Trước khi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) đi vào hoạt động kể từ ngày 01/5/2006, hệ thống thanh toán cho giao dịch TPCP vẫn được tiến hành độc lập trên các bộ phận đăng ký-lưu ký và thanh toán bù trừ trên 2 TTGDCK. Ke từ ngày 1/5/2006, hệ thống lưu ký, thanh toán giao dịch trái phiếu trên thị trường tập trung do TTLK quản lý sau khi tiếp nhận chức năng này từ hai TTGDCK.
Việc tiếp nhận các nhiệm vụ lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ, trong đó bao gồm cả hệ thống kĩ thuật từ các TTGDCK được thực hiện trên cơ sở nguyên trạng. Vì vậy, về mặt tổ chức, vận hành, hệ thống lưu ký, thanh toán trái phiếu của TTLK vẫn được tổ chức độc lập như trước đây mà chưa có sự họp nhất. Theo đó, Trụ sở chính TTLK tại Hà Nội quản lý và vận hành hệ thống lưu ký, thanh toán cho các giao dịch trái phiếu trên TTGDCK Hà Nội; Chi nhánh TTLK tại Tp.HCM quản lý và vận hành hệ thống lưu ký, thanh toán cho các giao dịch trái phiếu trên SGDCK Tp.HCM.
Do TPCP vẫn được tổ chức giao dịch tại SGDCK và TTGDCK, nên tổ chức hoạt động của hệ thống và điểm đặc thù giữa hai hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu có sự khác nhau, về cơ bản hoạt động đăng ký, lưu ký TPCP và nguyên tắc thanh toán là tương tự như nhau tại SGDCK và TTGDCK, cụ thể là:
- Đăng kỷ trái phiếu: Trái phiếu niêm yết trên SGDCK được đăng ký thông
tin chi tiết tại Chi nhánh TTLK, bao gồm: thông tin về đơn vị phát hành, loại, số lượng chứng khoán phát hành, lãi suất, thời hạn và thông tin về chủ sở hữu... Đe làm cơ sở theo dõi và quản lý.
-Lim kỷ trải phiếu: Nhà đầu tư lưu ký trái phiếu vào Chi nhánh TTLK thông
qua các thành viên lưu ký để được giao dịch trên TTGDCK.
- Nguyên tẳc thanh toán: Thanh toán giao dịch trái phiếu được thực hiện theo
nguyên tắc chuyển giao đồng thời thanh toán DVP, thanh toán tiền diễn ra đồng thời và chắc chắn với thanh toán chứng khoán.
Do đặc thù của hệ thống nên hoạt động thanh toán tại SGDCK và TTGDCK cỏ khác nhau về một số điểm sau:
GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phưtmg Chinh SVTII: Nguyễn Văn Quốc Đề tài: Hoạt động thị trường trải phiếu Chính phủ ở Việt Nam
❖ Thanh toán giao dịch trái phiếu tại SGDCK Tp.HCM
Sau khi giao dịch được thực hiện trên SGDCK, giao dịch TPCP sẽ được thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương với thời gian thanh toán T+l (một ngày làm việc sau ngày giao dịch).
- về bù trừ giao dịch trải phiếu: Sau khi kết thúc giao dịch, kết quả giao dịch
sẽ được chuyển từ hệ thống giao dịch sang hệ thống lưu ký, thanh toán. Giao dịch trái phiếu sẽ được bù trừ đa phương. Kết quả bù trừ tiền được chuyển sang Ngân hàng chỉ định thanh toán (NHĐT&PTVN) Chi nhánh Nam kỳ Khởi nghĩa (tại Tp.HCM) để thanh toán tiền.
- Thanh toán giao dịch trái phiếu: TTLK (Chi nhánh Tp.HCM) thanh toán
chứng khoán thông qua các tài khoản lưu ký của thành viên lưu ký mở tại TTLK. Ngân hàng chỉ định thanh toán Chi nhánh Nam kỳ Khởi nghĩa thanh toán tiền cho các giao dịch trái phiếu thông qua các tài khoản tiền của thành viên lưu ký và TTLK mở tại Ngân hàng chỉ định.
❖ Thanh toán giao dịch trái phiếu tại TTGDCK Hà Nội
Phương thức thanh toán: Giao dịch trái phiếu trên TTGDCK Hà Nội được thanh toán theo một trong ba phương thức tuỳ thuộc vào điều kiện giao dịch như sau:
- Đoi với giao dịch thực hiện theo phương thức báo giá: Áp dụng phương
thức thanh toán giao dịch bù trừ đa phương.
- Đối với giao dịch thực hiện theo phương thức thoả thuận: Phương thức
thanh toán áp dụng cho các giao dịch thoả thuận có khối lượng giao dịch khác nhau như sau:
- Thời gian thanh toán:
+ Thanh toán bù trừ đa phương: T+3
+ Thanh toán bù trừ song phương: T+2 + Thanh toán trực tiếp: T+l-T+3
Bù trừ giao dịch trái phiếu: Sau khi kết thúc giao dịch, kết quả giao dịch sẽ đuợc chuyển từ hệ thống giao dịch sang hệ thống luu ký, thanh toán. Giao dịch trái phiếu sẽ đuợc phân loại để bù trừ theo lựa chọn về phuomg thức thanh toán của nguời đầu tu. Kết quả bù trừ tiền đuợc chuyển sang Ngân hàng chỉ định thanh toán (NHĐT&PTVN) Chi nhánh Hà Thảnh (tại Hà Nội) để thanh toán tiền.
- Thanh toán giao dịch trải phiếu:
+ TTLK (Trụ sở chính) thanh toán chứng khoán thông qua các tài khoản luu
ký của thành viên luu ký mở tại TTLK.
+ Ngân hàng chỉ định thanh toán Chi nhánh Hà Thảnh thanh toán tiền cho các giao dịch trải phiếu thông qua các tài khoản tiền của thành viên lưu ký và TTLK mở tại Ngân hàng chỉ định
2.3.5.I. Đánh giá thực trạng Thị trường Giao dịch TPCP
❖Những kết quả đạt được
Thứ nhất, thị trường giao dịch trái phiếu ngày càng được củng cố, hoàn thiện
và phát triển. Thị trường giao dịch TPCP được hình thành và trở thành bộ phận của thị trường chứng khoán Việt Nam. TPCP niêm yết tại SGDCK ngày càng nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại. Hoạt động giao dịch trái phiếu có nhiều dấu hiệu tích cực, nhất là hoạt động giao dịch theo phưomg thức thỏa thuận giá đã phần nào phản ảnh được sự biến động của giá theo cơ chế thị trường, thông qua đó sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có đủ các thông tin để phân tích, đánh giá từ đó sẽ đưa ra quyết định về lãi suất trái phiếu phù họp; ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ có thêm thông tin cần thiết để xác định được lợi tức đầu tư trái phiếu khi tham gia giao dịch TPCP ừên thị trường giao dịch.
Ngoài ra, TPCP được phép giao dịch trên thị trường mở sẽ tạo điều kiện để thị trường giao dịch ngày càng phát triển và thu hút được nhiều thành viên tham gia vào thị trường này.
Thứ hai, Thị trường giao dịch TPCP ngày càng được hoàn thiện hơn nhờ
việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào thị trường. Kể từ khi đi vào hoạt động tháng 7/2000, TTGDCK Tp.HCM đã đưa các thông tin về chứng khoán lên bảng giao dịch điện tử, thông qua các thông tin trên bảng điện tử nhà đầu tư sẽ có đầy đủ các thông tin cần thiết trước khi ra quyết định đầu tư, hạn chế tối thiểu sai sót có thể xảy ra trong hoạt động niêm yết, giao dịch TPCP trên thị trường; đảm bảo an toàn và bí
Thứ ba, Các dịch vụ chăm sóc và hỗ ừợ khách hàng ngày càng phong phú và
đa dạng hon. SGDCK cùng với các công ty chứng khoán đã cung cấp dịch vụ lưu ký, thanh toán bù trừ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư như trả lãi định kỳ, cầm cố TPCP ừong các quan hệ tín dụng. TPCP được phát hành dưới hình thức ghi số nên đã giảm bớt được chi phí in ấn trái phiếu. Ngoài ra, SGDCK áp dụng hình thức thanh toán bù trừ tập trung nên đã rút ngắn được thời gian thanh toán khi thực hiện các giao dịch, tiết kiệm được các khoản chi phí giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhả đàu tư kinh doanh TPCP.
❖Những bất cập và hạn chế
Thứ nhất, Hoạt động của thị trường giao dịch TPCP chưa thật sự sôi động.
Kể từ khi ra đỏfi và đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 cho đến nay, nhìn chung hoạt động giao dịch TPCP trên thị trường giao dịch tập trung vẫn còn nhiều hạn chế. Thời gian gần đây, các phưomg thức phát hành trái phiếu đã được đa dạng hom, tuy nhiên, vẫn còn những bất cập trong cơ chế phát hành, nhất là phát hành qua SGDCK làm ảnh hưởng đến mục tiêu huy động vốn và phát triển thị trường. Việc xác định lãi suất chỉ đạo đôi khi chưa căn cứ vào tình hình biến động của nền kinh tế, không phản ánh xác thực tình hình thị trường; hình thức trái phiếu chưa phong phú. Mặc dù TPCP là loại công cụ tài chính có độ an toàn cao (được đảm bảo bằng Ngân sách Nhà nước), nhưng nó chưa thực sự giữ vai trò chủ đạo trong các giao dịch chứng khoán. Thực tế cho thấy, khối lượng TPCP đã niêm yết là khá lớn, nhưng hoạt động giao dịch lại kém sôi động. Ở nhiều phiên giao dịch không có lệnh đặt mua, bán và không có giao dịch. Khối lượng giao dịch TPCP trong các phiên có giao dịch cũng rất thấp, trừ những phiên có giao dịch thỏa thuận giữa các nhà đầu tư có tổ chức.
Thứ hai, TPCP trên thị trương giao dịch còn ít về số lượng, chưa phong phú
về chủng loại. Đến thời điểm hiện tại, chỉ có TPCP đấu thầu tại SGDCK và Bảo lãnh phát hành mới đảm bảo đủ các yêu cầu kỹ thuật niêm yết và giao dịch của SGDCK; còn một khối lượng lớn TPCP bán lẻ qua hệ thống KBNN, công trái xây dựng Tổ quốc vẫn chưa đủ điều kiện để dược niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung, số lượng TPCP niêm yết tại SGDCK chỉ chiếm khoảng 10% tổng số lượng TPCP đang lưu hành. Thêm vào đó, hầu hết trái phiếu phát hành qua hình thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành là trái phiếu trung, dài hạn (kỳ hạn 05 năm, 10 năm và 15 năm) thiếu các loại ừái phiếu có kỳ hạn ngắn hơn như 02 năm, 03 năm. Vì vậy, lượng vốn đầu tư của thành viên đấu thầu là các tổ chức tín dụng
vào trái phiếu vẫn còn hạn chế do chưa có trái phiếu kỳ hạn ngắn phù họp với nguồn vốn khả dụng của họ.
Thứ ba, Thiếu các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp và nhà tạo lập thị
trường. Hiện nay các nhà đầu tư có tổ chức chủ yếu là các NHTM, các công ty Bảo hiểm tham gia đấu thầu trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành thường nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn chứ không đưa TPCP ra giao dịch và họ coi đây là một công cụ đầu tư dài hạn. Chính vì những lý do này mà hoạt động giao dịch TPCP trên thị trường giao dịch kém sôi động, chưa phản ảnh hết tiềm năng của nó. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay số lượng các Quỹ đầu tư còn rất ít đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường. Các nhà đàu tư cá nhân thì hầu như họ không tham gia giao dịch TPCP trên thị trường giao dịch. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là mặc dù TPCP có độ rủi ro thấp, nhưng lãi suất TPCP chưa thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, lợi tức từ hoạt động kinh doanh TPCP còn thấp.
Thứ tư, Cơ chế chính sách của chúng ta chưa thật sự họp lý, có nhiều điểm
còn chưa phù họp. Chang hạn, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì trái phiếu dài hạn được sử dụng làm tài sản cầm cố trong việc vay vốn của Ngân hàng Trung ương, nhưng theo Luật các tố chức tín dụng lại không cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng trái phiếu dài hạn làm tài sản thế chấp, cầm cố trong việc vay vốn của Ngân hàng Trung ương, điều này cũng làm hạn chế tính ưu việt và sự có mặt của TPCP trên thị trường tài chính với tư cách là một công cụ nợ có độ an toàn cao nhất.
2.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG HẠN CHẾ CỦA THỊTRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM
Những hạn chế, bất cập của thị trường TPCP trong thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:
2.4.1. Môi trường kinh tế chưa thật sự ổn định
Mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn đổi mới có sự tăng trưởng khá nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm những nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, lạm phát tăng cao tuy đã được kiềm chế nhưng tình hình lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức cao, sự mất cân đối trong cơ cấu các ngành kinh tế còn rất cao, thị trường tài chính chưa phát triển... Những điều này khiến cho việc thu hút các nhà đầu tư lớn tham gia vào thị trường TPCP còn gặp nhiều khó khăn
Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta hiện nay còn khá thấp, nên dẫn đến khả năng tiết kiệm trong dân cư để đầu tư còn rất thấp, chưa tạo được cơ hội thu hút
đầu tư vào TPCP. Việc áp dụng khung lãi suất trần do Bộ Tài chính ấn định đã làm cản trở thị trường (vì lãi suất thị trường phải được hĩnh thành dựa vào quan hệ cung cầu của thị trường). Hầu hết các nhả đầu tư ở Việt Nam chưa hiểu biết nhiều và không yên tâm tin tưởng tham gia đầu tư vào TPCP. Thêm vào đó, thị trường TPCP Việt Nam phát triển chưa đủ mạnh. Chính vì lẽ đỏ, mà một bộ phận dân cư họ có thu nhập cao và có những khoản tiền nhàn rỗi họ thường gửi tiết kiệm vào ngân hàng, chứ chưa mạnh dạn đầu tư vào TPCP trung và dài hạn. Do đó làm cho thị trường TPCP kém phát triển, dẫn đến hạn chế trong việc thu hút vốn để phục vụ đầu tư phát triển của Chính Phủ.
2.4.2. Quy mô về vốn của các nhà đầu tư và phân phối TPCP chưa thật sựmạnh mạnh
Trên thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPCP nói riêng việc phân phối trái phiếu trên thị trường phát hành còn thiếu hệ thống phân phối, bên cạnh đó cũng chưa thu hút các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp. Một bất cập nữa là quy mô vốn của các nhà đầu tư còn rất khiêm tốn; hầu hết các tổ chức đấu thầu, tổ chức bảo lãnh phát hành chỉ đáp ứng các đợt phát hành nhỏ chứ chưa đủ khả năng đấu thầu trọn gói các đợt phát hành TPCP theo lô lớn. Việc thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức (Quỹ đầu tư) cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động đấu thầu trái phiếu; bởi vì, Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp từ các nhà đầu tư là nơi tập trung các nguồn vốn nhỏ thành nguồn vốn lớn và tập trung. So với các nhà đầu tư nhỏ, Quỹ đầu tư mới có tiềm lực tài chính đủ lớn (đảm bảo điều kiện về vốn) để tham gia vào hoạt động đấu thầu trái phiếu.
2.4.3. Sự phối hợp của các Ctf quan quản lý còn nhiều bất cập
Các văn bản về phân định trách nhiệm của các cơ quan quản lý còn chưa rõ ràng dẫn đến việc tổ chức phối họp chưa cao, thiếu tính hiệu quả.
Một trong những công việc hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến sự thành công của chiến lược huy động vốn đó là công tác kế hoạch hóa; song công tác này hiện nay còn chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ xây dựng kế hoạch hàng năm, quý, tháng chưa có chiến lược tổng thể về huy động vốn thông qua hình thức TPCP. Do công tác kế hoạch hóa NSNN còn hạn chế nên dẫn đến phát hành trái phiếu còn thụ động, thời điểm phát hành đôi lúc còn trùng nhau, chưa phù họp với khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế, dẫn đến lãi suất chưa thật chuẩn, đôi lúc còn khá cao không sát với tình hình thực tế.
Tóm lại, TPCP là một hàng hóa có chất lượng cao trong thị trường vốn; mặc
dù khối lượng phát hành và giao dịch chưa thật nhiều, quy mô thị trường chưa phản
ánh hết tiềm năng, việc phát hành TPCP để huy động vốn còn nhiều điểm bất cập. Lý do chính là nền kinh tế nuớc ta chua thật sự phát triển mạnh, hành lang pháp lý chua đầy đủ và thiếu đồng bộ. Để phát huy hết đuợc vai trò của TPCP và thị trường TPCP đối với sự phát triển chung của nền kinh tế; huy động nguồn lực tài chính đủ mạnh cho NSNN và cho đầu tư phát triển, chúng ta cần có cái nhìn mới horn nữa trong việc huy động vốn hên thị trường tài chính. Từ thực trạng hoạt động của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp từ đó nghiên cứu đưa ra những giải pháp phù họp với điều kiện, bối cảnh cụ thể của thị trường hiện nay nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay
Kết luận chưorng 2
Với quá trình hình thành và phát triển, từ tháng 7/2000 đến nay thị trường