6. Bố cục luận văn
2.1.1.4. Hình thành khái niệm ban đầu về hình bình hành, hình thoi
Trong Toán 4, có một số nội dung dạy các yếu tố hình học liên quan đến việc hình thành các khái niệm ban đầu về các hình hình học, chẳng hạn: khái niệm ban đầu về góc (góc nhọn, góc tù, góc bẹt); về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; về hình bình hành, hình thoi. Khi dạy học các nội dung đó cần lưu ý:
- Yêu cầu hình thành khái niệm ban đầu về các hình hình học trong Toán 4 mới ở
mức độ hình thành các biểu tượng về hình hình học là chủ yếu. Chẳng hạn góc nhọn, góc tù, góc bẹt được biết đến như là hình hình học, ở dạng “trực quan” tổng thể, giáo viên chỉ vào hình ảnh một góc nhọn đã vẽ sẵn trên bảng rồi giới thiệu đây là góc nhọn; hoặc khi học sinh học về hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, chưa
42
yêu cầu học sinh biết định nghĩa thế nào là hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. Các em xuất phát từ hình ảnh hai cạnh đối diện của hình chữ nhật (kéo dài) để có biểu tượng về hai đường thẳng song song, từ hình ảnh cặp cạnh vuông góc với nhau của hình chữ nhật (kéo dài) để có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc…
- Có thể thông qua quan sát các hình ảnh trực quan (đồ dùng học tập), các hình ảnh
có trong thực tế (góc tạo bởi hai kim đồng hồ, tạo bởi hai cái compa, êke,…; hình ảnh các chấn song cửa sổ song song với nhau, các cặp cạnh của khung ảnh,…) để củng cố các biểu tượng về các hình hình học.
- Có thể thông qua các hoạt động thực hành để hình thành biểu tượng về một hình
hình học.
Trong dạy học hình thành khái niệm ban đầu về “Hình bình hành, hình thoi”, mức độ chỉ là “giới thiệu hình bình hành”, “giới thiệu hình thoi”. Học sinh bước đầu làm quen với các biểu tượng “hình bình hành”, “hình thoi” thông qua các hình ảnh thực tế (hình ảnh các hình được trang trí bởi các đường thẳng song song). Học sinh nhận biết hình chủ yếu ở dạng tổng thể, trực giác (chưa yêu cầu dạy học “định nghĩa” các hình hoặc các “dấu hiệu” nhận biết các hình như ở trung học cơ sở). Để củng cổ biểu tượng các hình bình hành, hình thoi, có thể:
- Cho học sinh nhận biết được hình bình hành (hình thoi) trong tập hợp các hình có
nhiều dạng khác nhau (chẳng hạn, bài 1 trang 102, bài 1 trang 140 – Toán 4)
- Cho học sinh vẽ thêm các đoạn thẳng, cắt, gấp hình,…để tạo ra hình bình hành hoặc hình thoi (chẳng hạn, bài 3 trang 103, bài 3 trang 141, bài 3 ttang 143 – Toán 4).
- Cho học sinh thực hành vẽ hình bình hành, hình thoi (bài 3 trang 103 – Toán 4);
thực hành cắt, gấp hình, ghép hình để được hình bình hành, hình thoi (bài 3 trang 141, bài 3 trang 143 – Toán 4).
43