Những công trình nghiên cứu và kết quả có liên quan

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 45)

Nghiên cứu của công ty Tư vấn Mekong Economics, 2005, về chương trình tiếp cận cộng đồng Đông Nam Á, Hà Nội, thuộc chương trình giao thông nông thôn của Bộ Giao thông vận tải. Nghiên cứu ngày đã đánh giá

được các hình thức và mức độđóng góp của người dân địa phương cũng như

những tác động của các khoản đóng góp này đối với đời sống nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, xem xét vai trò tham gia của cộng đồng địa phương trong xây dựng và quản lý đường GTNT và đề xuất các khuyến nghịđể tăng cường sự

tham gia của người dân địa phương và để tăng thêm cơ hội có việc làm cho người dân địa phương trong việc phát triển GTNT. Điều tra thực tế được tiến hành tại tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Phú Thọ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 36  2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội. Chiến lược này đã định hướng phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, bảo đảm thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa đạt 60% đến 80%. Chú trọng phát triển giao thông đường thủy nội địa,

đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với các giải pháp, chính sách phát triển giao thông nông thôn được đưa ra là Thành lập quỹ bảo trì và đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trước hết là quỹ bảo trì đường bộ; đưa công tác bảo trì đường theo kế hoạch thành một nhiệm vụ không thể thiếu trong phát triển giao thông, thực hiện cam kết bảo trì cho các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng GTNT; xây dựng, thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải cấp huyện, xã để bảo đảm phát triển GTNT có kế

hoạch, hài hoà, hợp lý và gắn kết được với hệ thống giao thông vận tải quốc gia; kiện toàn tổ chức và hoàn thiện thể chế quản lý đối với GTNT.

Luận án Tiến sỹ của tác giả Hoàng Hùng, 2001, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi nhỏ có sự

tham gia của cộng đồng tại tỉnh Quảng Bình, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Đề tài đã đánh hiện trạng và hiệu quả xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi nhỏ ở tỉnh Quảng Bình, phát hiện yếu tố ảnh hưởng làm hạn chế sự phát triển thủy lợi nhỏở Quảng Bình. Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và sử dụng những công trình thủy lợi với sự tham gia của cộng đồng.

Nguyễn Quang Thương, 2005, Đánh giá tác động của dự án phát triển CSHT thuộc Chương trình 135 đối với sinh kế của người dân tại một số xã huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu, phân tích được những tác động của quá trình thực hiện của quá trình thực hiện các dự án phát triển CSHT đối với sinh kế của người dân. Từ đó,đã đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án phát triển CSHT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 37 

Đỗ Văn Tuấn, 2012, Nghiên cứu vai trò của người dân trong xây dựng

đường giao thông nông thôn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tác giảđã nghiên cứu, phân tích được vai trò của người dân trong quá trinh xây dựng đường GTNT,

đánh giá các yếu tốảnh hưởng. Từđó, đưa ra các đề xuất để nâng cao vai trò của người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 38  PHN III: ĐẶC ĐIM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 3.1 Đặc điểm của huyện Yên Khánh 3.1.1 Đặc đim t nhiên - Vị trí địa lý

Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, nằm trên tọa độ 20o07’ – 20o16’ vĩ độ Bắc, 105o57’ - 106o10’ kinh độĐông. Trung tâm huyện Yên Khánh cách Hà Nội khoảng 110 km

•Phía Bắc giáp thành phố Ninh Bình.

•Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Mô.

•Phía Nam giáp huyện Kim Sơn.

•Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao bọc, là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Trung tâm huyện Yên Khánh cách Hà Nội khoảng 110 km. Quốc lộ 10 từ thành phố Ninh Bình qua huyện lỵ Yên Ninh, đi tiếp sang huyện Kim Sơn và vào tỉnh Thanh Hoá.

Vị trí địa lý trên tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông vận tải, giải quyết vấn đề lao động việc làm, vận chuyển hàng hóa,...

- Địa hình

Địa hình của huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều.

Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông Bắc với tổng chiều dài 37,3km. Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây với chiều dài 14,6km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 39  - Khí hậu, thủy văn

Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát mẻ. Tuy vậy, thời tiết vẫn chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa hạ nắng nóng, có

ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Mùa đông, ảnh hưởng khá lớn của gió mùa

Đông Bắc, có sương muối nhưng không nhiều như các huyện phía Bắc của tỉnh. - Hệ thống sông ngòi

Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông Bắc với tổng chiều dài 37,3 km. Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây với chiều dài 14,6 km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống.

Ngoài ra, huyện Yên Khánh cũng có rất nhiều ao, hồ,… lưu giữ một khối lượng nước khá lớn để phục vụ cho đời sống. đây cũng là điều kiện thuận lợi để chăn nuôi thủy cầm, thủy sản.

- Tài nguyên thiên nhiên

Yên Khánh là huyện đồng bằng được bồi đắp do phù sa của sông Đáy. Vì thế, thế mạnh của huyện là sản xuất nông nghiệp với rất nhiều các loại cây trồng, vật nuôi được nuôi trồng quanh năm.

3.1.2 Đặc đim kinh tế - xã hi

- Đơn vị hành chính

Diện tích tự nhiên toàn huyện là 137,9km2, dân số 134.710 người, mật

độ dân số 985 người/km2. Gồm thị trấn Yên Ninh (huyện lỵ) và 19 xã bắt đầu bắt đầu bằng từ Khánh, gồm: Khánh An, Khánh Công, Khánh Cư, Khánh Cường, Khánh Hải, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Hồng, Khánh Lợi, Khánh Mậu, Khánh Nhạc, Khánh Ninh, Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Thiện,

Khánh Thủy, Khánh Tiên, Khánh Trung, Khánh Vân. - Hệ thống giao thông – kết cấu hạ tầng

Yên Khánh có điều kiện thuận lợi về cả giao thông đường bộ và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 40  tiếp sang Kim Sơn và vào Thanh Hoá. Đường thủy nội địa phát triển do hệ

thống sông phân bốđồng đều.

Theo Quyết định số 2179/ QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Phê duyệt quy hoạch giao thông đường thuỷ

nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì Yên Khánh có các cảng và các bến đò đường thủy sau:

• Cảng Đò Mười: tại xã Khánh Thành, Yên Khánh.

• Cảng Khánh An: tại phía hữu sông Đáy, thuộc xã Khánh An, Yên Khánh. • Cảng Xanh: xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh.

• Các bến cảng sông khác: bến Khánh An, bến Khánh Hoà (sông Vạc). Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như sự tự nguyện đóng góp của người dân mà hệ thống đường giao thông trong huyện đã được nâng cấp hoàn chỉnh. Hệ thống đường giao thông trong thôn xóm đã được bê tông hóa gần 90%. Hiện nay, các đường trục chính trong huyện đang được cải tạo, mở rộng đểđảm bảo lưu thông nội bộ cũng như lưu thông thuận lợi với các địa phương khác.

100% số xã và thị trấn trong huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia,

đáp ứng nhu cầu sử dụng điện để sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Ngoài ra, hệ thống trạm bơm, cống, kênh mương để phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp cũng được bố trí rộng khắp và hợp lý.

- Tình hình đất đai

Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất chính, đặc biệt và không thể thay thế được. Con người sử dụng trí tuệ và sức lực của mình để khai thác tài nguyên đất đai, tạo ra sản phẩm không chỉ nuôi sống mà còn đảm bảo sự phát triển của xã hội loài người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 41 

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Yên Khánh giai đoạn 2009 – 2011

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2010 / 2009 2011 / 2010 A. Tổng diện tích đất TN 13.905,7 100 13.905,7 100 13.905,7 100 100 100 1. Đất NN 9.624,8 69,21 9.572,5 68,84 9.471,5 68,11 99,46 98,94 - Đất canh tác 8.566,1 89,00 8.525,5 89,06 8.430,7 89,01 99,53 98,89 - Đất vườn tạp 261,5 2,72 255,4 2,67 250,5 2,65 86,20 98,08 - Mặt nước 797,2 8,28 791,6 8,27 790,3 8,34 99,30 99,84 2. Đất chuyên dùng 2.321,7 16,70 2.330,8 16,76 2.361,6 16,98 100,39 101,32 3. Đất thổ cư 1.738,5 12,50 1.795,6 12,91 1865,8 13,42 103,28 103,91 4. Đất chưa sử dụng 220,7 1,59 206,8 1,49 206,8 1,49 93,70 93,70 B. Một số chỉ tiêu BQ 1. DT đất NN/ hộNN 0,36 0,34 0,39 94,44 114,71 2. DT đất c.tác/ hộ NN 0,32 0,30 0,35 93,75 116,67 3. DT đất c.tác/ lao động NN 0,16 0,19 0,22 118,75 115,79

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh)

Theo số liệu thống kê năm 2011, huyện Yên Khánh có tổng diện tích tự

nhiên là 13.905,7 ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 9.471,5 ha, chiếm 68,11%; diện tích đất chuyên dùng là 2.361,6 ha, chiếm 16,98%; diện tích đất thổ cư là 1865,8 ha, chiếm 13,42%; diện tích đất chưa sử dụng là 206,8 ha, chiếm 1,49%.

Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp của huyện đang có xu hướng giảm dần. Diện tích đất nông nghiệp năm 2009 là 9.624,8 ha, chiếm 69,21% tổng diện tích đất tự nhiên; năm 2010 là 9.572,5 ha, chiếm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 42  68,84%; năm 2011 là 9.471,5 ha, chiếm 68,11%. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 99,46% so với năm 2009, giảm 0,54%; diện tích năm 2011 là 98,94% so với năm 2010, giảm 1,06%.

Diện tích đất nông nghiệp và đất canh tác của huyện Yên Khánh ngày càng giảm là do những nguyên nhân như: nhu cầu đất thổ cư tăng do dân số

của huyện Yên Khánh đang tăng qua các năm; nhu cầu quy hoạch, phát triển CSHT nông thôn như điện, đường, trường, trạm, chợ và các công trình văn hóa, phúc lợi xã hội khác… để phục vụ nhu cầu phát triển KT – XH của huyện. Vì thế, diện tích đất chuyên dùng và đất thổ cư tăng lên.

Cụ thể, đất chuyên dùng năm 2010 là 2.330,8 ha, chiếm 16,76% diện tích tự nhiên, tăng 0,39% so với năm 2009; diện tích năm 2011 là 2.361,6 ha, chiếm 16,98%, tăng 1,32% so với năm 2010. Diện tích đất thổ cư năm 2010 là 1.795,6 ha, chiếm 12,91% diện tích tự nhiên, tăng 3,28% so với năm 2009; diện tích năm 2011 là 1865,8 ha, chiếm 13,42%, tăng 3,91% so với năm 2010.

Năm 2009, diện tích đất chưa sử dụng của huyện là 220,7 ha, chiếm 1,59% diện tích tự nhiên. Năm 2011, diện tích này còn 206,8 ha, chiếm 1,49% diện tích tự nhiên. Như vậy, không chỉ đất nông nghiệp bị thu hẹp diện tích mà đất chưa sử dụng cũng có xu hướng giảm và được đưa vào phục vụ mục

đích phát triển KT – XH của huyện.

Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp và đất canh tác lại có xu hướng tăng do ảnh hưởng của tình hình nhân khẩu và lao động trong những năm qua

- Tình hình dân cư

Lao động là nguồn lực cơ bản của hộ cũng như các đơn vị kinh tế khác. Dân số và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dân số tăng đồng nghĩa với việc lực lượng lao động cũng tăng. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Khánh được thể hiện trong bảng 3.2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 43 

Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Khánh giai đoạn 2009 – 2011 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC 2010 / 2009 2011 / 2010 1. Tổng nhân khẩu (người) 133.508 100 133.611 100 134.710 100 100,08 100,82 2. Tổng số hộ (hộ) 37.648 100 37.789 100 38.848 100 100,37 102,80 - Hộ NN (hộ) 26.656 70,80 28.315 74,93 24.097 62,03 106,22 85,10 - Hộ phi NN (hộ) 10.992 29,20 9.474 25,07 14.751 37,93 86,19 155,70 3. Tổng số LĐ (người) 81.400 100 82.201 100 83.116 100 100,98 101,11 - LĐ NN (người) 52.958 65,06 44.447 54,07 38.016 45,74 83,93 85,53 - LĐ phi NN (người) 28.442 34,94 37.754 45,93 45.100 54,26 132,74 119,46

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình)

Số nhân khẩu của huyện trong 3 năm có tăng lên nhưng với tỷ lệ tăng không đáng kể. Năm 2009, số nhân khẩu là 133.508 người, thì năm 2011 là 134.710 người. So với năm 2009, năm 2010, số nhân khẩu của huyện tăng 0,08%. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 0,82%.

Qua 3 năm, số hộ cũng như số lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, số hộ và số lao động phi nông nghiệp tăng.

•Số lao động nông nghiệp năm 2009 là 52.958 người, chiếm 65,06% tổng số lao động của huyện. Tuy nhiên, đến năm 2011 thì số lao động này chỉ

còn là 38.016 người, chiếm 45,54% tổng số lao động. Năm 2010, số lao động nông nghiệp đã giảm 16,07% so với năm 2009 và năm 2011, số lao động nông thôn đã giảm 14,47% so với năm 2010.

•Số lao động phi nông nghiệp năm 2009 là 28.442 người, chiếm 34,94% tổng số lao động. Đến năm 2011, số lao động phi nông nghiệp đã là 45.100 người, chiếm 54,26% tổng số lao động. Năm 2010, số lao động phi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 44  nông nghiệp đã tăng 32,74% so với năm 2009 và đến năm 2011, số lao động này tăng 19,46% so với năm 2010.

Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do quá trình phát triển kinh tế của huyện đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của huyện, đã có một số diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi để xây dựng cụm công nghiệp Khánh Phú và xây dựng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện. Vì vậy, các hộ có đất sản xuất bị chuyển đổi và các hộ lân cận cũng chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Đây là

điều kiện thuận lợi để phát triển KT – XH huyện Yên Khánh vì bộ phận lao

động nông thôn có cơ hội tìm kiếm được việc làm mới, có thu nhập cao hơn, ổn

định hơn để nâng cao đời sống của bản thân và gia đình. Các lao động cũng như

hộ phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao phù hợp với xu hướng phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương cũng như của cả nước.

-Tình hình văn hóa, giáo dục, y tế

Công tác văn hóa luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương với hình thức và nội dung phong phú, đa dạng và hiệu quả. Phong trào toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cưđược duy trì và phát triển

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)