Kết quả sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường giao thông nông

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 88 - 92)

nông thôn ti huyn Yên Khánh, tnh Ninh Bình

4.1.7.1 Kết quảđạt được

Phong trào làm đường GTNT ngoài phần đầu tư kinh phí của Nhà nước

đã và đang tranh thủ được sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng hệ thống

đường GTNT. Qua bảng 4.9 chúng ta thấy các tuyến đường thôn xóm, đường nội đồng, vai trò của cộng đồng được thể hiện rõ trong việc tham gia góp vốn, kiểm tra, giám sát, xây dựng và được xây dựng tăng nhanh trong năm 2012. Trong đó, số vốn, nhân lực, đất đai được cộng đồng đóng góp chiếm phần lớn, ngân sách Nhà nước hỗ trợ khoảng 15 – 30%, còn lại là các các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà tài trợ, con em địa phương…hỗ trợ.

Bảng 4.9 Kết quả trong xây dựng đường GTNT

STT Loại đường

Đường được bê tông hóa

(km) So sánh 2012/2010 (%) Năm 2010 Năm 2012 1 Đường huyện 3,50 4,70 134,29 2 Đường xã 8,00 10,50 131,25 3 Đường thôn 8,70 15,00 172,41 4 Đường nội đồng 2,50 4,50 180,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra, 2014)

Năm 2012 so với năm 2010 thì các tuyến đường GTNT: đường huyện,

đường xã, đường thôn xóm và đường sản xuất đều tăng nhanh. Cụ thể năm 2010 đường huyện làm được 3,50 km thì đến năm 2012 được 4,70 km, tăng 34,29%; đường xã năm 2010 làm được 8,00 km, đến năm 2012 làm được 10,50 km, tăng 31,25%. Đặc biệt đối với đường thôn xóm và đường nội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 79 

đường GTNT. Nhờđó kết quảđã đạt được là các tuyến đường được làm mới tăng nhanh trong từng năm, năm 2010 đường thôn xóm làm được 8,70 km,

đường sản xuất được 2,50 km, thì đến năm 2012 số km đã làm được tăng nhanh, đường thôn xóm 15,00 km, tăng 72,41%, đường sản xuất 4,50 km, tăng 80%. Điều đó thể hiện rõ vai trò của người dân trong xây dựng hệ thống

đường GTNT.

Bảng 4.10: Kết quả trong các nội dung xây dựng, quản lý đường GTNT

Nội dung Đường liên xã, trục xã thôn xóm Đường Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Xử lý chất thải, bảo vệ môi trường 5 10 48 96 Đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư 47 94 0 0 Có xâm hại lợi ích của cộng đồng 36 72 28 56 Có gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản

thuộc dự án 45 90 8 16

Đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật,

chủng loại, định mức vật tư 13 26 42 84

Đúng quy định về nghiệm thu, quyết

toán công trình, quản lí 38 76 49 98

(Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra, 2014)

Trong các nội dung xây dựng hai loại tuyến đường, qua số liệu điều tra, phỏng vấn chúng ta thấy các nội dung: Xử lý chất thải, bảo vệ môi trường

đường liên xã, trục xã (10%) – đường thôn xóm (96%); đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên xã, trục xã (94%) - đường thôn xóm (0); gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án liên xã, trục xã (90%) - đường thôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 80  xóm (16%); đúng quy định về nghiệm thu, quyết toán công trình, quản lí

đường liên xã, trục xã (76%) - đường thôn xóm (98%).

Tóm lại, qua 2 bảng nói trên, ta thấy các nội dung trong quá trình xây dựng hai tuyến đường thì vai trò của cộng đồng được thể hiện nổi bật trong hoạt động xây dựng đường thôn xóm trong cả xây dựng và quản lí. Ở mô hình

đường xây dựng có sự tham gia của cộng đồng thì hiệu quả được đảm bảo ở

tất cả các mặt.

4.1.7.2 Các vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh các kết quảđạt được, sự tham gia của cộng đồng trong phát triển

đường GTNT tại huyện Yên Khánh vẫn còn tồn tại những bất cập như sau:

Trong giai đoạn lập kế hoạch

- Việc tập huấn để nâng cao nhận thức về kỹ thuật tổ chức thi công xây dựng và quản lý đường GTNT chưa hướng đến người trực tiếp thực hiện quá trình xây dựng và quản lý đường GTNT chủ yếu là cộng đồng hưởng lợi.

- Chưa có quy định cụ thể nào về quy chế dân chủ cho giai đoạn trước khi xây dựng công trình đường GTNT.

- Thông tin tuyên truyền còn khá hình thức, một số nội dung qua loa như lập kế hoạch tổ chức, xác định nhu cầu vốn là do Ban xây dựng của thôn

đưa ra, không đưa ra cuộc họp để thảo luận, góp ý mà trưởng thôn chỉ thông báo là kế hoạch tổ chức, mức đóng góp.

- Các doanh nghiệp chỉ đóng vai trò là bên được ký hợp đồng khảo sát, thiết kế, lập kế hoạch.

Trong giai đoạn xây dựng

- Ngoài việc kiểm tra hướng dẫn, UBND các xã vẫn giữ cho mình quyền được lựa chọn đơn vị thi công, cho thấy đã có sự phân cấp trong xây dựng nhưng phân cấp chưa mạnh và chưa triệt để.

- Trình độ am hiểu về kỹ thuật xây dựng của cộng đồng còn rất hạn chế, đa phần tham gia xây dựng bằng kinh nghiệm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 81  - Cán bộ xã đã được tập huấn để nâng cao hiểu biết vềđường GTNT. Việc

đào tạo này chưa hướng tới đối tượng như trưởng thôn và cộng đồng thôn xóm. - Chưa có quy định cụ thể nào của cơ quan có thẩm quyền về quyền hạn, trách nhiệm của UBND xã và thôn đến đâu, như thế nào; hay hương ước, quy ước của làng, xã quy định những công việc cụ thểđể thi công.

- Công tác tuyên truyền được tăng cường nhưng mục đích chủ yếu của việc này là để cộng đồng tham lao động và đóng góp tiền đầy đủ, kịp thời hơn, chưa quan tâm việc làm sao để chất lượng tham gia của cộng đồng cao hơn và tự giác hơn, chưa có kênh thông tin phản hồi cho cơ quan quản lý, việc phối hợp thông tin giữa các cấp chưa được chú trọng.

- Chưa có sự xuất hiện của các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên... Đây là các tổ chức xã hội hiện hữu tại cộng

đồng, có ảnh hưởng nhiều đến việc huy động sự tham gia của cộng đồng. - Doanh nghiệp tham gia với vai trò là bên được ký hợp đồng vận tải, thi công,… chưa tự nguyện tham gia vì lợi ích từ việc xây dựng các công trình GTNT như người dân địa phương.

Trong kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng công trình vai trò của cộng đồng chưa thực sựđược phát huy. Tỷ lệ tham gia giám sát, theo dõi chủ

yếu là những cán bộ địa phương nằm trong ban quản lý hoặc là trưởng thôn, cán bộ các đoàn thể.

Trong quản lý, duy tu, bảo dưỡng

- Đối với cộng đồng hưởng lợi trong giai đoạn quản lý khai thác thì chủ

yếu là dựa vào kinh nghiệm và tình trạng của đường.

- Chưa có quy định cụ thể và chi tiết để cộng đồng dễ dàng thực hiện. - Chưa có kế hoạch tổ chức quản lý, chưa có quy định rõ ràng về việc bảo vệđường, không có biện pháp tuyên truyền để mỗi thành viên trong thôn chưa hiểu được quyền sử dụng và trách nhiệm quản lý đường của mình đến đâu; chưa xây dựng quy chế (hương ước) quản lý khác thác tuyến đường này, đồng thời

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 82  chưa ban hành chế tài xử lý các vi phạm trong quá trình khai thác sử dụng.

- Đồng thời chính quyền địa phương chưa huy động được hết sức mạnh của các tổ chức xã hội tại cộng đồng. Việc gắn những tuyến đường thành

đường Thanh niên tự quản, Phụ nữ tự quản... còn rất ít. - Các doanh nghiệp chưa tham gia vào giai đoạn này.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)