tin cung cấp cho nông dân vẫn còn hạn chế. Hiệu quả các cuộc tập huấn chƣa cao (25,97%) do không thu hút đƣợc nhiều nông dân tham gia. Đồng thời do nông dân còn mang tính chủ quan, chƣa nhận thấy đƣợc tầm quan trọng khi tham gia tập huấn SXNN. Bên cạnh đó, nông sản sau khi sản xuất ra vẫn chƣa có thị trƣờng tiêu thụ ổn định, ngƣời dân phải bán qua nhiều thƣơng lái, do vậy nông dân dễ bị ép giá nên vẫn chƣa mạnh dạn mở rộng diện tích đầu tƣ. Không những vậy hệ thống giao thông đƣờng bộ tuy đã đƣợc đầu tƣ mở rộng nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều đoạn đƣờng bị hƣ, đƣờng nhỏ kém chất lƣợng…thiếu hệ thống kho bãi, chợ đầu mối cho hàng nông sản.

Do hoạt động SXNN của ngƣời dân mang tính chất nhỏ lẽ nên vẫn chƣa tập trung đa số nông dân để thành lập các hợp tác xã. Hoạt động SXNN theo mùa vụ nên ngƣời dân dùng lợi nhuận của vụ trƣớc làm vốn cho vụ sau nên đa số ngƣời dân vẫn chƣa phải tìm đến các ngân hàng để vay vốn sản xuất. Mặt khác, các ngân hàng vẫn chƣa có nhiều chƣơng trình hỗ trợ mở rộng cho nông dân. Điều kiện và hồ sơ vay vốn còn nhiều phức tạp.

4.7 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ CỦA NÔNG HỘ

4.7.1 Những thuận lợi

Việt Nam là nƣớc nông nghiệp, sản xuất chủ yếu là lúa gạo. Mặc dù quá trình đô thị hoá đang phát triển nhanh, diện tích sản xuất lúa gạo ngày càng bị thu hẹp, nhƣng năng suất sản lƣợng lƣơng thực mỗi năm đều tăng. Hiện nay, chủ trƣơng của Nhà nƣớc là khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, trồng xen canh trên nền đất lúa nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của ngƣời dân, tuy nhiên không vì vậy mà diện tích lúa bị thu hẹp lại, ngoài những nông hộ trồng xen canh, thì vẫn còn những hộ trồng chuyên canh lúa, đơn cử ở huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long, dƣới đây là kết quả phỏng vấn 35 hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, khi áp dụng mô hình sản xuất chuyên canh lúa vào vụ Hè Thu, các nông hộ cũng có khá nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất. Cụ thể các yếu tố đƣợc tổng hợp trong bảng 5.3 nhƣ sau: Bảng 4.22: Những thuận lợi khi tham gia mô hình sản xuất lúa

Chi tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

1. Đất đai phù hợp 31 21,53

2. Có kinh nghiệm sản xuất 20 13,89

3. Đƣợc tập huấn kỹ thuật 20 13,89

4. Đƣợc sự quan tâm của chính quyền 0 0

5. Có nhiều ngƣời trồng, dễ bán 15 10,42

6. Đủ vốn sản xuất 21 14,57

7. Khí hậu thuận lợi 26 18,06

8. Bán đƣợc giá cao 11 7,64

Tổng 144 100

Trong sản xuất nông nghiệp thì điều kiện tự nhiên (đất, nƣớc, khí hậu…) là nhân tố quan trọng, mang tính quyết định đến sự phân bố cơ cấu cây trồng phù hợp với những vùng miền khác nhau. Cây lúa là cây lƣơng thực chính của ngƣời dân Việt Nam, và cũng là nguồn kinh tế chủ yếu của ngƣời nông dân, thiên nhiên ƣu đãi cho huyện có tài nguyên đất đai màu mỡ, phù sa bồi đấp quanh năm rất thuận lợi cho cây lúa phát triển, qua khảo sát cho thấy có 21,53% số nông hộ cho rằng đất đai nơi đây phù hợp để trồng lúa, khí hậu thuận lợi chiếm 18,06%, phần lớn ngƣời dân nơi đây kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và nghề trồng lúa cũng đƣợc truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua khảo sát có (13,89%) ngƣời dân có kinh nghiệm trong sản xuất lúa. Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất (chiếm 13,89%) giúp ngƣời dân nắm bắt đƣợc KHKT áp dụng vào sản xuất, và trong đó có 14, 57% cho rằng đủ vốn sản xuất. Tuy nhiên, nƣớc ta xuất khẩu số lƣợng lúa gạo nhiều nhƣng lợi nhuận thấp, tình trạng đƣợc mùa, mất giá vẫn tiếp tục diễn ra, gạo xuất khẩu giá còn thấp, thị trƣờng không ổn định, làm cho đời sống và thu nhập ngƣời sản xuất lúa gạo còn nhiều khó khăn.

4.7.2 Những khó khăn

Bảng 4.23: Những khó khăn khi tham gia mô hình sản xuất lúa

Chi tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

1. Nguồn giống chƣa chất lƣợng 20 20,62

2. Giá cả đầu vào tăng cao 24 24,74

3. Giá cả đầu ra bắp bênh 32 32,99

4. Chƣa đầu tƣ cho kênh rạch 0 0

5. Thiếu vốn sản xuất 0 0

6. Thiếu lao động 0 0

7. Thiếu kinh nghiệm sản xuất 5 5,15

8. Ít đƣợc tập huấn 9 9,28

9. Biến đổi khí hậu 7 7,22

Tổng 97 100

Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn đó những khó khăn, phần lớn ngƣời dân nơi đây đã quen trồng giống lúa IR504 loại giống này qua nhiều năm sử dụng sẽ cho năng suất không cao, dễ nhiễm bệnh, do điều kiện cũng nhƣ thói quen nên ngƣời dân vẫn chƣa thay đổi giống lúa có 20,62% số hộ cho rằng nguồn giống chƣa chất lƣợng, giá cả thị trƣờng là một trong những mối quan tâm của ngƣời dân giá cả đầu vào tăng cao (chiếm 24,74%), giá cả đầu ra bắp bênh (chiếm 32,99%). Giá cả đầu ra bắp bênh, đầu vào tăng cao nên ngƣời dân đã không còn mặn mà với việc trồng lúa và dần chuyển sang mô hình luân canh 2 lúa – 1 màu.

Ngoài những khó khăn trên thì vẫn còn một số ít nông hộ gặp vấn đề về kinh nghiệm sản xuất, họ ít đƣợc tập huấn (chiếm 9,28%) và thâm niên trồng lúa không nhiều (chiếm 5,15%). Tuy nó chiếm tỷ lệ nhỏ nhƣng có ảnh hƣởng khá lớn đến kết quả sản xuất của ngƣời nông dân, với thời buổi công nghệ thông tin hiện nay thì việc có đƣợc những kiến thức cho việc trồng lúa là khá dễ dàng, nhƣng đối với huyện Bình Tân vẫn còn là một huyện nghèo đang phát triển thì đó là một vấn đề còn đƣợc nói đến nhiều. Không những vậy một số nông hộ còn cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu có ảnh hƣởng đến việc sẩn xuất của họ, qua khảo sát thì có 7 hộ (chiếm 7,22%) đồng tình với nhận định trên.

Với kết quả khảo sát trên thì có thể nói rằng việc trồng lúa hiện nay vẫn đang còn gặp một số khó khăn nhất định. Tuy Việt Nam là một nƣớc có truyền thống trồng lúa lâu đời nhƣng do tác động của nhiều yếu tố (giá cả thị trƣờng, nguồn giống, kinh nghiệm…) nên nền nông nghiệp của nƣớc ta nói chung và việc trồng lúa nói riêng vẫn còn những khó khăn cần phải đƣợc giải quyết.

4.8 GIẢI PHÁP

Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận và năng suất trong mô hình trồng mè vụ Hè Thu thì một số giải pháp đƣợc đề xuất nhằm làm giảm các yếu tố ảnh hƣởng xấu và phát huy các yếu tố có ảnh hƣởng tốt đến năng xuất và lợi nhuận của mô hình.

4.8.1 Giải pháp cho nông dân trồng mè ở vụ Hè Thu

Mô hình luân canh lúa – mè ở vụ Hè Thu đƣợc xem xét trong bài là một trong những mô hình tiêu biểu cho sự thành công trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện nó không những giảm sâu bệnh, cải tạo đất mà nó còn mang lại lợi nhuận cao gấp 2 – 3 lần so với việc trồng lúa trên cùng một vụ. Sản phẩm đầu ra đƣợc tiêu thụ phần lớn ở thị trƣờng trong nƣớc, thị trƣờng xuất khẩu còn hạn chế.

+ Những nông hộ trồng mè trên địa bàn huyện qua khảo sát thƣờng có ít năm kinh nghiệm phần lớn kinh nghiệm có đƣợc là do truyền tay nhau hoặc qua quá trình trồng trọt tích lũy kinh nghiệm, vì vậy nên cần có các buổi tập huấn

trồng mè cho nông dân kết hợp với việc giới thiệu cho nông dân những giống mè mới, các giống mà nhu cầu thị trƣờng đang cần để họ nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng và sản xuất có hiệu quả.

+ Áp dụng phƣơng pháp bốn đúng và sử dụng phƣơng pháp IPM cho mè nhằm giảm đƣợc chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

+ Phân bón và thuốc: Cần chọn thời điểm thích hợp để bón phân và thuốc cho mè và phải bón đúng liều lƣợng. Đặc biệt thuốc nông dƣợc cần tận dụng các thiên địch để tiêu diệt sâu, rầy phá hại trên màu.

4.8.2 Thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm

Thị trƣờng tiêu thụ là nơi quyết định đến giá bán của các sản phẩm mà yếu tố giá bán là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của ngƣời trồng mè. Để đảm bảo giá lúa, mè luôn ở mức cao và có lời cho ngƣời trồng là rất khó khăn. Chủ yếu những sản phẩm đầu ra thƣờng đƣợc bán cho thƣơng lái nên rất dễ bị ép giá.

Ta có 2 mô hình nên tham khảo và ứng dụng:

+ Hình thành hợp tác xã với quy mô lớn. Hợp tác xã sẽ đứng ra tìm thị trƣờng, xác định tiêu chuẩn hàng hóa cho sản xuất và tiêu thu sản phẩm cho nông dân. Nông dân có trách nhiệm sản xuất và đống gói sản phẩm theo quy cách bao bì của hợp tác xã, trên đó có tên nông dân làm ra mặt hàng này. Nhƣ vậy, nông dân không chỉ vì uy tính của hợp tác xã cố gắng đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng sản phẩm, mà còn gắn chặt với quyền lợi của cá nhân.

+ Hình thành chợ đầu mối nông sản, tạo nơi gặp gỡ giữa ngƣời mua và ngƣời bán, nông dân sẽ biết cần phải sản xuất ra sản phẩm nhƣ thế nào? Khi làm ra sản phẩm bán cho ai.

4.8.3 Hỗ trợ của chính sách Nhà nƣớc

Vốn: Nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất của ngƣời nông dân còn hạn hẹp nên cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tƣ cho nông dân vì chi phí bỏ ra cho một vụ lúa là khá lớn.

Giống: Hỗ trợ và xây dựng với các trung tâm giống trong và ngoài tỉnh để sản xuất và làm dịch vụ cây giống có chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp vì hiện tại đối với cây mè thì nông dân thƣờng để giống lại sau mỗi vụ thu hoạch. Riêng cây lúa cần chú ý giống kháng rầy đạt chất lƣợng xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế nhân giống cây con, tăng cƣờng công tác quản lí giống trên địa phƣơng. Cần khuyến khích nông dân sử dụng giống mới đã khuyến cáo mà phải thích hợp với vùng canh tác để hạn chế sâu bệnh và lƣợng phân thuốc sử dụng.

Tiếp tục hỗ trợ việc xây dựng hệ thống thủy lợi để đảm bảo nguồn nƣớc tƣới tiêu cho các nông hộ, hoàn thiện hệ thống giao thông, để tiện việc vận chuyển sau thu hoạch giúp nông dân giảm thất thoát sau thu hoạch.

* Đối với nông dân

Tích cực tham gia các buổi tập huấn ở địa phƣơng để nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh, sâu hại, và các giống cây mới để có biện pháp sản xuất hợp lý.

Tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc sản xuất, gieo trồng, học hỏi kinh nghiệm sản xuất thông qua sách, báo, đài… để có thể áp dụng các biện pháp sản xuất mới, đạt hiệu quả cao.

Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp để tăng hiệu quả SXNN. Tích cực thay đổi giống mới theo chỉ đạo của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính giữa vụ lúa hè thu và vụ mè hè thu trong hai mô hình chuyên canh và luân canh ở huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 64)