GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY MÈ

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính giữa vụ lúa hè thu và vụ mè hè thu trong hai mô hình chuyên canh và luân canh ở huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 37)

3.3.1 Nguồn gốc và giá trị của cây mè

a. Nguồn gốc

Cây mè có nguồn gốc từ Châu Phi. Có nhiều ý kiến cho rằng EEtiopia là nguyên sản của giống mè trồng hiện nay. Mè là một loại cây có dầu đƣợc trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trƣớc công nguyên). Sau đó đƣợc đƣa vào vùng tiểu Á và đƣợc di về phía tây – vào châu Âu và phía nam vào châu Á dần dần đƣợc phân bố tới Ấn Độ và một số nƣớc Nam Á Trung Quốc. Ấn Độ đƣợc xem là trung tâm phân bố của cây mè. Hiện nay, cây mè là loại cây phổ biến ở các nƣớc trên thế giới, là loại cây trồng có năng suất cao, ít tốn công chăm sóc và có nhiều tác dụng đối với cuộc sống của con ngƣời.

b. Giá trị kinh tế của cây mè

Hạt mè đƣợc sử dụng rất phổ biến để chế biến thành các dạng thức ăn (kẹo mè, chè mè…).

Dầu mè rất tốt đƣợc tiêu tụ nhiều nhất, khác với các loại dầu khác là không bị oxy hóa nên không chuyển thành mùi khó chịu vì trong mè có chứa chất sesamol, ngăn cản quá trình oxy hóa. Trong kỹ nghệ, dầu mè đƣợc sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp, máy bay, máy dùng trong khoa học kỹ thuật, dầu dùng để pha sơn, pha veccni rất tốt vì có màu láng bóng. Trong y học, dùng làm thuốc viên con nhọng. Dầu mè còn dùng trong mỹ phẩm, ở Ấn Độ ngƣời ta còn dùng dầu mè bôi vào tóc cho bóng mƣợt.

Phân loại: Hạt mè có kích thƣớc rất nhỏ, hình bầu dục, màu sắc vỏ hạt khác nhau: màu trắng kem, màu vàng, tím, đen, đỏ. Hiện nay, 3 nƣớc có sản lƣợng mè lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico. Đa số mè đƣợc thu hạt để ép lấy dầu, một lƣợng nhỏ hạt dùng để bổ sung vào các món ăn đặc biệt là món bánh mỳ và một số món ăn nhẹ. Ở Việt Nam thƣờng chỉ có 2 loại mè trắng (hạt có màu trắng kem) và vừng đen.

c. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển

Thời gian sinh trƣởng của mè biến động từ 75 - 120 ngày. Thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng của mè kéo dài 40 - 60 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hƣởng lớn đến thời gian của thời kỳ này là nhiệt độ và độ dài ngày. Trong thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng, quá trình sinh lý quan trọng nhất của mè là sự sinh trƣởng của các bộ phận dinh dƣỡng và sự phân hóa mầm hoa. Thời kỳ sinh trƣởng phát triển đặc trƣng là sự ra hoa, kết quả, hình thành hạt và chín. Mè ra hoa trong khoảng thời gian 15 - 20 ngày Tốc độ tăng trƣởng của quả rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9 ngày sau khi nở hoa mặc dù quả còn tiếp tục phát triển trong 24 ngày, trong thời kỳ chín trọng lƣợng khô của quả đạt tối đa vào khoảng ngày thứ 27 sau khi hoa nở . Quả chín hoàn toàn vào khoảng 35 - 40 ngày.

CHƢƠNG 4

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU VÀ MÈ Ở VỤ HÈ THU NĂM 2013

4.1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG HỘ CÓ MÔ HÌNH CHUYÊN CANH LÚA VÀ LUÂN CANH LÚA – MÈ VỤ HÈ THU THEO MẪU CANH LÚA VÀ LUÂN CANH LÚA – MÈ VỤ HÈ THU THEO MẪU ĐIỀU TRA

4.1.1 Số mẫu thu đƣợc trên địa bàn nghiên cứu

Sản xuất nông nghiệp là một hình thức sản xuất phức tạp và nó chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ: thời tiết, khí hậu, đất đai, nguồn nƣớc…trong khi đó các yếu tố này rất khó định lƣợng và dự báo trƣớc điều gì sẽ xảy ra, cho nên khi phân tích chỉ tập trung vào một vài yếu tố có thể định lƣợng đƣợc, vì thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hai xã Tân Lƣợc và Tân An Thạnh với số mẫu điều tra 70 mẫu. Cụ thể nhƣ sau

Bảng 4.1: Số mẫu điều tra phân theo mô hình.

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ năm 2013)

4.1.2 Mô hình sản xuất luân canh mè vụ Hè Thu

4.1.2.1 Mô tả chung về mô hình luân canh mè vụ Hè Thu

Huyện Bình Tân (Vĩnh Long) có diện tích trồng mè nhiều nhất trong tỉnh. Vài năm gần đây, do thích nghi tốt trong điều kiện trồng trên đất ruộng và cho thu nhập khá hấp dẫn nên nông dân ở đây chọn cây mè thay thế dần các loại cây màu khác. Quan trọng hơn là mô hình này còn mang lại hiệu quả kép vừa nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, vừa cắt đứt mầm bệnh lƣu tồn trên ruộng lúa, cải tạo đất đai, tạo điều kiện tốt cho sản xuất lúa vụ Thu Đông. Tình hình chung về một số nguồn lực đƣợc thống kê mô tả trong bảng sau:

STT Mô hình Số mẫu Tỷ trọng (%)

1 Chuyên canh 3 vụ lúa 35 50

2 Luân canh 2 vụ lúa 1 vụ mè

35 50

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả về thông tin chung của nông hộ sản xuất theo mô hình luân canh 2 vụ lúa và 1 vụ mè

Khoản mục Số mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Tổng số nhân khẩu trong gia đình (ngƣời) 35 2 8 5,09

Số lao động nam (ngƣời) 35 1 3 1,49

Số lao động nữ (ngƣời) 35 1 2 1,06

Tổng diện tích đất nông nghiệp (1000m2) 35 1,5 30 10,74 Diện tích đất trồng mè (1000m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

) 35 1,5 13 7,01

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ năm 2013)

Qua bảng 4.2 ta thấy, 35 hộ đƣợc phỏng vấn trong mô hình luân canh 2 vụ lúa một vụ mè ta thấy: số nhân khẩu trung bình của một hộ là 5,09 ngƣời/ hộ, hộ có số nhân khẩu nhỏ nhất là 2 ngƣời, lớn nhất là 8 ngƣời. Bên cạnh đó số ngƣời trong độ tuổi lao động tham gia sản xuất đƣợc chia làm hai nhóm, nhóm lao động nam trung bình là 1,49 ngƣời/ hộ, lao động nữ trung bình là 1,06 ngƣời/ hộ.

Đối với diện tích đất nông nghiệp: diện tích đất trung bình của mỗi hộ là 10,74 (1000m2) trong đó hộ có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất là 1,5 (1000m2), cao nhất là 30 (1000m2). Để tận dụng hết số đất sẵn có ngƣời dân nơi đây đã tận dụng một cách triệt để số lƣợng đất để sản xuất lúa. Bên cạnh đó nông dân sử dụng một phần đất nông nghiệp để trồng luân canh mè vào mùa khô, nông hộ nơi đây sử dụng trung bình 7,01 (1000m2) để trồng mè trong đó hộ có diện tích đất thấp nhấp là 1,5 (1000m2) và nhỏ nhất là 13 (1000m2). Qua đó có thể nhận xét rằng vụ Hè Thu năm 2013 ngƣời dân đang mở rộng diện tích đất trồng mè, thay thế dần cho cây lúa.

Ngoài những thông tin trên, trong quá trình phỏng vấn cũng khái quát đƣợc một số chỉ tiêu khác nhƣ: Trình độ học vấn, tham gia tập huấn, ngƣời tập huấn, kinh nghiệm trồng lúa….các khoản mục này đƣợc tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 4.3: Kết quả thống kê tần số về tình hình chung của nông hộ sản xuất mè vụ Hè Thu Khoản mục Tần số Tỷ trọng (%) Trình độ học vấn Cấp 1 11 31,43 Cấp 2 23 65,71 Cấp 3 1 2,86

Kinh nghiệm trồng mè Từ 1 – 5 năm 7 20

Từ 6 – 12 năm 28 80

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ năm 2013)

Kết quả thống kê về trình độ học vấn và kinh nghiệm của 35 nông hộ trồng mè đƣợc tổng hợp nhƣ sau: số ngƣời có trình độ cấp 1 xuất hiện 11 lần/ 35 ngƣời đƣợc phỏng vấn chiếm 31,43%; trình độ cấp 2 xuất hiện 23 lần trong tổng 35 nông hộ đƣợc phỏng vấn chiếm 65,71%; đối với trình độ cấp 3 thì chỉ xuất hiện 1 lần chiếm 2,86% trong tổng số 35 nông hộ qua điều tra. Qua số liệu trên cho thấy đƣợc trình độ học vấn của ngƣời dân còn thấp, nguyên nhân là do đa số các ngành nghề của ngƣời lao động là nông nghiệp, đòi hỏi nhiều lao động phổ thông. Điều kiện cơ sở hạ tầng còn ở mức thấp, các phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại. Điều đó dẫn đến môi trƣờng xã hội ở nông thôn đã ảnh hƣởng trực tiếp đến trình độ học vấn. Xét từ khía cạnh phát triển kinh tế xã hội thì đời sống của ngƣời dân nơi đây còn phát triển chậm và lạc hậu, kết cấu hệ thống hạ tầng kém, vì vậy chƣơng trình, hệ thống giáo dục ở nông thôn vừa thiếu lại vừa yếu. Chính những ngƣời làm công tác giảng dạy cũng không đƣợc đảm bảo những nhu cầu tối thiểu vì vậy dẫn tới sự tâm huyết trong nghề nghiệp giảm và đây cũng là mối qua tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Qua bảng số liệu thì kinh nghiệm trồng mè cũng đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau: từ 1 – 5 năm có 7 lần xuất hiện chiếm 20% trong tổng số 35 hộ nông dân điều tra trên địa bàn, còn lại từ 6 -12 năm chiếm 80%. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ở nông thôn đang từng bƣớc đƣợc thực hiện, ngày nay cây mè đã và đang mang lại giá trị kinh tế cao cho ngƣời nông dân, kinh nghiệm trồng cũng là một trong nhiều yếu tố nâng cao năng suất trồng, vì vậy mè trong tƣơng lai sẽ là cây trồng chủ lực của huyện.

Bảng 4.4: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ mè Hè Thu năm 2013 Đơn vị: ngàn đồng/ 1000m2 Các khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Chi phí giống 46,36 3,28 2.Chi phí thuốc BVTV 110,60 7,83 3.Chi phí phân bón 688,00 48,73

4.Chi phí LĐGĐ (gieo trồng, bón phân, thu hoạch, tƣới tiêu)

158,25 11,20

5.Chi phí LĐT (thu hoạch) 408,69 28,96

Tổng chi phí 1.411,90 100 Tổng doanh thu 4.282,57

Tổng lợi nhuận 2.870,67

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ năm 2013)

Về chi phí giống: đa số nông hộ trên địa bàn sử dụng giống mè đen và phần lớn mỗi vụ sẽ đi mua giống về trồng chứ không hộ nào trữ giống lại cho vụ sau, và mỗi vụ trồng nhƣ vậy mỗi công chỉ trồng khoảng 0,5 kg giống/ 1000m2, nên chi phí mua giống là không cao vì vậy chi phí xuống giống trung bình của vụ Hè Thu một công độ chừng 46,36 ngàn đồng/ 1000m2, chiếm 3,28% trong tổng chi phí sản xuất.

Về chi phí phân bón: Đây là chất dinh dƣỡng rất cần thiết để cung cấp cho cây trồng. Đồng thời cũng trả lại cho đất một phần chất dinh dƣỡng sau mỗi vụ. Trong vụ này nông dân thƣờng bón phân trung bình khoản 3 lần/ 1 vụ và công việc bón phân chủ yếu là công LĐGĐ. Các loại phân mà nông hộ thƣờng sử dụng nhƣ: NPK 20 – 20 – 15, DAP, Ure, Kali. Phần lớn liều lƣợng nông dân sử dụng dựa vào kinh nghiệm của những vụ trƣớc ngoài ra không có công thức cố định, cho nên chi phí phân bón sử dụng còn khá cao và đây cũng là chi phí chiếm cao nhất trong tổng chí sản xuất cho toàn vụ mè, chi phí phân bón vào

Các khoản mục LĐGĐ LĐT

khoản 688,00 ngàn đồng/ 1000m2, chiếm 48,73% trong tổng chi phí sản xuất trên toàn vụ.

Về chi phí thuốc BVTV: Ở giai đoạn cây mè ra hoa (25 – 30 ngày sau khi gieo) đến khi có trái nếu có sâu bệnh phát sinh thì khoảng 3 – 5 ngày xịt một lần sử dụng các loại thuốc sau: Supracide 40 ND ngừa sâu ăn tạp, Bonanza100DD, Manzate 200 ngừa bệnh héo rủ cây con ở giai đoạn 3-5 ngày sau khi gieo. Sâu bệnh trên cây mè thƣờng không nhiều bằng những cây trồng khác vì vậy mà chi phí thuốc trên cây mè cũng ở mức trung bình khoản 110,60 ngàn đồng/ 1000m2

và chi phí cho thuốc BVTV là một trong những loại chi phí cao trong tổng chi phí sản xuất.

Về chi phí lao động LĐGĐ: Do số lao động trung bình trong sản xuất nông nghiệp trên một vụ khoản 3 – 4 ngƣời vì vậy cho nên phần lớn nông dân nơi đây sử dụng công LĐGĐ là chủ yếu với chi phí khoản 158,25 ngàn đồng/ 1000m2

, chiếm 11,20% trong tổng chi phí sản xuất trên toàn vụ. Chi phí LĐGĐ sử dụng chủ yếu ở những giai đoạn gieo trồng, bón phân, tƣới tiêu và một phần LĐGĐ sử dụng vào thu hoạch chiếm 41,00 ngàn đồng/ 1000m2.

Về chi phí lao động thuê: Ngoài việc tận dụng nguồn lao động trong gia đình, ngƣời dân nơi đây còn thuê thêm lao động đặc biệt ở giai đoạn thu hoạch, chi phí thuê máy cắt, suốt mè là không nhỏ chiếm 28,96% trong tổng chi phí sản xuất và số tiền để trả cho thuê máy một công bình quân là 408,69 ngàn đồng/ 1000m2.

Cp giống Cp thuốc BVTV Cp phân bón Cp LĐGĐ Cp LĐT

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ năm 2013)

Hình 4.1 Cơ cấu chi phí sản xuất vụ mè Hè Thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các khoản chi phí trên ta thấy rằng tổng chi phí vụ mè Hè Thu là 1.411,90 ngàn đồng/ 1000m2, trong đó doanh thu của nông hộ là 4.282,57 ngàn đồng/ 1000m2, nhƣ vậy lợi nhuận mà nông dân có đƣợc ở vụ Hè Thu là sẽ là 2.870,67 ngàn đồng/ 1000m2

ở vụ này năng suất trung bình đạt 8 giạ/ 1000m2. Đây là mức năng suất tƣơng đối cao của nông dân hai xã Tân Lƣợc và Tân An

Thạnh. Bảng 4.5: Các chỉ số tài chính vụ mè Hè Thu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Mè vụ Hè Thu

Chi phí Ngàn đồng/ 1000m2 1.411,90 Doanh thu Ngàn đồng/ 1000m2 4.282,57 Lợi nhuận Ngàn đồng/ 1000m2 2.870,67

Doanh thu/ chi phí % 303,32

Lợi nhuận/ chi phí % 203,32

Lợi nhuận/ doanh thu % 67,03

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ năm 2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy mức độ đầu tƣ của nông dân vào vụ mè Hè thu nhƣ sau: Ở vụ này nếu ngƣời nông dân bỏ ra 100 đồng chi phí đầu tƣ ban đầu thì nông dân sẽ thu lại đƣợc 303,32 đồng doanh thu, và 100 đồng chi phí bỏ ra đó sẽ đem về cho ngƣời nông dân 203.32 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận chia doanh thu sẽ là 67,03% nói lên trong 100 đồng doanh thu sẽ mang về cho ngƣời nông dân 67,03 đồng lợi nhuận.

48,73% 3,28%

28,96%

11,20%

Bảng 4.6: Nguyên nhân chính để nông hộ sử dụng giống mè đen

Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

1. Dễ trồng 35 33,02

2.Lợi nhuận cao hơn cây khác 23 21,70

3. Theo phong trào 5 4,72

4.Đất đai phù hợp 7 6,60

5.Vốn đầu tƣ thấp 24 22,64

6.Theo nhu cầu thị trƣờng 0 0,00

7.Khác 12 11,32

Tổng 106 100

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ năm 2013)

Chi phí đầu tƣ sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác khá dễ và phù hợp với điều kiện địa phƣơng nên từ nhiều năm qua, nông dân xã Tân Lƣợc và Tân An Thạnh (huyện Bình Tân, Vĩnh Long) chọn trồng mè đen để gieo trồng. Đây là cây màu đang “lên ngôi”, mang lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân nơi đây. Cây mè là loại cây dễ trồng trong các loại cây rau màu luân canh trên đất ruộng, theo số liệu điều tra thu đƣợc thì 35/ 35 hộ điều cho rằng cây mè là cây dễ trồng,“Mè là cây dễ trồng, miễn sao phân nƣớc đầy đủ là phát triển và cho năng suất cao. Trồng mè nông dân thu lợi nhuận gấp đôi trồng lúa” (ông Võ Văn Theo trƣởng phòng NN & PTNN cho biết).

Trong số 35 hộ thì có 23 số hộ đồng ý trồng mè mang lại lợi nhuận hơn cây trồng khác chiếm 21,70% và đồng thời có 24 hộ chọn vốn đầu tƣ thấp chiếm 22,64 %.Với chi phí sản xuất suốt vụ mè chỉ khoảng 1,4 triệu đồng/ 1000m2, trong khi trung bình mè thu hoạch đƣợc 157 kg/công ngƣời dân nơi đây nhận định rằng trồng mè mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa 2 – 3 lần “Trồng mè hiệu quả cao hơn so với trồng lúa, do kỹ thuật đơn giản nên khâu chăm sóc cũng an nhàn” (Ông Nguyễn Văn Năm (SN 1947), ấp Tân Long, xã Tân Lƣợc). Trong khi đó 12 nông hộ lại cho rằng (chiếm 11%) nguyên nhân chính để sạ giống mè đen là vì giống mè đen ít sâu bệnh hơn so với những giống khác.

Đƣợc sự quan tâm và tuyên truyền từ phía chính quyền địa phƣơng nên ngƣời dân đã thấy đƣợc tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đƣa rau màu xuống ruộng phá dần thế độc canh của cây lúa và cây mè là một trong những loại cây màu đƣợc chọn trồng vì vậy mà lí do trồng theo phong trào không phải là nguyên nhân nên không có ít hộ chọn.

Bảng 4.7: Chất lƣợng giống mè đen

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính giữa vụ lúa hè thu và vụ mè hè thu trong hai mô hình chuyên canh và luân canh ở huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 37)