Kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong giảng dạy các yếu

Một phần của tài liệu các dạng toán về tứ giác trong chương trình toán lớp 4 – 5 (Trang 37 - 38)

6. Bố cục luận văn

1.4.5.2. Kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong giảng dạy các yếu

tố hình học

Hình học ở Tiểu học là hình học trực quan nên phương pháp cơ bản để dạy là kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng theo con đường “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Học sinh tiếp thu và vận dụng các kiến thức hình học theo quá trình hoạt động với những vật thể hoặc mô hình hay sơ đồ hình vẽ. Từ đó chuyển sang ngôn ngữ bên ngoài rồi đến ngôn ngữ bên trong và áp dụng những điều khái quát đã lĩnh hội được vào những trường hợp cụ thể.

Chẳng hạn khi dạy về hình tam giác ở lớp 1, giáo viên có thể làm như sau:

- Giáo viên đưa ra tấm bìa hình ảnh tam giác và giới thiệu tên hình: “Đây là hình

tam giác” nhằm giúp học sinh nhận ra một “vật mẫu”. Sau đó giáo viên dịch chuyển mẫu vật đến những vị trí khác nhau hoặc đưa ra một số hình tam giác khác, quan sát và trả lời: “Đó cũng là những hình tam giác”.

- Cho học sinh chọn trong hộp đồ dùng học tập toán học một số hình tam giác. Gọi

một số học sinh giơ hình tam lên và nói “Hình tam giác”. Sau đó học sinh tìm trong thực tế những đồ vật có dạng hình tam giác như lá cờ đuôi nheo, biển báo giao thông,…

- Học sinh quan sát và thao tác trên các mẫu vật đồng thời tiếp nhận thông tin của

30

- Giáo viên vẽ hình tam giác trên bảng và nói “Hình tam giác”, trên cơ sở đó học

sinh sẽ tri giác trên những mô hình hình học. Giáo viên nên chú ý xếp đặt các hình cạnh nhau (chẳng han, hình vuông đặt cạnh hình tròn) để học sinh tập so sánh, đối chiếu các hình.

Còn khi dạy về Hình vuông ở lớp 1, giáo viên cũng có thể làm như sau:

- Giới thiệu hình vuông: giáo viên giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho học sinh xem, mỗi lần giơ đều giơ một hình vuông (với các màu sắc, kích thước khác nhau và có vị trí khác nhau) và nói: “Đây là hình vuông”. Sau đó giáo viên vẽ hình vuông lên bảng rồi chỉ vào và yêu cầu học sinh nói tương tự.

- Giáo viên cho học sinh lấy từ hộp đồ dùng toán tất cả các hình vuông đặt lên bàn,

gọi học sinh giơ hình vuông.

- Giáo viên cho học sinh xem sách giáo khoa và nêu tên tất cả các vật có hình vuông như khăn mùi xoa hình vuông, bảng chỉ đường trước cổng trường (có thể cho học sinh trao đổi trong nhóm rồi mỗi nhóm nêu kết quả bằng cách đọc tên những vật hình vuông).

- Sau đó, giáo viên có thể cho học sinh dùng bút chì tô màu các hình vuông ở sách

giáo khoa hoặc vở bài tập in sẵn, hoặc cho học sinh nối các điểm (đã chấm sẵn) để có hình vuông, hoặc tô bút chì theo các nét đứt (đã vẽ sẵn) để có hình vuông.

- Tiếp theo giáo viên có thể cho học sinh nêu tên các vật có hình vuông ở trong lớp

hoặc ở nhà.

Một phần của tài liệu các dạng toán về tứ giác trong chương trình toán lớp 4 – 5 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)