6. Bố cục luận văn
1.4.5.4. Coi trọng phương pháp thực hành luyện tập trong giảng dạy các yếu tố hình
cả các hình chữ nhật) “Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng.”
b) Luyện tập áp dụng (dùng phương pháp suy diễn)
Giáo viên cho học sinh vận dụng quy tắc chung vừa học vào các trường hợp riêng để giải quyết các bài tập cụ thể. Chẳng hạn:
Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 18cm, chiều rộng 11cm; chiều dài 2dm, chiều rộng 14cm; v.v…
Tính chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 36m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.
Tính diện tích phòng học hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng kém chiều dài
2m.
1.4.5.4. Coi trọng phương pháp thực hành luyện tập trong giảng dạy các yếu tố hình học học
Phương pháp thực hành – luyện tập là phương pháp dạy học thông qua các hoạt động thực hành – luyện tập của học sinh để giúp các em nắm được các kiến thức và kỹ năng mới. Đây là phương pháp quan trọng đối với môn Toán nói chung và đặc biệt đối với các yếu tố hình học ở Tiểu học nói riêng.
33
Phương pháp thực hành – luyện tập có thể được sử dụng để dạy kiến thức mới. Chẳng hạn, khi dạy về tính chất của hình chữ nhật, giáo viên có thể yêu cầu mỗi học sinh lấy ra một hình chữ nhật bằng bìa. Sau đó yêu cầu các em:
- Dùng êke đo 4 góc của hình chữ nhật để rút ra kết luận “Hình chữ nhật có 4 góc
vuông”.
- Gấp đôi hình chữ nhật lần lượt theo đường MN và PQ để thấy hai cạnh dài (chiều
dài) trùng lên nhau (a), hai cạnh ngắn (chiều rộng) trùng lên nhau (b). Từ đó rút ra: “Hình chữ nhật có hai chiều dài bằng nhau và hai chiều rộng bằng nhau”.
- Phương pháp thực hành – luyện tập được sử dụng chủ yếu ở các tiết luyện tập về
hình học. Ngoài ra phương pháp này còn được vận dụng trong các tiết thực hành ngoài trời như: đo chiều dài của hành lang lớp học, sân trường,..
Phương pháp thực hành – luyện tập là rất cần thiết nhưng nên vừa phải và ở Tiểu học chủ yếu là luyện tập ở lớp.