CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊTRƯỜNG TRÁIPHIẾU CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu Hoạt động thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 28)

CHÍNH PHỦ TRONG NÈN KINH TẾ VIỆT NAM

1.4.1. Chức năng của thị trường trái phiếu Chính phủ

Thị trường trái phiếu Chính phủ là một bộ phận cơ bản của thị trường chứng khoán; thị trường chứng khoán là bộ phận cấu thành nên thị trường tài chính. Với vai trò hết sức quan trọng ương nền kinh tế, đặc biệt đối với những nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; thông qua thị trường tài chính, Chính phủ của một quốc gia có thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi ương xã hội để thực hiện đầu tư vào chương trình mục tiêu cụ thể của Chính phủ. Từ đó ta thấy, thị trường trái phiếu Chính phủ có chức năng hết sức quan ừọng trong nền kinh tế và được thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, Thị trường trái phiếu Chính phủ có chức năng huy động và phân

bố các nguồn vốn. Trái phiếu Chính phủ tham gia vào thị trường vốn (trái phiếu trung và dài hạn) và cả thị tường tiền tệ (trái phiếu ngắn hạn). Thị trường trái phiếu Chính phủ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại TPCP đáp ứng nhu cầu về vốn và đầu tư của các chủ thể trong xã hội.

Thủ hai, Thị trường TPCP có chức năng đánh giá hoạt động của nền kinh tế,

với một quốc gia có sự ổn định về kinh tế sẽ làm cho đời sống, thu nhập của toàn xã hội được nâng cao, phần tích lũy ngày càng lớn, dẫn đến nhu cầu đầu tư tăng cao, khi Chính Phủ tiến hành thu hút vốn phục vụ cho mục đích đầu tư phát triển bằng cách phát hành trái phiếu thì các nhà đầu tư sẽ rất an tâm trong việc bỏ vốn vào đầu tư trung và dài hạn.

Thứ ba, Thông qua thị trường TPCP có thể đánh giá mức độ hiệu quả của

nền kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ đòi hỏi rất nhiều vốn để chi cho đầu tư phát triển; Chính phủ phải phát hành trái phiếu để huy động nguồn vốn để bù đắp cho NSNN bị bội chi trong quá trình đầu tư và phát triển kinh tế.

Thứ tư, Thị trường trái phiếu Chính phủ là công cụ quan trọng và hữu hiệu

của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ quốc gia. Với sự đa dạng về kỳ hạn, lãi suất,... Mỗi loại trái phiếu Chính phủ có mức tác động nhất định lên nền kinh tế. Mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút các nguồn lực tài chính cho các mục tiêu chiến lược quốc gia. Thị trường trái phiếu Chính phủ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế; nó không chỉ đom thuần là công cụ để Chính phủ huy động nguồn vốn mà còn là công cụ để điều chỉnh nền kinh tế. Chính vì thế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ.

1.4.2. Vai trò của thị trường trái phiếu Chính phủ

Thị trường trái phiếu Chính phủ là một công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong chính sách điều hành nền kinh tế. Với tàm quan trọng đó, vai trò của thị trường trái phiếu Chính phủ thể hiện ở các điểm sau:

- Thị trường TPCP là kênh lưu dẫn vốn, với sự tham gia của mình, thị trường trái phiếu Chính phủ góp phần làm phong phú thêm hàng hóa lưu thông trên thị trường tài chính; thúc đẩy sự hình thảnh và phát triển các định chế tài chính trung gian. Thị trường trái phiếu Chính phủ tạo điều kiện khơi thông các luồng vốn trong xã hội, là nơi tích tụ các nguồn vốn nhỏ thành nguồn vốn lớn, biến các nguồn vốn ngắn hạn thành các nguồn vốn dài hạn.

- Thị trường trải phiếu Chính phủ góp phần điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông (rút bớt lượng tiền dư thừa trong lưu thông), góp phần kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Thông qua đó, thị trường TPCP có thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Chính phủ các nước trên thế giới đều sử dụng thị trường TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển và coi đây là một công cụ quan ừọng trong việc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ quốc gia. Trái phiếu Chính phủ có nhiều loại, nhiều kỳ hạn khác nhau mỗi loại có một tác động nhất định đến quá trình phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Tín phiếu kho bạc vừa có vai trò là kênh huy động vốn bù đắp thâm hụt NSNN, vừa là công cụ của thị trường tiền tệ; ngay cả khi nền kinh tế của một quốc gia phát triển mạnh và ổn định, Chính phủ vẫn phát hành tín phiếu kho bạc để nhằm mục đích đảm bảo hàng hóa cho thị trường tiền tệ hoạt động.

Tóm ỉại, Chính phủ thông qua việc phát hành TPCP để huy động nguồn vốn

cho Ngân sách Nhà nước, cho mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế,... Đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của TPCP và thị trường trái phiếu Chính phủ trong quá trình phát triển kinh tế. Không chỉ với vai trò huy động nguồn vốn, trái phiếu Chính phủ và thị trường trái phiếu Chính phủ còn là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Trong xu thế phát triển, hội nhập và mở cửa nền kinh tế, huy động các nguồn vốn và điều tiết nền kinh tế thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ngày càng được nhiều Chính phủ các nước quan tâm bởi những tác động tích cực của nó đến nền kinh tế. Với xu hướng hội nhập quốc tế, thì việc phát hành trái phiếu Chính phủ sẽ thu hút không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà ngay cả Chính phủ của các quốc gia cũng hăng hái tham gia nhằm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ và tăng vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

1.5. Sự QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VÈ HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TPCP

Với vai trò là kênh huy động vốn chủ đạo cho NSNN và cho đàu tư phát triển, thị trường TPCP có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của một quốc gia; đây là một phưomg thức huy động vốn đầu tư trung và dài hạn mang lại hiệu quả cao. Thị trường TPCP ra đời phản ánh một nền kinh tế phát triển và hiện đại; do đó, nó đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, một trình độ phát triển cao. Chính vì thế, Nhà nước cần phải quản lý thị trường TPCP bằng nhiều công cụ khác nhau như thông qua hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, thông qua các chính sách của Nhà nước (bao gồm các văn bản pháp luật điều chỉnh và các chính sách về kinh tế như sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước,... Xây dựng cơ sở hạ tàng cho thị trường TPCP hoạt động). Trong đó, việc ban hành các văn bản pháp luật đóng vai trò chủ đạo, xương sống giúp cho thị trường TPCP phát triển bền vững.

Đề tài: Hoạt động thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam

1.5.1. Sự quản lý của Ctf quau Nhà nước đối với hoạt động thị trường TPCP

Đe quản lý thị trường TPCP, Nhà nước phải thông qua các cơ quan chuyên trách của mình. Thị trường TPCP nếu được quản lý tốt sẽ tác động tích cực đến hiệu quả và độ an toàn cho thị trường, qua đó sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Cơ quản quản lý Nhà nước đóng vai trò là các nhà hoạch định, nghiên cứu đầu tư, quản lý và cung cấp thông tin; xây dựng cơ chế giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ cho TPCP. Giúp cho hoạt động giao dịch của thị trường diễn ra nhanh chống, chính xác, công bằng và mang lại hiệu quả cao.

Sự quản lý thể hiện ở hai mặt là lập pháp và hành pháp, thiết lập khung pháp lý cho thị trường và đảm bảo thi hành trên thực tế nhằm đảm bảo uy tín cho thị trường và nhất là bảo đảm cho các nhà đầu tư một sự đối xử công bằng.

Quản lý thị trường TPCP đòi hỏi cần sự phối họp chặt chẽ của nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt là Chính phủ mà cụ thế là Bộ Tài chính, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện quản lý Nhà nước về TPCP và thị trường TPCP.

Để hiểu rõ về cách thức quản lý của cơ quan Nhà nước đối với thị trường TPCP ta đi nghiên cứu về vai trò của từng chủ thể một.

1.5.1.1. Vai trò của các chủ thể tham gia quản lý hoạt động thị trườngTPCP TPCP

Vai trò của Chính phủ

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước22. Quản lý TPCP và hoạt động thị trường TPCP nằm trong nhiệm vụ quản lý kinh tế của Chính phủ; trong đó, Chính phủ phân cấp quản lý cho từng cơ quan chuyên trách đó là Bộ Tài chính và úy Ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính cùng các Bộ, Ngành có liên quan.

Chính phủ ban hành các Nghị định nhằm điều chỉnh hoạt động thị trường TPCP cho phù họp với sự phát triển của từng thời kỳ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (Bộ Tài chính giữ vai trò chủ đạo) trong việc điều hành và quản lý hoạt động thị trường TPCP.

> Vai trò của Bộ Tài chính

Bộ tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý công tác phát hành TPCP, Bộ Tài chính quản lý các vấn đề về ngân sách, kế toán, kiểm toán,

Đề tài: Hoạt động thị trường trải phiếu Chính phủ ở Việt Nam

tài chính phụ vụ quá trình phát hành TPCP. Như vậy, Bộ Tài chính giữ hai nhiệm vụ trọng tâm là thực thi chính sách tài chính quốc gia về phát hành TPCP và quản lý hoạt động thị trường TPCP.

Trong phạm vi quyền hạn của mình, Bộ Tài chính chỉ đạo cho ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) quản lý chuyên ngành về thị trường TPCP.

V Vai trò của ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Úy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75-CP ngày 28/11/1996 về việc thành lập ủy Ban Chứng khoán Nhà nước. Theo quy định, lúc này UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tố chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chửng khoán23. Tuy nhiên, nhằm nâng cao khả năng hoạt động cũng như thống nhất việc quản lý của các cơ quan trong việc phát triển thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPCP nói riêng, ngày 19/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP về việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính. Đây là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc điều hành chính sách tài chính, giúp cho việc ban hành và thực thi các chính sách quản lý về thị trường TPCP được hiệu quả hơn.

Không chỉ gói gọn trong lĩnh vực điều hành chính sách kinh tế, việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính còn nằm trong quá trình cải cách hành chính Nhà nước của Chính phủ giai đoạn 2001-2010 nhằm điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ cho phù họp với yêu cầu quản lý Nhà nước trong tình hình mới.

V Cơ cấu tổ chức của ủy ban chúng khoán Nhà nước

Căn cứ vào Điều 3 Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg ngày 11/9/2009 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, cơ cấu tố chức của UBCKNN bao gồm:

- Vụ Pháp chế;

- Vụ Phát triển thị trường chứng khoán; - Vụ quản lý và phát hành chứng khoán; - Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán;

- Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán; - Vụ Giám sát thị trường chứng khoán;

- Vụ Họp tác quốc tế; - Vụ Tổ chức cán bộ;

- Vụ Tài vụ - Quản trị; - Văn phòng;

- Cơ quan Đại diện úy ban Chứng khoán Nhà nuớc tại thành phố Hồ Chí - Thanh tra;

- Cục Công nghệ thông tin;

- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán; - Tạp chí chứng khoán.

Trong các đơn vị theo quy định nhu trên thì Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán và Tạp chí chứng khoán là hai đơn vị sự nghiệp còn lại là các đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nuớc.

Bộ truởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc úy ban Chứng khoán Nhà nuớc.

• Cơ cấu lãnh đạo của ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Theo Điều 4 Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg ngày 11/9/2009 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban Chứng khoán Nhà nuớc trực thuộc Bộ Tài chính, lãnh đạo UBCKNN bao gồm:

- UBCKNN có Chủ tịch và không quá 03 Phó Chủ tịch.

- Chủ tịch là nguời đứng đầu UBCKNN, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của UBCKNN. Các Phó Chủ tịch UBCKNN chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBCKNN và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hướng dẫn, tổ chức đăng ký và xác nhận hạn mức vay thương mại nước ngoài cho các đợt phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế.

Mua lại nguồn ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ và bán ngoại tệ cho Bộ Tài chính để thanh toán tiền gốc, lãi trái phiếu bằng ngoại tệ khi đến hạn.

Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu phát hành tín phiếu kho bạc qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hoàn tất các hồ sơ, thủ tục liên quan đến phát hành ừái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế.

Cưng cấp các số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến lĩnh vực quản lý theo yêu cầu của Bộ Tài chính và phối họp làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phối họp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch phát hành trải phiếu Chính phủ và hạn mức bảo lãnh của Chính phủ cho phát hành trái phiếu.

Phối họp với Bộ Tài chính ừong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phát hành ừái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế.

Cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến lĩnh vực quản lý theo yêu cầu của Bộ Tài chính và phối họp làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm.

Bộ Tư pháp

Thực hiện vai trò tư vấn pháp lý trong nước cho Chính phủ đối với các đợt phát hành ừái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế.

Tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các hợp đồng bảo lãnh phát hành, các họp đồng pháp lý khác liên quan đến việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế, các thỏa thuận về bảo lãnh Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thẩm định những vấn đề khác nhau giữa các thỏa thuận về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế với pháp luật trong nước và theo dõi việc xử lý các vấn đề này trong quá trình thực hiện các thỏa thuận này.

Cấp ý kiến pháp lý đối với các thỏa thuận phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế và cấp ý kiến pháp lý về tư cách pháp lý của tổ chức phát hành và của cơ quan bảo lãnh theo đề nghị của các cơ quan này.

1.5.2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường TPCP

Ngoài hệ thống cơ quan quản lý hoạt động thị trường TPCP thì hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh là một yếu tố vô cùng quan trọng để giúp thị trường TPCP hoạt động hiệu quả. Hệ thống văn bản pháp luật được chia thành hai nhóm, nhóm văn bản tác động trực tiếp đến hoạt động thị trường TPCP và nhóm vãn bản gián tiếp tác động đến hoạt động thị trường TPCP.

I.5.2.I. Nhóm văn bản tác động trực tiếp đến hoạt động TTTPCP

Nhóm văn bản tác động trực tiếp đến hoạt động phát hành TPCP

Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đuợc Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương được ban hành thay thế Nghị định số 01/2000 trước đây cũng tạo cơ chế

Một phần của tài liệu Hoạt động thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w