nhân viên tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng
Thông qua phân tích thực trạng hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng (FE Credit), tác giả tóm tắt một số những ưu điểm và khuyết điểm, cũng như những ảnh hưởng mà FE Credit phải gánh chịu nếu hoạt động đánh giá thực hiện không tốt. Thông qua các ưu điểm và khuyết điểm trong hoạt động đánh giá, từ đó đề ra các giải pháp cần phải thực hiện để hoàn thiện hoạt động đánh giá.
Những ưu điểm:
- FE Credit đã có một bước ngoặt lớn trong việc chuyển đổi hình thức trả thưởng hiệu quả công việc từ việc áp một mức chung cho tất cả các vị trí sang chia theo kết quả đánh giá KPI. Việc thực hiện chia thưởng, xem xét thăng chức thông qua kết quả đánh giá KPI sẽ tạo được động lực cho nhân viên phấn đấu làm việc để đạt được mức thưởng cao hơn và có được nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
- FE Credit đã lựa chọn được phương pháp đánh giá tốt để áp dụng vào hoạt động đánh giá của công ty cùng với việc xây dựng một thang đo và ma trận đánh giá cụ thể, rõ ràng.
- FE Credit đã thực hiện được hoạt động phản hồi sau khi hoạt động đánh giá kết thúc nhằm thông báo kết quả đánh giá cho nhân viên để nắm bắt thông tin về xếp loại đánh giá.
- FE Credit đã hoàn thành tốt việc áp dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc của nhân viên vào việc xét nâng lương, thưởng và dựa vào kết quả đó để ra các quyết định về việc thay đổi nhân sự
Những khuyết điểm được liệt kê cụ thể như sau:
- Hoạt động tuyên truyền, thông báo về hoạt động đánh giá chưa thực hiện tốt. Việc sử dụng email không mang lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động thông báo, tuyên truyền.
- FE Credit chưa có phòng ban chuyên môn để quản lý và kiểm soát hoạt động đánh giá từ các bước chuẩn bị cho đến các bước kết thúc. Trong đó, đặc biệt là việc kiểm soát lại các tiêu chí đánh giá xem có phù hợp hay chưa? có thiết lập theo tiêu chuẩn SMART hay chưa?
- FE Credit chưa xây dựng được bản mô tả công việc phù hợp với thực tế từng chức danh công việc của nhân viên. Việc phân bổ, bố trí công việc gặp nhiều bất cập, nhân viên làm trùng công việc của nhau gây khó khăn cho cấp quản lý khi thực hiện hoạt động đánh giá.
- Tiêu chí đánh giá chưa hợp lý, chưa phù hợp thực tế đối với từng vị trí công việc cụ thể.
- Tiêu chí và mục tiêu được thiết lập không theo SMART, không chi tiết rõ ràng, mang tính chất chung chung, không đồng bộ được với mục tiêu kinh doanh của công ty, không có sự kết hợp về số lượng – chất lượng, cũng như chưa phù hợp với thực tế công việc của từng vị trí.
- Cấp quản lý chưa được đào tạo về phương pháp, kỹ năng đánh giá để đảm bảo cho kết quả đánh giá là đáng tin cậy.
- Nhân viên cũng chưa nhận được sự đào tạo về kỹ năng tự đánh giá kết quả thực hiện công việc của chính mình.
- Chưa có công cụ quản lý công việc giúp cho cấp quản lý theo dõi được công việc của nhân viên và cũng như chưa có đầy đủ thông tin để làm cơ sở cho việc thực hiện đánh giá.
- Không có sự trao đổi 2 chiều giữa cấp quản lý và nhân viên về tiến độ thực hiện công việc hoặc nguyên nhân làm cho công việc không được hoàn thành dẫn đến việc cấp quản lý không có thông tin đầy đủ để thực hiện đánh giá. Bên cạnh đó, cấp quản lý cũng không thể hiện được sự quan tâm động viên của mình đối với nhân viên.
- Chưa giúp ích được cho nhân viên trong việc hoạch định kế hoạch để hoàn thành mục tiêu công việc cũng như không giúp được nhân viên trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả làm việc.
Những hậu quả mà FE Credit gặp phải do kết quả đánh giá không chính xác, không công bằng mang lại:
- Thứ nhất, việc đánh giá kết quả thực hiện công việc không công bằng, khách quan dễ dàng mang đến những mâu thuẫn, cùng với tình trạng căng thẳng trong mối quan hệ giữa cấp quản lý và nhân viên.
- Thứ hai, kết quả đánh giá không chính xác thì có nghĩa là năng lực của nhân viên cũng không được đánh giá đúng. Và với việc năng lực không được đánh giá chính xác như vậy đồng nghĩa với cơ hội thăng tiến của nhân viên lúc này cũng mất đi, không còn nữa. Như vậy, nhân viên đưa ra quyết định không gắn bó dài lâu với công ty là lẽ đương nhiên, dễ hiểu.
- Thứ ba, một hậu quả nữa liên quan đến các chính sách, phúc lợi của công ty như việc trả lương, khen thưởng và cơ hội thăng tiến dành cho nhân viên công ty. Trả lương, khen thưởng không công bằng, cơ hội thăng tiến thì được trao không đúng người dẫn đến hiệu suất làm việc bị giảm xuống, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của công ty. Vì lẽ đó mà FE Credit vô hình chung không tạo được động lực, khuyến khích nhân viên làm việc như mục đích của hoạt động đánh giá đã đưa ra từ ban đầu.
- Cuối cùng, kết quả đánh giá không chính xác dẫn đến hậu quả là các kế hoạch liên quan đến huấn luyện và đào tạo không đạt được mục đích đã đề ra trước đó vì đào tạo sai đối tượng, dẫn đến chi phí tăng cao.
Từ những thông tin về khuyết điểm và những hậu quả mà công ty phải gánh chịu khi kết quả đánh giá không chính xác đã được đề cập ở trên, tác giả có thể dựa vào đó để đề ra hướng giải quyết cho các vấn đề còn tồn tại đối với hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại FE Credit.
Tóm tắt chƣơng 2
Chương 2 của luận văn đã cung cấp được các thông tin cụ thể như: giới thiệu tổng quan về FE Credit, sơ đồ tổ chức, sơ lược tình hình kinh doanh trong những năm gần đây, giới thiệu được chiến lược kinh doanh hiện tại. Bên cạnh đó là phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên thông qua 5 yếu tố ảnh hưởng: quy trình thực hiện đánh giá, các yếu tố thông
tin, độ đánh giá chính xác của người đánh giá, các yếu tố cá nhân, thái độ của nhân viên.
Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên nhằm phát hiện ra những mặt còn đang tồn tại để từ đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động đánh giá, đạt được kết quả như mong muốn, đồng thời, giúp phát huy tối đa hiệu quả làm việc của nhân viên tại FE Credit.
CHƢƠNG 3:
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH