Quan điểm, mục tiêu và định hướng

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 102 - 103)

4.3.1.1 Quan điểm về tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển

đường GTNT

Thứ nhất, duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới đường thôn xóm theo

đung tiêu chuẩn kĩ thuật đường GTNT yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn.

Thứ hai, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong tất cả các giai

đoạn của quá trình xây dựng và quản lý đường giao thông thôn xóm.

Thứ ba, đối với việc quản lý đường GTNT cần phải chuyển giao cho cộng đồng hưởng lợi, kể cả các công trình có 100% vốn đầu tư của Nhà nước.

Thứ tư, các giải pháp đưa ra phải đảm bảo thống nhất, hiệu quả, công bằng, linh hoạt và cần chú ý đến các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

4.3.1.2 Định hướng về tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường GTNT

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, bài học kinh nghiệm và thực trạng tham gia của cộng đồng trong xây dựng và quản lý đường GTNT, xin đưa ra một số định hướng nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển đường GTNT trên địa bàn huyện Yên Khánh như sau:

Thứ nhất, thiết lập một cơ chế chính sách huy động sự tham gia có tính cụ thể và thực thi cao phù hợp với đặc điểm cộng đồng, điều kiện phát triển giao thông của địa phương. Đây được coi như hành lang pháp lý xác nhận vai trò tham gia của cộng đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 93 

Thứ hai, tạo ra môi trường thuận lợi để cộng tham gia. Môi trường gồm tổng thể những điều kiện cơ bản về vật chất và xã hội, không chỉ có tác dụng

đối với quy mô công trình đường giao thông thôn xóm mà còn là nền tảng để

hướng sự tham gia xây dựng những tuyến đường lớn, ở cấp độ cao hơn.

Thứ ba, tạo ra những động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình tham gia. Khía cạnh tác động tới vai trò của cộng đồng tham gia phát triển đường GTNT phải đảm bảo tính đa dạng, toàn diện và có chiều sâu nhằm hướng tới sự tham gia bền vững.

Thứ tư, sử dụng linh hoạt những công cụ, phương pháp có tính thực tiễn, khoa học và hệ thống để nâng cao vai trò và huy động sự tham gia của cộng đồng. 4.3.1.3 Mục tiêu tăng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường GTNT

Các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là xã hội hoá công tác phát triển đường GTNT, giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước, nâng cao hiệu quả trong xây dựng và quản lý công trình.

Đểđạt được mục tiêu trên, quá trình xây dựng và quản lý đường giao thông thôn xóm từ nay đến năm 2020 sẽ phấn đấu nhằm vào 3 mục tiêu cụ thể là:

-Đẩy mạnh phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm trong phát triển đường GTNT trên toàn địa bàn huyện

-Phấn đấu cứng hóa 100 % các tuyến đường GTNT trên địa bàn huyện -Góp phần thực hiện thắng lợi quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH địa phương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do UBND huyện phê duyệt.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)