Vai trò của các chủ thể tham gia quản lý hoạt độngthị trường TPCP

Một phần của tài liệu Hoạt động thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 31)

Đe quản lý thị trường TPCP, Nhà nước phải thông qua các cơ quan chuyên trách của mình. Thị trường TPCP nếu được quản lý tốt sẽ tác động tích cực đến hiệu quả và độ an toàn cho thị trường, qua đó sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Cơ quản quản lý Nhà nước đóng vai trò là các nhà hoạch định, nghiên cứu đầu tư, quản lý và cung cấp thông tin; xây dựng cơ chế giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ cho TPCP. Giúp cho hoạt động giao dịch của thị trường diễn ra nhanh chống, chính xác, công bằng và mang lại hiệu quả cao.

Sự quản lý thể hiện ở hai mặt là lập pháp và hành pháp, thiết lập khung pháp lý cho thị trường và đảm bảo thi hành trên thực tế nhằm đảm bảo uy tín cho thị trường và nhất là bảo đảm cho các nhà đầu tư một sự đối xử công bằng.

Quản lý thị trường TPCP đòi hỏi cần sự phối họp chặt chẽ của nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt là Chính phủ mà cụ thế là Bộ Tài chính, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện quản lý Nhà nước về TPCP và thị trường TPCP.

Để hiểu rõ về cách thức quản lý của cơ quan Nhà nước đối với thị trường TPCP ta đi nghiên cứu về vai trò của từng chủ thể một.

1.5.1.1. Vai trò của các chủ thể tham gia quản lý hoạt động thị trườngTPCP TPCP

Vai trò của Chính phủ

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước22. Quản lý TPCP và hoạt động thị trường TPCP nằm trong nhiệm vụ quản lý kinh tế của Chính phủ; trong đó, Chính phủ phân cấp quản lý cho từng cơ quan chuyên trách đó là Bộ Tài chính và úy Ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính cùng các Bộ, Ngành có liên quan.

Chính phủ ban hành các Nghị định nhằm điều chỉnh hoạt động thị trường TPCP cho phù họp với sự phát triển của từng thời kỳ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (Bộ Tài chính giữ vai trò chủ đạo) trong việc điều hành và quản lý hoạt động thị trường TPCP.

> Vai trò của Bộ Tài chính

Bộ tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý công tác phát hành TPCP, Bộ Tài chính quản lý các vấn đề về ngân sách, kế toán, kiểm toán,

Đề tài: Hoạt động thị trường trải phiếu Chính phủ ở Việt Nam

tài chính phụ vụ quá trình phát hành TPCP. Như vậy, Bộ Tài chính giữ hai nhiệm vụ trọng tâm là thực thi chính sách tài chính quốc gia về phát hành TPCP và quản lý hoạt động thị trường TPCP.

Trong phạm vi quyền hạn của mình, Bộ Tài chính chỉ đạo cho ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) quản lý chuyên ngành về thị trường TPCP.

V Vai trò của ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Úy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75-CP ngày 28/11/1996 về việc thành lập ủy Ban Chứng khoán Nhà nước. Theo quy định, lúc này UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tố chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chửng khoán23. Tuy nhiên, nhằm nâng cao khả năng hoạt động cũng như thống nhất việc quản lý của các cơ quan trong việc phát triển thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPCP nói riêng, ngày 19/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP về việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính. Đây là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc điều hành chính sách tài chính, giúp cho việc ban hành và thực thi các chính sách quản lý về thị trường TPCP được hiệu quả hơn.

Không chỉ gói gọn trong lĩnh vực điều hành chính sách kinh tế, việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính còn nằm trong quá trình cải cách hành chính Nhà nước của Chính phủ giai đoạn 2001-2010 nhằm điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ cho phù họp với yêu cầu quản lý Nhà nước trong tình hình mới.

V Cơ cấu tổ chức của ủy ban chúng khoán Nhà nước

Căn cứ vào Điều 3 Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg ngày 11/9/2009 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, cơ cấu tố chức của UBCKNN bao gồm:

- Vụ Pháp chế;

- Vụ Phát triển thị trường chứng khoán; - Vụ quản lý và phát hành chứng khoán; - Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán;

- Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán; - Vụ Giám sát thị trường chứng khoán;

- Vụ Họp tác quốc tế; - Vụ Tổ chức cán bộ;

- Vụ Tài vụ - Quản trị; - Văn phòng;

- Cơ quan Đại diện úy ban Chứng khoán Nhà nuớc tại thành phố Hồ Chí - Thanh tra;

- Cục Công nghệ thông tin;

- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán; - Tạp chí chứng khoán.

Trong các đơn vị theo quy định nhu trên thì Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán và Tạp chí chứng khoán là hai đơn vị sự nghiệp còn lại là các đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nuớc.

Bộ truởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc úy ban Chứng khoán Nhà nuớc.

• Cơ cấu lãnh đạo của ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Theo Điều 4 Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg ngày 11/9/2009 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban Chứng khoán Nhà nuớc trực thuộc Bộ Tài chính, lãnh đạo UBCKNN bao gồm:

- UBCKNN có Chủ tịch và không quá 03 Phó Chủ tịch.

- Chủ tịch là nguời đứng đầu UBCKNN, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của UBCKNN. Các Phó Chủ tịch UBCKNN chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBCKNN và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hướng dẫn, tổ chức đăng ký và xác nhận hạn mức vay thương mại nước ngoài cho các đợt phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế.

Mua lại nguồn ngoại tệ thu được từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ và bán ngoại tệ cho Bộ Tài chính để thanh toán tiền gốc, lãi trái phiếu bằng ngoại tệ khi đến hạn.

Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu phát hành tín phiếu kho bạc qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hoàn tất các hồ sơ, thủ tục liên quan đến phát hành ừái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế.

Cưng cấp các số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến lĩnh vực quản lý theo yêu cầu của Bộ Tài chính và phối họp làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phối họp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch phát hành trải phiếu Chính phủ và hạn mức bảo lãnh của Chính phủ cho phát hành trái phiếu.

Phối họp với Bộ Tài chính ừong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phát hành ừái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế.

Cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến lĩnh vực quản lý theo yêu cầu của Bộ Tài chính và phối họp làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm.

Bộ Tư pháp

Thực hiện vai trò tư vấn pháp lý trong nước cho Chính phủ đối với các đợt phát hành ừái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế.

Tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các hợp đồng bảo lãnh phát hành, các họp đồng pháp lý khác liên quan đến việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế, các thỏa thuận về bảo lãnh Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thẩm định những vấn đề khác nhau giữa các thỏa thuận về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế với pháp luật trong nước và theo dõi việc xử lý các vấn đề này trong quá trình thực hiện các thỏa thuận này.

Cấp ý kiến pháp lý đối với các thỏa thuận phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh ra thị trường quốc tế và cấp ý kiến pháp lý về tư cách pháp lý của tổ chức phát hành và của cơ quan bảo lãnh theo đề nghị của các cơ quan này.

1.5.2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường TPCP

Ngoài hệ thống cơ quan quản lý hoạt động thị trường TPCP thì hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh là một yếu tố vô cùng quan trọng để giúp thị trường TPCP hoạt động hiệu quả. Hệ thống văn bản pháp luật được chia thành hai nhóm, nhóm văn bản tác động trực tiếp đến hoạt động thị trường TPCP và nhóm vãn bản gián tiếp tác động đến hoạt động thị trường TPCP.

I.5.2.I. Nhóm văn bản tác động trực tiếp đến hoạt động TTTPCP

Nhóm văn bản tác động trực tiếp đến hoạt động phát hành TPCP

Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đuợc Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương được ban hành thay thế Nghị định số 01/2000 trước đây cũng tạo cơ chế khuyến khích phát hành huy động vốn qua trái phiếu.

Thông tư số 21/2004/BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đấu thầu TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường chứng khoán giao dịch tập trưng.

Quyết định số 46/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 06/8/2006 ban hành Quy chế phát hành TPCP theo lô lớn.

Quyết định số 2276/QĐ-BTC về việc tập trung đấu thầu TPCP tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 20/6/2006. Giao dịch TPCP sẽ được thực hiện tại các TTGDCK. Kể từ ngày 20/6/2006, toàn bộ hoạt động đấu thầu TPCP qua TTGDCK sẽ được thực hiện tại TTGDCK Hà Nội và sau đó được niêm yết và giao dịch trên TTGDCK Hà Nội.

Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/6/2009 về phát hành trái phiếu quốc tế (phát hành ra nước ngoài). Theo đó, các loại TPCP đủ điều kiện sẽ được phép giao dịch trên thị trường quốc tế.

Mới đây, vào ngày 05/01/2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và ừái phiếu chính quyền địa phương; Nghị định này thay thế Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, ừái phiếu chính quyền địa phương và các quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế quy định tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/6/2009 về phát hành trái phiếu quốc tế.

Nhóm văn bản tác động trực tiếp đến hoạt động giao dịch TPCP

Trước tháng 11/2003, Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán là văn bản pháp quy cao nhất trong

lĩnh vực chứng khoán, trong đó hoạt động giao dich trái phiếu được thực hiện theo cả hai phương thức là giao dịch khớp lệnh và giao dịch thỏa thuận. Đồng thời, Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 quy định việc phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành.

Hiện nay hoạt động đấu thầu và giao dịch TPCP trên TTGDCK được điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy sau:

- Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về phát hành TPCP, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và ừái phiếu chính quyền địa phưomg được ban hành thay thế Nghị định 01/2000 trước đây cũng tạo cơ chế khuyến khích phát hành huy động vốn qua trái phiếu.

- Thông tư 21/2004/BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đấu thầu TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường chứng khoán giao dịch tập trưng.

- Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/6/2009 về phát hành trái phiếu quốc tế (phát hành ra nước ngoài). Theo đó, các loại TPCP đủ điều kiện sẽ được phép giao dịch trên thị trường quốc tế.

- Ngày 05/01/2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương; Nghị định này thay thế Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế quy định tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/6/2009 về phát hành trái phiếu quốc tế.

I.5.2.2. Nhóm văn bản gián tiếp tác động đến hoạt động TTTPCP

Liên quan tới hoạt động giao dịch TPCP trên các SGDCK bao gồm các văn pháp pháp quy hiện hành sau:

- Luật Chứng khoán, số 70/2006/QH11 (Sửa đổi, bổ sung năm 2010) của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002. - Luật Quản lý nợ công năm 2009.

- Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán.

- Quy chế giao dịch chứng khoán tại SGDCK Tp. HCM và Quy chế giao dịch chứng khoán của TTGDCK Hà Nội.

- Công văn số 244/UBCK-PTTT ngày 30/7/2004 của UBCKNN đồng ý triển khai phương thức giao dịch mới cho ừái phiếu niêm yết trên TTGDCK Tp. HCM, theo đó: Chỉ thực hiện giao dịch thỏa thuận đối với trái phiếu và không giới hạn khối lượng giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch cũng như đơn vị yết giá đối với trái phiếu.

- Quyết định số 244/QĐ-BTC ngày 20/01/2005 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế tạm thời tố chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội;

- Quyết định số 245/QĐ-UBCK ngày 04/5/2005 của Chủ tịch UBCKNN ban hành hướng dẫn quy định đăng ký, giao dịch chứng khoán và công bố thông tin bất thường của tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội;

- Quyết định số 323/QĐ-UBCK ngày 18/11/2004 của UBCKNN về việc sửa đổi Quyết định số 245/QĐ-UBCK ngày 04/5/2005 về quy định giao dịch tại TTGDCK Hà Nội.

Hiện nay, giao dịch TPCP trên SGDCK Tp. HCM được thực hiện theo phương thức thoả thuận, yết giá theo lãi suất; còn trên SGDCK Hà Nội có thể thực hiện theo cả phương thức thoả thuận và báo giá, yết giá theo giá và theo lãi suất. Tất cả các nhà đầu tư đều cỏ thể tham gia giao dịch trên thị trường thông qua các thành viên môi giới trên thị trường.

Kết luận chuông 1

Trái phiếu Chính phủ trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề tương đối mới mẻ và mang tính thời sự, bằng việc sử dụng tống họp các phương pháp nghiên cứu, trong Chương 1 người viết đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về TPCP và thị trường TPCP. Giải thích nguyên nhân sự ra đời và phát triển của thị trường TPCP; sự cần thiết và công tác quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển của thị trường TPCP. Đồng thời chỉ ra sự cần thiết của thị trường TPCP trong việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và khả năng huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế.

trái phiếu đuợc Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phuomg 25 Điều31 Nghị định số

01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011 về phát hành trái phiếu Chính phù, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phưomg

CHƯƠNG 2

QUY CHẾ PHÁP LÝ VÈ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

2.1. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG (TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN)

Một phần của tài liệu Hoạt động thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w