Hình bình hành

Một phần của tài liệu các dạng toán về tứ giác trong chương trình toán lớp 4 – 5 (Trang 51 - 54)

6. Bố cục luận văn

2.1.2.1. Hình bình hành

 Giới thiệu hình bình hành

Việc giới thiệu hình bình hành dựa trên những kiến thức về tứ giác, cũng như kiến thức về hai đường thẳng song song, hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau tương tự như giới thiệu về hình chữ nhật. Từ đó học sinh biết được hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Việc hình thành khái niệm ban đầu về hình bình hành ở Toán 4 chuyển từ những kiến thức cơ bản để hình thành nên kiến thức về hình bình hành. Giáo viên có thể áp dụng cách dạy từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng để hình thành các biểu tượng hình học. Và kết hợp với sách giáo khoa Toán 4, giáo viên dạy bài Hình bình hành như sau:

Bước 1: Giáo viên chuẩn bị vật mẫu hoặc giấy bìa có hình bình hành và hình chữ

nhật để học sinh dễ dàng quan sát, so sánh và nhận biết được một số đặc điểm của hình chữ nhật ABCD và tứ giác EFGH.

Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh mô tả và tìm điểm giống nhau giữa các

hình. (Hình chữ nhật EFGH và tứ giác ABCD giống nhau vì có 2 cặp cạnh đối song song bằng nhau, tuy nhiên hình chữ nhật EFGH có bốn góc vuông).

A B

C D

E F

44

Bước 3: Giáo viên giới thiệu về hình bình hành thông qua tứ giác ABCD. Ở bước

này, giáo viên khái quát bằng lời nói hoặc ký hiệu các đặc điểm của hình.

Bước 4: Giáo viên tiếp tục củng cố qua vận dụng:

- Hình bình hành ABCD có mấy cạnh? Quan sát các cạnh của hình bình hành và cho biết điểm đặc biệt của các cạnh. (Hình bình hành ABCD có 4 cạnh, các cặp cạnh đối song song và bằng nhau.)

- Sau khi học sinh đã biết về hình bình hành, giáo viên có thể đưa ra một số hình để học sinh nhận dạng (gồm một tập hợp các hình khác nhau).

- Giáo viên giới thiệu thêm về hình bình hành ABCD:

AB và DC là hai cạnh đối diện, AD và BC là hai cạnh đối diện. Cạnh AB song song với cạnh DC.

Cạnh AD song song với cạnh BC. AB = DC và AD = BC

Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- Giáo viên cho học sinh tập vẽ lại hình thang vào vở và cho học sinh nêu lại các đặc điểm của hình thang dựa vào hình vẽ.

Trong quá trình vẽ giáo viên nên chú ý hướng dẫn học sinh vẽ đúng hai cặp đối diện cạnh song song và bằng nhau để tránh trường hợp học sinh vẽ các kích thước không bằng nhau dẫn đến vẽ hình sai.

 Diện tích hình bình hành

Với hình bình hành ABCD, ta xây dựng cách tính diện tích hình bình hành ABCD từ diện tích hình chữ nhật. Việc hướng dẫn cho học sinh hình thành quy tắc tính diện tích hình bình hành được hình thành trên cơ sở cắt ghép hình theo các bước sau:

45

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt, ghép hình bình hành ABCD thành hình chữ nhật ABIH bằng cách cắt phần hình tam giác AHD rồi ghép như hình vẽ.

Từ A kẻ đường cao AH của hình bình hành ABCD. Cắt tam giác AHD từ hình bình hành ABCD.

Ghép tam giác vừa cắt được vào tứ giác ABCH được hình chữ nhật ABCH.

- Dựa vào hình vừa tạo thành thông qua việc cắt, ghép hình, giáo viên gợi ý việc tính diện tích hình bình hành ABCD thông qua diện tích hình chữ nhật ABIH.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABIH. Diện tích hình chữ nhật ABIH là a x h.

- Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra cách tính diện tích hình bình hành ABCD. Vậy diện tích hình bình hành ABCD là a x h (a là độ dài đáy, h là chiều cao).

- Dựa vào công thức vừa nêu và hình vẽ nêu khái quát cách tính diện tích hình bình hành:

S = a x h

(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành).

- Giáo viên nêu khái quát cách tính diện tích hình bình hành: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

h B a C A I H h a A C B D H

46

- Từ công thức tính diện tích hình bình hành S = a x h, giáo viên hướng dẫn học sinh các công thức tính ngược như tính chiều cao hình bình hành h =

a S

; độ dài đáy của hình bình hành a =

h S

.

Việc hướng dẫn học sinh tìm ra cách tính độ dài đáy cũng như chiều cao của hình bình hành từ công thức tính diện tích hình bình hành sẽ giúp học sinh dễ dàng giải quyết các bài toán liên quan cũng như phát triển khả năng tư duy, lô – gic của học sinh. Ngoài dễ dàng giải quyết các bài toán về tính diện tích hình bình hành, học sinh sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm ra độ dài đáy cũng như tính được chiều cao của hình bình hành.

Việc giải các dạng toán này vừa giúp cho học sinh củng cố kiến thức liên quan đến hình bình hành, kỹ năng vẽ hình, nhận dạng hình, vừa giúp các em nâng cao kỹ năng tính toán, giải các dạng toán có lời văn trong hình học.

Một phần của tài liệu các dạng toán về tứ giác trong chương trình toán lớp 4 – 5 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)