Trong lĩnh vực GTNT nhà nước chưa có quy chế cụ thể về sự tham gia của cộng đồng đối với lĩnh vực GTNT. Các chính sách và chiến lược vẫn theo các quy chế trong Nghị định Dân chủ cơ sở. Nghị định này được thực hiện khác nhau ở các địa phương khác nhau. Để đảm bảo sự tham gia
đầy đủ của cộng đồng, chính sách cần phải được thực hiện công bằng. Tuy nhiên, rất khó xác định tiêu chí công bằng do nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các công trình làm đường GTNT chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu thực tế và dựa vào quy chế thực hiện dân chủ ở xã ban hành kèm theo Nghị định số
79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ. Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể nào khác về quyền hạn, trách nhiệm của UBND xã và thôn
đến đâu, như thế nào? Hay hương ước, quy ước của làng, xã quy định những công việc cụ thểđể thi công, ví dụđối với người được giao nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng, quyền và trách nhiệm của người giám sát chưa được làm rõ, chưa khơi dậy trách nhiệm của cả cộng đồng trong việc giám sát thi công.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 Các dự án có nguồn vốn từ các chương trình của trung ương, của các nhà tài trợ, nguồn vốn do tỉnh phân bổ và các công trình do huyện làm chủ đầu tư
hầu hết chưa có sự tham gia của cộng đồng. Thông tin từ phía người dân chưa
được tận dụng, dẫn đến việc phí phạm thời gian và sự tham gia của cộng đồng chưa có cách nào được thực hiện có hiệu quả. Người dân địa phương mong muốn tham gia vào quá trình quyết định nhưng không có cơ chế rõ ràng cho vấn
đề này. Các nhà tài trợ không coi trọng sự tham gia của cộng đồng vì cũng không có sự kiểm tra nếu quá trình này được thực hiện tốt.
Cộng đồng tại các vùng được thụ hưởng lợi ích của dự án chưa có cơ
hội để tham gia, chỉ có 6% người dân được tham gia vào dự án đường GTNT cấp huyện và sự tham gia ở đây là sự có mặt ở những công trình cải tạo đường
đi qua thôn. Người dân chỉ nghe đến con đường khi công việc xây dựng được tiến hành. Chủđầu tư không cân nhắc ảnh hưởng của con đường đến đời sống của cộng đồng; không tận dụng những hiểu biết về môi trường, nguồn nước của địa phương từ người dân, hệ quả là các thiết kế thi công kém và các con
đường nhanh bị xuống cấp, hư hỏng. Bảng 4.14: Ý kiến của cộng đồng về hình thức phát triển đường GTNT Nội dung Số người Tỉ lệ (%) 1. Số người trả lời 110 100 2. Hình thức - Dân tự làm 14 12,73
- Thuê bên ngoài 3 2,73
- Nhờ các ban ngành giúp đỡ 6 5,45
- Kết hợp giữa người dân và hỗ trợ bên ngoài 87 79,09
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 Theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, cộng đồng hưởng lợi
được giao quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường GTNT. Đây là hình thức được đa số
người được hỏi ủng hộ vì những lợi ích mang lại. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ
thể và chi tiết để người dân dễ dàng thực hiện, đa số các thôn xóm chưa xây dựng quy chế (hương ước) quản lý khác thác các tuyến đường, đồng thời chưa ban hành chế tài xử lý các vi phạm trong quá trình khai thác sử dụng.