Theo số liệu thống kê từ SGDCK Hà Nội, trong năm 2005, tổng số thành viên tham gia đấu thầu tại TTGDCK Hà Nội là 28 thành viên. Các thành viên tham gia đấu thầu chủ yếu là các Ngân hàng Thương mại (09 thành viên), Công ty Chứng khoán (12 thành viên) và các Tổ chức Tài chính khác34. Sau khi Bộ Tài chính ban
hành Quyết định số 2276/2006/QĐ-BTC về việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà nội, tính đến 30/9/2007 đã có 64 thành viên đấu thầu tại TTGDCK Hà Nội. Nhu vậy, việc tập trung đấu thầu TPCP đã thu hút đuợc nhiều nhà đầu tu quan tâm hơn với thị trường TPCP so với sự phân tán như trước kia. Đến ngày 30/12/2010, SGDCK Hà Nội đã có khoảng 100 thành viên tham gia, trong đó có 42 Ngân hàng Thương mại, 41 Công ty Chứng khoán; với 17 thành viên là các quỹ đầu tư và các tổ chức, doanh nghiệp35.
Bảng 1: Bảng thống kê thành viên đấu thầu tại SGDCKHN năm 2010
Đề tài: Hoạt động thị trường trải phiếu Chính phủ ở Việt Nam
2.3.I.2. Thực trạng đấu thầu TPCP qua SGDCK
❖ Hoạt động đẩu thầu TPCP qua SGDCK Tp. HCM
Trái phiếu Chính phủ được đấu thầu theo hình thức canh tranh lãi suất hoặc kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không canh tranh lãi suất, trong phạm vi lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài chính. Trong trường hợp kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất thì khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất không được vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu thông báo phát hành của đợt đó. số trái phiếu trúng thầu được niêm yết và giao địch tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM; tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ 01 năm 01 lần.
Giai đoạn từ năm 2000 - 30/6/2006, KBNN đã thực hiện được 91 đợt đấu thầu TPCP qua TTGDCK Tp.HCM với horn 19.800 tỷ đồng tổng khối lượng gọi thầu. Tuy nhiên, chỉ có 74 đợt đấu thầu thành công đã huy động được trên 10.578 tỷ đồng khối lượng trúng thầu đạt trên 53% so với khối lượng gọi thầu.
Từ năm 2002 - 30/6/2006, tại TTGDCK Tp.HCM, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện 60 đợt đấu thầu TPCP với tổng khối lượng mời thầu là 9.100 tỷ đồng, trong đó, có 18 đợt đấu thầu thành công với khối lượng trúng thầu là 1.199 tỷ đồng đạt trên 13% so với khối lượng gọi thầu.
Từ 01/7/2006 SGDCK Tp.HCM không tổ chức đấu thầu TPCP, nhiệm vụ này được thực hiện thống nhất tại TTGDCK Hà Nội theo Quyết định 2276/2006/QĐ-BTC về việc tập trung đấu thầu TPCP tại TTGDCK Hà Nội36.
❖ Hoạt động đẩu thầu TPCP qua TTGDCK Hà Nội
Năm 2006 là năm mà TTCK thực sự bùng nổ do sự ra đời của Luật Chứng khoán năm 2006 đã hoàn thiện khung pháp lý; từ đó thúc đẩy TTCK phát triển ổn định và minh bạch hơn. Thêm vào đó, nhờ thực hiện Quyết định số 2276/2006/QĐ- BTC ngày 20/6/2006 của Bộ Tài chính về việc tập trung đấu thầu TPCP tại TTGDCK Hà Nội, hoạt động đấu thầu TPCP đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Thực hiện Quyết định số 46/2006/QĐ-BTC ngày 06/8/2006 về ban hành Quy chế phát hành TPCP theo lô lớn. TPCP do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành: Từ 01/7/2006 đến 30/9/2007, KBNN đã thực hiện 39 đợt đầu thầu TPCP qua TTGDCK Hà Nội (trong đó có 03 phiên đấu thầu lô lớn). Tổng khối lượng gọi thầu là 21.200 tỷ đồng. Khối lượng trúng thầu 15.628 tỷ đồng (trong đó 1.000 tỷ đồng là của TPCP lô lớn), bằng 73,7% khối lượng gọi thầu.
năm 2006
39 Đe án xây
dựng thị trường
giao dịch trái phiếu
Chinh phủ chuyên
biệt, Bộ Tài chính,
tháng 01/2008
TPCP do Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành: Từ 2005 đến 30/9/2007, Quỹ HTPT đã thục hiện 11 đợt đấu thầu TPCP qua TTGDCK Hà Nội với khối luợng gọi thầu: 5.294 tỷ đồng và khối luợng trúng thầu là 1730 tỷ đồng, bằng 32,7 % khối luợng gọi thầu37.
2.3.I.3. Thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành TPCP
Cùng với việc phát hành TPCP thông qua phương thức đấu thầu tại TTGDCK, Bộ Tài chính thực hiện việc phát hành trái phiếu theo phuomg thức bảo lãnh phát hành, với mục đích thông qua các tố chức bảo lãnh là các Công ty Chứng khoán, NHTM, Công ty Tài chính sẽ phân phối rộng rãi trái phiếu Chính Phủ đến các nhà đầu tu. Việc bảo lãnh phát hành TPCP đã đi vào hoạt động từ tháng 9/2000. Đến 30/6/2006, đã cỏ 20 đom vị được công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính Phủ, gồm: 14 NHTM và 06 công ty chứng khoán38. TPCP do KBNN phát hành qua bảo lãnh từ năm 2000 đến tháng 9/2007 là 115 đợt với giá trị bảo lãnh phát hành là 33.927 tỷ đồng. Riêng 09 tháng đầu năm 2007, TPCP được KBNN phát hành qua bảo lãnh là 17 đợt với tống giá trị 6.951 tỷ đồng.
TPCP do Quỹ HTPT phát hành qua bảo lãnh từ năm 2002 đến 9/2007 là 218 đợt với tổng giá trị 49.859 tỷ đồng. Riêng 09 tháng đầu năm 2007, số đợt bảo lãnh phát hành là 34 đợt với tổng giá trị 23.895 tỷ đồng39.
TPCP được phát hành dưới hình thức ghi số hoặc chứng chỉ, chứng chỉ trái phiếu không ghi tên và in sẵn mệnh giá mục đích nhằm huy động nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho NSNN. Thông qua kênh phát hành này, Bộ Tài Chính đã tạo ra được một khối lượng hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật để được niêm yết và giao dịch tại TTGDCK.
Với lợi thế về đặc trưng của phưcmg thức bảo lãnh phát hành, lãi suất trái phiếu được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và tố chức bảo lãnh phát hành, thành viên bảo lãnh chủ động trong việc quyết định đầu tư. Chính vì vậy, đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tu lớn tham gia bảo lãnh phát hành và kết quả đạt được là rất cao.
Thông qua kênh bảo lãnh phát hành, KBNN đã huy động được hàng nghìn tỷ đồng nguồn vốn trung và dài hạn cho NSNN và cho đầu tu phát triển. TPCP phát hành qua TTGDCK đã góp phần bổ sung một lượng hàng hóa lớn cho thị trường TPCP nỏi riêng, TTCK nỏi chung trong quá trình xây dựng và phát triển quy mô
Đề tài: Hoạt động thị trường trải phiếu Chính phủ ở Việt Nam
hoạt động của thị trường. Thị trường bảo lãnh phát hành ngày càng được hoàn thiện và phát triển, trở thành điểm hẹn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và giữa nhà đầu tư với nhà phát hành. Thông qua thị trường này KBNN có thể ước lượng được lượng cung cầu vốn trên thị trường với độ chính xác cao, cập nhật kịp thời biến động của lãi suất trên thị trường vốn từ đó đưa ra những nhận định và tham mưu cho Bộ Tài chính trong việc lựa chọn phương án bảo lãnh phát hành, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa chủ thể phát hành và các nhà đầu tư. Sự công khai minh bạch thông tin trong phưomg thức bảo lãnh phát hành đã giúp cho các nhà đầu tư có được những thông tin cần thiết và kịp thời về thời điểm phát hành, khối lượng phát hành và thời gian đáo hạn của TPCP để từ đỏ các nhà đầu tư có kế hoạch sử dụng và phân bổ nguồn vốn cho đầu tư một cách hiệu quả.
2.3.1.4. Bán lẻ TPCP qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Đối với kênh phát hành trực tiếp TPCP (bán lẻ) qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, số lượng phát hành hàng năm không đáng kể, chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm với kỳ hạn ngắn, chủ yếu là 02 năm. KBNN đã thực hiện kế hoạch từng bước giảm dần kênh bán lẻ qua hệ thống KBNN. Từ đầu năm 2007 đến nay không thực hiện phát hành theo hình thức này40.
2.3.1.5. Đánh giá thực trạng hoạt động thị trường phát hành TPCP
❖ Những kết quả đạt được
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đều phụ thuộc rất nhiều vào chính sách huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay, nước ta đang trong tình trạng thiếu vốn, nên vấn đề huy động và cân đối các nguồn vốn đầu tư lại càng có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và bền vững. Chính sách huy động vốn là một bộ phận quan trọng của chính sách tài chính quốc gia, gắn bó mật thiết với chính sách đầu tư phát triển kinh tế, chính sách tiền tệ tín dụng, đồng thời tác động trực tiếp đến các quan hệ phân phối - thu nhập, tích lũy - tiêu dùng trên phạm vi toàn xã hội. Đây là chính sách được ưu tiên hàng đầu của các quốc gia đang phát triển mà trong đó có Việt Nam chúng ta.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trưomg khai thác tối đa nguồn vốn trong nước (chủ yếu là vốn trong dân cư) để bù đắp thiếu hụt ngân sách và thực hiện các chương trình phát triển công cộng, Việt Nam đã không ngừng tăng cường mở
rộng quy mô và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Bên cạnh các biện pháp huy động vốn đã có từ trước như : phát hành công trái quốc gia, phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc bằng biện pháp hành chính, trực tiếp thông qua hệ thống KBNN, đã xuất hiện những phưomg thức huy động vốn thông qua thị trường đấu thầu tín phiếu, ừái phiếu qua Ngân hàng nhà nước, qua TTGDCK, bảo lãnh phát hành,... Tạo nên những kênh huy động vốn mới cho Ngân sách Nhà nước. Việc phát hành TPCP ừong thời gian qua đã đạt được những kết quả hết sức khả quan.
> Đối với Ngân sách Nhà nước
Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hóa, Ngân sách Nhà nước luôn luôn trong tình trạng bội chi mà không có nguồn vốn vay để bù đắp. Giải pháp chủ yếu trong thời kỳ này để cân đối NSNN là phát hành tiền, vô hình chung đã dẫn đến tình trạng là nền kinh tế chậm phát triển và lạm phát ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến nay nguồn thu NSNN về cơ bản đã đảm bảo trang trải cho nhu cầu chi thường xuyên của Nhà nước. Đứng trước nhu cầu chi cho đầu tư phát triển ngày càng cao, Chính phủ đã không ngừng huy động nguồn vốn để bù đắp thiếu hụt NSNN thông qua các khoản vay trong nước và ngoài nước. Phát huy nội lực là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, trong đó vốn vay trong nước thông qua hình thức phát hành TPCP ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn vay mà Chính phủ huy động cho NSNN, từ đó đã hạn chế việc phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt NSNN và giúp Chính phủ chủ động hom trong quá trình điều hành NSNN.
Ngoài việc phát hành tín phiếu khoe bạc, trái phiếu kho bạc thông qua hình thức đấu thầu tại NHNN để huy động nguồn vốn cho NSNN; Chính phủ còn phát hành công trái xây dựng tổ quốc, từ đây rất nhiều trái phiếu đã ra đời như trái phiếu công trình, ừái phiếu giáo dục và hàng loạt trái phiếu chính quền địa phương đã ồ ạt ra đời với khối lượng huy động hàng chục nghìn tỷ đồng, đã đón góp tích cực vào việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 Chính phủ đã chủ trương thực hiện thắt chặt chính sách tài khóa, khống chế bội chi NSNN ở dưới mức 5% GDP, trong đó vay trong nước chiếm khoảng 60%, do nhu cầu huy động vốn để bù đắp thiếu hụt NSNN và nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày càng tăng; do đó, Chính phủ đã chủ trương phát triến thị trường TPCP trong nước. Đa dạng hỏa các loại TPCP, trong đó tín phiếu kho bạc được xem là một công cụ hữu hiệu trong việc điều hành NSNN, đồng thời là một công cụ quan trọng để NHNN điều tiết lượng tiền cung ứng trong lưu thông.
> Đối với thị trường tiền tệ
Từ tháng 6/1995 Chính phủ không phát hành tín phiếu kho bạc dưới hình thức bán lẻ thay vào đó là loại tín phiếu kho bạc đấu thầu qua NHNN theo phưomg thức chiết khấu. Tín phiếu kho bạc đấu thầu qua NHNN là một trong những công cụ quan trọng để NHNN thực thi chính sách tiền tệ của mình. Tín phiếu kho bạc là hình thức huy động vốn ngắn hạn, có độ rủi ro rất thấp, là hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường tiền tệ. Bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ, NHNN còn cho ra đời thị trường mở vào tháng 7/2001 là một hường đi mới trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã chủ động hơn ương việc mua, bán các loại tín phiếu KBNN để điều tiết khối lượng tiền cung ứng. Hoạt động đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN đã mang lại những kết quả khả quan, thị trường đã từng bước đi vào ốn định và phát triển; khối lượng tín phiếu đấu thầu tăng dần qua các năm và là nguồn chủ yếu để bù đắp thiếu hụt NSNN.
> Đối với thị trường phát hành TPCP
Việc đa dạng hóa các loại TPCP, quy trình phát hành và thanh toán ngày càng được hoàn thiện. Cùng với sự ra đời và hoạt động của hệ thống KBNN, các loại TPCP ngày càng đa dạng và phong phú; từ năm 1990 - 1995 Chính phủ chủ yếu phát hành tín phiếu KBNN; tháng 6/1995 áp dụng hình thức đấu thầu tín phiếu KBNN qua hệ thống NHNN. Từ năm 1996 - 2005, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2003/NĐ-CP nhiều loại trái phiếu mói ra đời như: trái phiếu công trình, trái phiếu kho bạc, công trái XDTQ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Từ năm 2000 đã áp dụng và tổ chức đấu thầu trái phiếu kho bạc (kỳ hạn 05 năm) qua TTGDCK và nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Kỳ hạn của TPCP đã được thay đổi cho phù họp, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn của Nhà nước. Hình thức phát hành trái phiếu cũng đa dạng hơn; bao gồm nhiều loại, loại chứng chỉ, loại ghi tên, loại không ghi tên đã tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho nhả đầu tư và giảm tối đa chi phí phát hành.
> Đối với khuôn khổ pháp lý
Chính sách và phương thức tố chức quản lý hoạt động huy động vốn bằng TPCP ngày càng được hoàn thiện. Trước năm 1994 việc phát hành TPCP được thực hiện theo các Quyết định của Bộ Tài chính, chưa có văn bản pháp luật nào ở cấp Chính phủ quy định. Nhưng bắt đầu từ năm 1994, đã có Nghi định số 72/CP ngày 26/7/1994 về quy chế phát hành các loại trái phiếu Chính phủ; Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH; sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/1999/NĐ-CP
ngày 12/5/1999 quy định về việc phát hành công trái XDTQ; Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 của Chính phủ về việc ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ; Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, ừái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương; Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/6/2009 về phát hành trái phiếu quốc tế, đi kèm với nó là các quy định, thông tư, hướng dẫn về việc triển khai thực hiện hoạt động phát hành, giao dịch hái phiếu Chính Phủ và hoạt động của TTCK đã tạo cho việc phân định các loại trái phiếu một cách rõ ràng góp phần làm giảm tính bao cấp của Nhà nước đối với các địa phương, làm tăng tính thanh khoản của TPCP. Như vậy, thông qua việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đã tạo ra được khuôn khổ pháp lý khá hoàn chỉnh cho hoạt động phát hành TPCP nói riêng và trái phiếu nói chung.
❖ Một số hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm qua của thị trường phát