2.2.3.1. Đặc điểm bệnh nhân ở mẫu nghiên cứu tại thời điểm ban đầu
- Tuổi, giới, thể trạng, thời gian mắc bệnh đái tháo đường (xem mục 2.2.4.1). - Tình trạng bệnh lý của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (tăng huyết áp và đái tháo đường, bệnh tim mạch) (hồi cứu bệnh án).
- Chức năng gan, thận và khả năng tổn thương cơ tại thời điểm bắt đầu điều trị (xem mục 2.2.4.2).
- Các chỉ số lipid máu tại thời điểm bắt đầu lấy bệnh nhân để theo dõi (xem mục 2.2.4.3).
- Phân loại các type RLLM (xem mục 2.2.4.4). - Nguy cơ tim mạch (xem mục 2.2.4.5).
2.2.3.2. Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc điều trị RLLM ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
- Đánh giá sự cần thiết của việc sử dụng thuốc ở thời điểm bắt đầu điều trị (xem mục 2.2.4.6).
- Các thuốc điều trị RLLM được sử dụng (hồi cứu bệnh án). - Phác đồ khởi đầu và liều khởi đầu (hồi cứu bệnh án).
- Sự thay đổi phác đồ điều trị trong quá trình theo dõi điều trị.
- Sử dụng thuốc ở các bệnh nhân có chức năng gan, thận bất thường.
2.2.3.3. Đánh giáhiệu quả kiểm soát lipid máu ở các bệnh nhân ĐTĐ type
2 có RLLM (xem mục 2.2.4.7)
- Hiệu quả kiểm soát các thông số lipid máu lúc đói. - Các biến cố bất lợi xuất hiện trong quá trình điều trị. - Sự thay đổi chức năng gan - thận trong quá trình điều trị.
2.2.3.4. Phân tích các yếu tố liên quan đến việc kiểm soát LDL-C trong điều trị
- Ảnh hưởng của thay đổi phác đồ trong điều trị
- Ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ tim mạch đến hiệu quả điều trị