Khuyến nghị đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tiền giang (Trang 91 - 92)

Việt Nam

 Tăng cường liên kết hệ thống ATM Agribank với các NHTM khác, hiện nay Agribank chỉ mới cho phép khách hàng thanh toán tại ATM với các ngân hàng: Vietinbank, Dong A Bank, Saigonbank, Oceanbank, AB Bank. Việc mở rộng liên kết với các NHTM khác sẽ tạo điều kiện để Agribank phát triển dịch vụ thẻ, tăng thu phí dịch vụ cho ngân hàng. Ngoài ra, Agribank cần không ngừng hiện đại hóa hệ thống ATM của ngân hàng, lắp đặt các máy ATM mới với tính năng bảo mật vân tay, phổ biến đến KHCN, nghiên cứu tăng cường tính năng nộp tiền mặt tại ATM tạo thuận tiện cho giao dịch của khách hàng.

 Agribank cần rà soát lại, xóa bỏ một số loại phí vô lý, không thiết thực, phí chồng phí, tạo quyền tự chủ, linh hoạt cho các chi nhánh trong việc ưu đãi lãi suất, ưu đãi phí đối với một số khách hàng mục tiêu. Agribank cần tham khảo ý kiến của đại diện các tỉnh, chi nhánh tên toàn quốc trước khi ban hành một biểu phí mới, một sản phẩm mới để tránh tình trạng văn bản ban hành mang tính máy móc, kém thiết thực.

 Đánh giá phân loại các sản phẩm bán lẻ hiện có của Agribank, trên cơ sở đó đề xuất hạn chế hoặc loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả, phát triển những

sản phẩm mới có tính cạnh tranh, gia tăng lợi ích cho khách hàng. Đối với các sản phẩm huy động, Agribank cần áp dụng một số hình thức huy động mới như Tiết kiệm Online, tiết kiệm lĩnh lãi hàng quý,…Đối với chi trả kiều hối, Agribank cần mở rộng quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng tại các quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo điều kiện đa dạng các hình thức chi trả kiều hối - một trong những thị trường được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.

 Quản trị rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Agribank bởi vì các dịch vụ NHBL gắn liền với nhiều loại rủi ro khác nhau như rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,…Quy trình quản trị rủi ro thủ công, đánh giá khách hàng chủ yếu dựa vào mối quan hệ chủ quan, vào lịch sử tín dụng của khách hàng như hiện nay đã không còn phù hợp khi đối tượng phục vụ của dịch vụ bán lẻ là KHCN, hộ gia đình, DNNVV với số lượng rất lớn, không ngừng gia tăng. Khi đó, Agribank cần nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin KHCN, các tỉnh, chi nhánh sẽ thường xuyên theo dõi, cập nhật. Nhờ đó, hệ thống chấm điểm tín dụng sẽ được đồng nhất, hoàn thiện, đáng tin cậy, tình trạng nợ sẽ được tự động đánh giá thường xuyên, phân loại nợ được thực hiện định kỳ, công tác trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Ngoài ra, hệ thống thông tin KHCN sẽ giúp các chi nhánh kịp thời phát hiện các giao dịch đáng ngờ, thông báo trên toàn quốc nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng được an toàn, bền vững.

 Agribank cần nỗ lực nâng cấp hệ thống mạng, đường truyền, tăng tốc độ xử lý máy chủ tại Hội sở, đảm bảo giao dịch nhanh chóng, tránh tình trạng treo máy để khách hàng chờ lâu, gây mất thời gian, phiền hà cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tiền giang (Trang 91 - 92)