PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT MÈ VỤ

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính giữa vụ lúa hè thu và vụ mè hè thu trong hai mô hình chuyên canh và luân canh ở huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 58 - 61)

VỤ HÈ THU NĂM 2013

Để thấy rõ mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến năng suất khi nông hộ ứng dụng mô hình sản xuất luân canh 2 vụ lúa và một vụ mè, ta phân tích mối tƣơng quan của các nhân tố này đến năng suất:

Phƣơng trình hồi quy tƣơng quan có dạng:

LnYi= 0+ 1lnNi+ 2lnPi+ 3lnKi+ 5lnLi+ 6lnTi+ 7lnHVi+ 8lnKNi+ ei

LnYi: Năng suất (kg/ 1.000m2

)

Các biến độc lập bao gồm (kg/ 1.000m2

):

 lnNi: là lƣợng phân đạm nguyên chất sử dụng  lnPi: là lƣợng phân lân nguyên chất sử dụng  lnKi: là lƣợng phân kali nguyên chất sử dụng  lnLi: số ngày công lao động

 lnTi: chi phí thuốc

 lnHVi: trình độ học vấn của chủ hộ  lnKNi: kinh nghiệm trồng

Năng suất mè không chỉ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố từ tự nhiên nhƣ khí hậu, đất đai và thủy văn. Đề tài tập trung phân tích ảnh hƣởng của số lƣợng đạm, số lƣợng P2O5, số lƣợng K2O, chi phí thuốc nông dƣợc sử dụng, ngày công lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và số năm kinh nghiệm sản xuất đến năng suất mè vì những yếu tố trên là những yếu tố đầu vào quan trọng, có thể điều chỉnh.

Kết quả phân tích trên phần mềm Stata 11 thể hiện các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của nông hộ trồng mè vụ Hè Thu qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.18: Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất mè Hè Thu năm 2013

Các nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa (P_value)

Hằng số 4,217*** 0,000 LnN - 0,451*** 0,002 LnP -0,232** 0,016 LnK 0,103* 0,072 LnL 0,031ns 0,385 LnT 0,418*** 0,000 LnHV 0,073** 0,028 LnKN 0,106*** 0,004 Hệ số R2 (R - squared) 0,6680 Hệ số F (7, 27) 7,76 Hệ số Prob>F 0,0000

(Nguồn: Sử lý số liệu trên phần mền Stata 11)

Chú thích: ***, **, * và ns : tƣơng ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa.

Với R2

= 0,6680 có ý nghĩa là 66,80% năng suất của mè đƣợc giải thích bởi các yếu tố, lƣợng N,P,K nguyên chất, chi phí thuốc BVTV, trình độ học vấn và kinh nghiệm trồng. Còn lại 33,20% năng suất của cây mè đƣợc giải thích bởi các yếu tố khác không đƣợc xét trong mô hình.

Với Hệ số Prob>F = 0,0000, từ đây ta có thể kết luận mô hình có ý nghĩa. Kết quả cho thấy trong 7 biến đƣa vào mô hình thì có 6 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 10%), còn 1 biến không có ý nghĩa thống kê là số lao động (P_value = 0,385) . Sự tác động của các biến đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau:

+ Hệ số ƣợc lƣợng của biến LnN có P_value = 0,002 < 1%, do đó hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố lƣợng đạm có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 1%. Hệ số đƣợc ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lƣợng đạm tăng 1%, năng suất sẽ giảm đến 0,45%. Nguyên nhân do nông hộ tập trung bón chủ yếu là phân Ure nên lƣợng dƣỡng chất N thừa so với nhu cầu sử dụng của cây trồng, không những vậy lƣợng đạm nhiều sẽ làm giảm đến việc ra hoa, đậu trái của cây. Bên cạnh đó, việc bón phân chƣa đúng làm thất thoát lƣợng đạm nên việc tăng lƣợng dƣỡng chất N đã làm giảm năng suất.

+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnP có P_value = 0,016 <5%, do đó hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố lƣợng kali có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 5%. Hệ số đƣợc ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lƣợng lân tăng 1%, năng suất sẽ giảm đến 0,232%.

+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnK có P_value = 0,072 <10%, do đó hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố lƣợng lân có ý nghĩa tong mô hình với mức ý nghĩa 10%. Hệ số đƣợc ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lƣợng kali tăng 1%, năng suất sẽ tăng đến 0,103%. Kali là một trong những loại phân cần thiết cho cây mè kali giúp cho cứng cây, chắc hạt, chống chịu sâu bệnh tốt, hơn nữa mè là loại cây có dầu nên nhu cầu kali cao, vì vậy nếu tăng lƣợng kali bón cho cây thì sẽ làm tăng năng suất mè.

+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnT có P_value = 0,000 <1%, do đó hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố chi phí thuốc có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 1%. Hệ số đƣợc ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí thuốc tăng 1%, năng suất sẽ tăng đến 0,418%. Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnT có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dƣơng, điều này cho biết việc tăng chi phí thuốc nông dƣợc có thể làm tăng năng suất. Sự tồn tại của sâu hại, dịch bệnh đã làm cho ảnh hƣởng của yếu tố đầu vào này trở nên có ý nghĩa.

+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnHV có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dƣơng, điều này cho biết trình độ học vấn của nông hộ càng cao có thể làm tăng năng suất mè, vì khi có trình độ cao các nông hộ sẽ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng một cách dể dàng hơn. Hệ số ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi trình độ học vấn tăng 1% thì năng suất có thể tăng đến 0,073%.

+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnKN có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dƣơng, điều này cho biết khi kinh nghiệm trồng của ngƣời dân càng nhiều thì sẽ làm tăng năng suất mè. Hệ số ƣớc lƣợng cho biết nếu trong các điều kiện khác không đổi khi kinh nghiệm trồng tăng 1% thì năng suất mè sẽ tăng lên 0,106%.

Nhìn chung tất cả các yếu tố đƣợc xem xét trong mô hình có tác động tích cực đến năng suất mè, trong đó những biến chi phí có tác động mạnh đến quá trình sản xuất mè. Vì vậy mà nông dân cần có mức đầu tƣ hợp lý cho các khoản chi phí này để làm sau vừa tăng năng suất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Để xác định các yếu tố nào làm tăng lợi nhuận ta cần xem xét thêm mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính giữa vụ lúa hè thu và vụ mè hè thu trong hai mô hình chuyên canh và luân canh ở huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 58 - 61)