4.2.1 So sánh các chỉ tiêu kinh tế
Bảng 4.16 : Tổng hợp, chi phí và lợi nhuận vụ mè và cụ lúa Hè Thu
Đơn vị: ngàn đồng/ 1000m2
Khoản mục Lúa Hè Thu Mè Hè Thu Chênh lệch I. Tổng chi phí 1.735,79 1.411,90 323,89 1.Chi phí làm đất 153,43 0 153,43 2.Chi phí phân bón 768,86 688,00 80,86 3.Chi phí thuốc BVTV 326,80 110,60 216,20 4.Chi phí giống 95,81 46,36 49,45 5.Chi phí LĐGĐ 46,92 158,25 - 111,33 6.Chi phí LĐT 343,97 408,69 - 64,72
II. Tổng doanh thu 2.507,11 4.282,57 - 1.775,46 III. Tổng lợi nhuận 771,32 2.870,67 - 2.099,35
(Nguồn: Tổng hợp từ 70 mẫu phỏng vấn trực tiếp nông hộ tháng 9 năm 2013)
Từ bảng trên ta thấy rằng: tổng chi phí trong sản xuất lúa vụ Hè Thu cao hơn mè ở cùng vụ với mức chênh lệch là 323,89 ngàn đồng/ 1000m2
. Nhìn tổng quát ta có thể thấy rõ các loại chi phí nhƣ: chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí giống ở vụ lúa điều cao hơn ở mè trên cùng vụ cụ thể nhƣ sau: chi phí phân bón ở lúa cao hơn vụ mè 80,86 ngàn đồng/ 1000m2, chi phí thuốc BVTV ở vụ lúa cao hơn ở vụ mè là 216,20 ngàn đồng/ 1000m2
, chi phí giống ở vụ lúa cao hơn ở vụ mè là 49,45 ngàn đồng/ 1000m2. Đối với chi phí giống, nông dân thƣờng không trữ giống lại cho vụ tiếp theo, nguyên nhân là do mè chỉ trồng đƣợc vào mùa khô vì vậy một năm ở huyện chỉ trồng một vụ/ năm, chi phí xuống giống một vụ mè là rất nhỏ nên ngƣời dân thƣờng mua giống, một kg mè thƣờng ở giá 75,629 ngàn đồng/ kg, trên một công mè ngƣời dân nơi đây sạ khoảng 46,36 ngàn đồng/ 1000m2, từ đó thấy chi phí giống là rất nhỏ không đáng kể, lúa thì ngƣợc lại mỗi vụ ngƣời dân thƣờng trữ giống lại cho vụ sau nên ngƣời dân không phải tốn cho khoảng chi phí này, chi phi giống đƣợc nông hộ dự trữ lại và mang trồng cho vụ sau khoản 95,81 ngàn đồng/ 1000m2. Do đặc tính của cây mè dễ trồng việc làm đất cho mè là không cần thiết vì vậy ở khoản chi phí làm đất nông hộ trồng mè không phải tốn chi phí, trái ngƣợc với mè, ở lúa thì làm đất là một trong những giai đoạn quan trọng nhất nó quyết định ít nhiều đến năng suất lúa, mục đích của việc cày bừa đất nhằm tiêu diệt cỏ dại và
giúp cho đất tơi xốp hơn, khoản chi phí bỏ ra là không nhỏ 153,43 ngàn đồng/ 1000m2. Cũng giống nhƣ đã phân tích ở các chỉ tiêu kinh tế, nguyên nhân của sự chênh lệnh quá cao về tổng chi phí giữa hai vụ này là do chi phí thuốc BVTV, chi phí phân bón, chi phí giống, chi phí làm đất ở vụ lúa ngƣời dân phải mất nhiều chi phí không những vậy còn phải bỏ công chăm sóc từ lúc gieo trồng cho đến lúc thu hoạch là rất nhiều, riêng ở chi phí LĐT ở vụ mè cao hơn vụ lúa 64,72 ngàn đồng/ 1000m2 và LĐGĐ 111,33 ngàn đồng/ 1000m2.
Xét đến tổng doanh thu thì ở vụ lúa Hè Thu 2.507,11 ngàn đồng/ 1000m2, vụ mè Hè Thu có doanh thu trung bình 4.282,57 ngàn đồng/ 1000m2, mức doanh thu của mè cao hơn mức doanh thu của lúa đƣợc thể hiện qua mức chênh lệch là 1.775,46 ngàn đồng/ 1000m2, dẫn đến lợi nhuận của vụ mè cao hơn vụ lúa 2.099,35ngàn đồng/ 1000m2. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do chi phí đầu tƣ vào sản xuất cho vụ lúa là rất cao, tất cả các chi phí nhƣ: chi phí thuốc BVTV, chi phí phân bón, chi phí giống….bỏ ra cho vụ lúa cao rất nhiều so với vụ mè, trong khi đó lúa không bán đƣợc giá cao bằng mè nên đã dẫn đến sự chênh lệch này, lúa trồng ở vụ Hè Thu lại cho năng suất thấp do điều kiện khí hậu không thuận lợi. Năng suất thấp, chi phí cao, bán không có giá là những nguyên nhân dẫn đến mức lợi nhuận ở lúa thấp hơn ở mè đến 2.099,35 ngàn đồng/ 1000m2.
4.2.2 So sánh các chỉ số tài chính
Sau khi tổng hợp các chỉ số tài chính ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4.17: So sánh các chỉ số tài chính ở vụ lúa Hè Thu và Vụ mè cùng vụ.
ĐVT: % Các khoản mục Lúa Hè Thu Mè Hè Thu Chênh lệch
Tổng doanh thu/tổng chi phí 144,44 303,32 -158,88 Tổng lợi nhuận/tổng chi phí 44,44 203,32 -158,88 Tổng lợi nhuận/tổng doanh thu 30,77 67,03 -36,26
(Nguồn: Tổng hợp từ 70 mẫu phỏng vấn trực tiếp nông hộ tháng 9 năm 2013)
Qua bảng số liệu có thể thấy rõ sự khác nhau giữa trồng Mè và Lúa khi đem trồng cùng vụ Hè Thu. Nếu sản xuất lúa vụ Hè Thu thì cứ bỏ ra 100 đồng chi phí thì ngƣời nông dân sẽ thu lại đƣợc 144,44 đồng doanh thu, trong khi đó nếu sản xuất mè trên cùng vụ thì cứ 100 đồng bỏ ra thì ngƣời dân sẽ thu đƣợc 303,32 đồng doanh thu chênh lệch 158,88 đồng. Bên cạnh đó cũng từ 100 đồng chi phí bỏ ra ở vụ mè nông dân sẽ thu lại 203,32 đồng lợi nhuận và ở vụ lúa thì thu đƣợc 44,44 đồng lợi nhuận chênh lệch 158,88 đồng. Và trong 100 đồng
doanh thu của vụ mè thu đƣợc 67,03 đồng lợi nhuận, ở vụ lúa thì nếu bỏ ra 100 đồng doanh thu sẽ thu lại đƣợc 30,77 đồng lợi nhuận chênh lệch 36,26 đồng.
4.2.3 So sánh hiệu quả trong sản xuất lúa Hè Thu và mè Hè Thu
Việc phát triển diện tích trồng màu trên chân đất ruộng nhằm từng bƣớc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hƣớng giảm diện tích đất trồng lúa, tăng diện tích trồng màu, giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác. Từ các chỉ số kinh tế và các chỉ số tài chính đã đƣợc phân tích ở trên, ta có thể kết luận phần nào về hiệu quả sản xuất mè ở vụ Hè Thu sẽ cao hơn trồng lúa.
Xét về chi phí trong sản xuất lúa thấy rằng chi phí bỏ ra cho một vụ khoảng 1.735,79 ngàn đồng/ 1000m2
trong khi đó trồng mè tổng chi phí chỉ khoảng 1.411,90 ngàn đồng/ 1000m2
mức chênh lệch 323,89ngàn đồng/ 1000m2
có thể thấy đƣa cây mè xuống ruộng luân canh với lúa là một trong những giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất rất đơn giản và hiệu quả, lợi nhuận từ việc trồng mè cao gấp 2 – 3 lần so với việc trồng lúa.
So với năm 2012 thì vụ Hè Thu năm 2013 diện tích trồng mè đang tăng trở lại, nguyên nhân năm 2012 giảm diện tích trồng mè là do khoai lang tại thời điểm này đã thoát khỏi giai đoạn bị thƣơng lái Trung Quốc ép giá, vì vậy ngƣời dân ùn ùn trồng khoai lang. Song song với cây đậu nành hiện nay, cây mè cũng là một trong những cây trồng mang lại lợi nhuận cao, so với việc trồng lúa, trồng mè không tốn nhiều công, từ ngày xuống giống đến thu hoạch chỉ khoảng 75 ngày. Đầu tƣ một thu về ba. Nhiều hộ nông dân ở huyện Bình Tân cho rằng trồng mè “làm chơi mà ăn thiệt”.
Tóm lại, qua các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ số tài chính, ta có thể kết luận rằng việc trồng luân canh cây mè trên chân đất ruộng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa chuyên canh 3 vụ, đặc biệt ở vụ Hè Thu. Chính vì thực tế này cần khuyến khích nông dân trồng mè ở vụ Hè Thu để vừa nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích đất canh tác, vừa từng bƣớc phá thế độc canh cây lúa.
Tuy nhiên, ở từng vụ chịu ảnh hƣởng nhiều bởi những nhân tố nào thì đề tài sẽ giải thích rõ hơn ở phần sau.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT MÈ VỤ HÈ THU NĂM 2013 VỤ HÈ THU NĂM 2013
Để thấy rõ mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến năng suất khi nông hộ ứng dụng mô hình sản xuất luân canh 2 vụ lúa và một vụ mè, ta phân tích mối tƣơng quan của các nhân tố này đến năng suất:
Phƣơng trình hồi quy tƣơng quan có dạng:
LnYi= 0+ 1lnNi+ 2lnPi+ 3lnKi+ 5lnLi+ 6lnTi+ 7lnHVi+ 8lnKNi+ ei
LnYi: Năng suất (kg/ 1.000m2
)
Các biến độc lập bao gồm (kg/ 1.000m2
):
lnNi: là lƣợng phân đạm nguyên chất sử dụng lnPi: là lƣợng phân lân nguyên chất sử dụng lnKi: là lƣợng phân kali nguyên chất sử dụng lnLi: số ngày công lao động
lnTi: chi phí thuốc
lnHVi: trình độ học vấn của chủ hộ lnKNi: kinh nghiệm trồng
Năng suất mè không chỉ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố từ tự nhiên nhƣ khí hậu, đất đai và thủy văn. Đề tài tập trung phân tích ảnh hƣởng của số lƣợng đạm, số lƣợng P2O5, số lƣợng K2O, chi phí thuốc nông dƣợc sử dụng, ngày công lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và số năm kinh nghiệm sản xuất đến năng suất mè vì những yếu tố trên là những yếu tố đầu vào quan trọng, có thể điều chỉnh.
Kết quả phân tích trên phần mềm Stata 11 thể hiện các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của nông hộ trồng mè vụ Hè Thu qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.18: Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất mè Hè Thu năm 2013
Các nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa (P_value)
Hằng số 4,217*** 0,000 LnN - 0,451*** 0,002 LnP -0,232** 0,016 LnK 0,103* 0,072 LnL 0,031ns 0,385 LnT 0,418*** 0,000 LnHV 0,073** 0,028 LnKN 0,106*** 0,004 Hệ số R2 (R - squared) 0,6680 Hệ số F (7, 27) 7,76 Hệ số Prob>F 0,0000
(Nguồn: Sử lý số liệu trên phần mền Stata 11)
Chú thích: ***, **, * và ns : tƣơng ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa.
Với R2
= 0,6680 có ý nghĩa là 66,80% năng suất của mè đƣợc giải thích bởi các yếu tố, lƣợng N,P,K nguyên chất, chi phí thuốc BVTV, trình độ học vấn và kinh nghiệm trồng. Còn lại 33,20% năng suất của cây mè đƣợc giải thích bởi các yếu tố khác không đƣợc xét trong mô hình.
Với Hệ số Prob>F = 0,0000, từ đây ta có thể kết luận mô hình có ý nghĩa. Kết quả cho thấy trong 7 biến đƣa vào mô hình thì có 6 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 10%), còn 1 biến không có ý nghĩa thống kê là số lao động (P_value = 0,385) . Sự tác động của các biến đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau:
+ Hệ số ƣợc lƣợng của biến LnN có P_value = 0,002 < 1%, do đó hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố lƣợng đạm có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 1%. Hệ số đƣợc ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lƣợng đạm tăng 1%, năng suất sẽ giảm đến 0,45%. Nguyên nhân do nông hộ tập trung bón chủ yếu là phân Ure nên lƣợng dƣỡng chất N thừa so với nhu cầu sử dụng của cây trồng, không những vậy lƣợng đạm nhiều sẽ làm giảm đến việc ra hoa, đậu trái của cây. Bên cạnh đó, việc bón phân chƣa đúng làm thất thoát lƣợng đạm nên việc tăng lƣợng dƣỡng chất N đã làm giảm năng suất.
+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnP có P_value = 0,016 <5%, do đó hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố lƣợng kali có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 5%. Hệ số đƣợc ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lƣợng lân tăng 1%, năng suất sẽ giảm đến 0,232%.
+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnK có P_value = 0,072 <10%, do đó hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố lƣợng lân có ý nghĩa tong mô hình với mức ý nghĩa 10%. Hệ số đƣợc ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lƣợng kali tăng 1%, năng suất sẽ tăng đến 0,103%. Kali là một trong những loại phân cần thiết cho cây mè kali giúp cho cứng cây, chắc hạt, chống chịu sâu bệnh tốt, hơn nữa mè là loại cây có dầu nên nhu cầu kali cao, vì vậy nếu tăng lƣợng kali bón cho cây thì sẽ làm tăng năng suất mè.
+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnT có P_value = 0,000 <1%, do đó hệ số ƣớc lƣợng của yếu tố chi phí thuốc có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 1%. Hệ số đƣợc ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí thuốc tăng 1%, năng suất sẽ tăng đến 0,418%. Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnT có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dƣơng, điều này cho biết việc tăng chi phí thuốc nông dƣợc có thể làm tăng năng suất. Sự tồn tại của sâu hại, dịch bệnh đã làm cho ảnh hƣởng của yếu tố đầu vào này trở nên có ý nghĩa.
+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnHV có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dƣơng, điều này cho biết trình độ học vấn của nông hộ càng cao có thể làm tăng năng suất mè, vì khi có trình độ cao các nông hộ sẽ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng một cách dể dàng hơn. Hệ số ƣớc lƣợng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi trình độ học vấn tăng 1% thì năng suất có thể tăng đến 0,073%.
+ Hệ số ƣớc lƣợng của biến LnKN có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dƣơng, điều này cho biết khi kinh nghiệm trồng của ngƣời dân càng nhiều thì sẽ làm tăng năng suất mè. Hệ số ƣớc lƣợng cho biết nếu trong các điều kiện khác không đổi khi kinh nghiệm trồng tăng 1% thì năng suất mè sẽ tăng lên 0,106%.
Nhìn chung tất cả các yếu tố đƣợc xem xét trong mô hình có tác động tích cực đến năng suất mè, trong đó những biến chi phí có tác động mạnh đến quá trình sản xuất mè. Vì vậy mà nông dân cần có mức đầu tƣ hợp lý cho các khoản chi phí này để làm sau vừa tăng năng suất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Để xác định các yếu tố nào làm tăng lợi nhuận ta cần xem xét thêm mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận.
4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN MÈ VỤ HÈ THU NĂM 2013 VỤ HÈ THU NĂM 2013
Phƣơng trình hồi quy có dạng:
LnYi= 0+ 1 ln PNi+ 2 ln PPi+ 3 ln Pki+ 4lnGi+ 5lnTi+ 6lnNSi+ 7lnKhi+ ei
LnYi: Lợi nhuận chuẩn hóa của mô hình sản xuất (đồng/ 1.000m2) Các biến độc lập bao gồm (đồng/ 1.000m2):
ln PNi: giá chuẩn hóa của một kg phân N ln PPi: giá chuẩn hóa của một kg phân P ln Pki: giá chuẩn hóa của một kg phân K
lnKhi: chi phí khác (thu hoạch, bón phân, tƣới tiêu, gieo trồng, chi phí lao động)
lnPGi: giá giống chuẩn hóa lnTi: chi phí thuốc
lnNsi: năng suất
Do có những giới hạn nhất định về mặt kiến thức và thời gian nên đề tài tập trung phân tích các yếu tố giá của phân N, P, K nguyên chất, giá giống, chi phí thuốc nông dƣợc, năng suất, và chi phí khác (thu hoạch, bón phân, tƣới tiêu, gieo trồng, chi phí lao động) ảnh hƣởng đến lợi nhuận trong sản xuất mè của nông hộ tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Sau đây là bảng 4.19, cho thấy kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận trong sản xuất mè của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.
Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận mè
Các nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa (P_value)
Hằng số 0,350ns 0,433 LnPN -0,393*** 0,000 LnPP -0,073* 0,091 LnPK -0,136*** 0,000 LnKh -0,112*** 0,000 LnPG -0,099** 0,041 LnT -0,067** 0,037 LnNs 1,461*** 0,000 Hệ số R2 0,9891 Hệ số F 350,47 Hệ số Prob>F 0,0000
(Nguồn: Sử lý số liệu trên phần mền Stata 11)
Chú thích: ***, **, * và ns : tƣơng ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa.
Qua kết quả ƣớc lƣợng từ chƣơng trình Stata11, ta thấy Prob>F = 0,0000, có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hƣởng có mối tƣơng quan rất chặt chẽ với