Khái quát về hệ thống giao thông nông thôn tại huyện Yên Khánh

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 61 - 66)

4.1.1.1 Hiện trạng đường GTNT tại huyện Yên Khánh

Huyện Yên Khánh có vị trí, địa lý thuận lợi cho việc giao lưu phát triển KT – XH với các đơn vị trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống giao thông

đường bộ, đường thủy.

Giao thông huyện Yên Khánh bao gồm các tuyến đường sông và bến bãi:

- Tổng chiều dài 63,5 km do Trung ương và Tỉnh quản lý bao gồm sông Đáy, sông Vạc và sông Mới.

- Huyện Yên Khánh quản lý tổng chiều dài 9 km sông Tiên Hoàng.

- Có 8 bến bãi: bến cầu Tràng (Khánh Cư), bến cầu Rào, bến cầu Khương Thượng (thị trấn Yên Ninh), bến Đức Hậu (Khánh Cường), bến cầu

Đầm (Khánh Cường), bến đò 10 (Khánh Thành), bến Tam Tòa (Khánh Trung), bến cầu Âu (Khánh Thiện).

Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Yên Khánh bao gồm: Quốc lộ

10, tỉnh lộ 481B, 480B, 480C và các đường liên huyện, liên xã, đường thôn xóm và đường nội đồng. Trong đó:

-Quốc lộ 10 với chiều dài qua huyện là 14 km; tuyến tỉnh lộ 481B nối từ ngã 3 Thông đến trạm bơm Cổ Quàng với tổng chiều dài 20km; tuyến tỉnh lộ 480B nối từ Quốc lộ 10 đến cầu Rào với tổng chiều dài 2 km; tuyến tỉnh lộ

480C nối từ Quốc lộ 10 đến cầu Tràng với tổng chiều dài 3 km. Các tuyến

đường này có kết cấu mặt đường nhựa, chất lượng khá tốt, thuận lợi cho quá trình lưu thông; đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KT – XH của huyện Yên Khánh. Các tuyến đường này không thuộc mạng lưới GTNT của huyện và do Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình quản lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 52 

-Tuyến đường huyện có chiều dài 14,9km, đường xã, đường thôn và

đường nội đồng có tổng chiều dài hơn 650km.

Bảng 4.1: Hiện trạng đường GTNT huyện Yên Khánh đến năm 2013

STT Loại đường Chiều dài (km) Tỉ lệ theo chiều dài (%) Kết cấu (km) BT XM Nhựa Đá Gạch xỉ vôi Đất 1 Đường huyện 14,9 2,23 14,9 0,00 0,00 0,00 0,00 2 Đường xã 152,61 22,80 93,09 41,21 18,31 0,00 0,00 3 Đường thôn 206,46 30,85 128,95 0,00 33,86 31,60 12,05 4 Đường nội đồng 295,31 44,12 18,54 0,00 13,92 3,72 259,13 Tổng cộng 669,28 100,00 255,48 41,21 66,09 35,32 271,18 Tỷ lệ theo kết cấu mặt (%) 38,17 6,16 9,87 5,28 40,52

(Nguồn: Quy hoạch phát triển huyện Yên Khánh đến năm 2020)

Tuyến đường huyện với chiều dài 14,9km, chiếm tỉ lệ 2,23%, đã được

đổ BTXM bề mặt, có bề rộng từ 5,5 – 8 m.

Đường xã 152,61km, chiếm tỷ lệ 22,80%. Các tuyến đường trục xã

được rải mặt nhựa từ những năm 1990, đến nay nhiều tuyến đã xuống cấp, mặt đường hẹp, không còn phù hợp với nhu cầu đi lại và vận tải của người dân. Đã có 93,09km đường xã được đổ BTXM bề mặt, tạo điều kiện giao thông vận tải thuận lợi hơn.

Đường thôn với tổng chiều dài 206,46km, chiếm 30,85%, đang được

đầu tư xây dựng trong chương trình Nông thôn mới bằng BTXM mặt đường với chiều rộng 2 – 3m. Hiện tại đã có 128,95km là đường BTXM. Còn lại là

đường đá, gạch, đất chưa được cải tạo lại.

Đường nội đồng có độ dài 295,3 km, chiếm tỷ lệ 44,12%, chủ yếu vẫn là đường đất, đá cấp phối, có bề mặt nhỏ, không phù hợp với việc dồn điền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 53  Hệ thống GTNT của huyện Yên Khánh khá dày đặc với mật độ

4,713km/km2 với kết cấu đất cấp phối chiếm hơn 40% (chủ yếu là đường giao thông nội đồng). Hiện trạng sử dụng đường giao thông còn tùy thuộc vào từng tuyến đường cụ thể. Tuy nhiên, có một vấn đề chung là các tuyến đường giao thông chưa có hoặc không được khai thông hệ thống thoát nước, làm yếu nền

đường và tạo ra nhiều ổ gà, gây cản trở giao thông.

4.1.1.2 Thực trạng vốn đầu tư xây dựng công trình GTNT của huyện Yên Khánh giai đoạn 2012 – 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 2 nhóm dự án đầu tư lớn của huyện Yên Khánh được triển khai trong giai đoạn này và kéo dài đến năm 2020:

- Xây dựng cầu đường 10 với tổng vốn đầu tư 10 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách và huy động của cộng đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2015.

- Xây dựng, nâng cấp và mở rộng một số tuyến giao thông với tổng vốn

đầu tư 11.000 tỉ đồng trong 2 giai đoạn: 2013 – 2015 là 500 tỉ đồng và 2016 – 2020 là 10.500 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng nước ngoài và huy động từ cộng đồng.

Tạo vốn đầu tư cho GTNT là nội dung quan trọng quyết định kết quả

cuối cùng của công tác phát triển GTNT của huyện trong những năm qua. Thực hiện đề án phát triển GTNT của tỉnh, việc giải quyết vốn dựa trên quan

điểm phân bổ và nguồn vốn đối ứng: đối với đường trục xã, liên xã mức hỗ

trợ: tỉnh 50%, ngân sách xã 50%; đối với đường thôn, xóm, đường ra ngoài

đồng ruộng, mức hỗ trợ tỉnh 30%, ngân sách xã 70%.

Qua giai đoạn chuyển tiếp của năm 2011 và năm 2012 toàn huyện đã thi công nâng cấp, sửa chữa và làm mới được 23,347km đường, bao gồm tuyến đường cầu Đầm – Khánh Thành và 4 tuyến nhánh, đường trung tâm và thôn xóm các xã Khánh Thành, Khánh Thiện, Khánh Nhạc, trong đó ngân sách tỉnh 65.463 triệu đồng và hỗ trợ trên 1.800 tấn xi măng, ngân sách huyện 4.600 triệu đồng và ngân sách xã 4.874 triệu đồng, người dân đóng góp bằng tiền, hiến đất, góp sức lao động ước tính hàng trăm tỉ đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 54 

4.1.1.3 Trách nhiệm quản lý đường GTNT trên địa bàn huyện

Quy định về tổ chức quản lý đường bộ nói chung và hệ thống đường GTNT nói riêng đã được quy định trong Nghị định 186/2004/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 05/11/2004.

- Đối với các tuyến đường tỉnh, đường đô thị: việc phân loại và điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định sau khi đã có văn bản thoả thuận của Bộ Giao thông vận tải. Hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường đô thị do thành phố quản lý đồng thời UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống

đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, phù hợp với quy hoạch kết cấu CSHT giao thông đường bộ chung của tỉnh và cả nước, phê duyệt và trình duyệt theo cấp. Sở Giao thông vận tải là cơ quan tham mưu chính cho UBND tỉnh trong việc quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường tỉnh, đường đô thị;

đồng thời thường xuyên cung cấp các vấn đề liên quan đến chuyên môn của ngành cho UBND tỉnh và chịu hoàn toàn về mặt kỹ thuật đồng thời hỗ trợ cho phòng Công Thương huyện về các vấn đề có liên quan đến ngành giao thông.

- Đối với các tuyến đường huyện: do UBND huyện quản lý và chịu trách nhiệm về xây dựng, khai thác và duy tu sửa chữa thường xuyên của các tuyến đường theo quy định của UBND tỉnh. Riêng vấn đề quản lý, sử dụng

đất trong và ngoài hành lang an toàn giao thông đối với các tuyến đường trong huyện, UBND huyện có trách nhiệm phổ biến tới từng xã trong huyện về tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và những quy định của pháp luật về vấn đề này; đồng thời xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm hoặc sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.

- Đối với các tuyến đường xã: UBND xã có trách nhiệm quản lý khai thác và tổ chức bảo trì các tuyến đường bộ được giao trên địa bàn xã. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân dân trong xã các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ song song với việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 55  quy định của pháp luật. Hàng năm xã xây dựng kế hoạch và lập các dự án đầu tư nâng cấp các tuyến đường trong xã và trình UBND huyện phê duyệt và huyện có kế hoạch đầu tư, đồng thời thường xuyên báo cáo định kỳ về GTNT của xã theo yêu cầu của Phòng Công Thương huyện. UBND xã cần bố trí cán bộ chuyên trách về giao thông có trình độ và nghiệp vụ về giao thông.

- Đối với đường thôn, xóm và đường nội đồng: do UBND xã chịu trách nhiệm quản lý, song UBND xã có thể phân công cho trưởng thôn, xóm. Trưởng thôn, xóm có trách nhiệm lập kế hoạch về sửa chữa, nâng cấp hàng năm đối với những tuyến đường trên địa bàn thôn, xóm và thông qua hội nghị với toàn dân, sau đó trình UBND xã quyết định.

Đánh giá chung vềđường GTNT trên địa bàn huyện Yên Khánh

Hệ thống GTNT của huyện Yên Khánh được phân bổ tương đối hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho mối giao lưu giữa các thôn xóm, các xã, giữa huyện Yên Khánh với các huyện khác của tỉnh Ninh Bình và các tỉnh bạn, thúc đẩy KT – XH, cải thiện đời sống của người dân.

- Về quy hoạch: mạng lưới giao thông huyện được quy hoạch khá hoàn chỉnh, trải qua các xã, các vùng sản xuất nông nghiệp và khu công nghiệp Khánh Phú, phục vụ cho nhu cầu đi lại và các phương tiện vận tải.

- Về chất lượng kĩ thuật: chất lượng của các tuyến đường còn nhiều hạn chế về bề mặt, chất đất nền, hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải và độ bền vững gây nên hiện tượng lún, vỡ bề mặt đối với đường BTXM và đường nhựa, lầy lội về mùa mưa và bụi bẩn về mùa khô đối với các tuyến đường cấp phối, đường đất. Chiều rộng của mặt đường nhiều tuyến còn hẹp, không đảm bảo an toàn cho việc tránh vượt của xe ô tô.

- Về quản lý khai thác: trong những năm qua, huyện Yên Khánh đã có những văn bản mang tính pháp quy, biện pháp về bảo đảm an toàn giao thông

đường bộ nhằm đảm bảo việc khai thác có hiệu quả các công trình, hành lang bảo vệ của các tuyến trục, tránh các hành vi xâm phạm, cản trở giao thông. Tuy nhiên, việc duy tu, bảo dưỡng không xử lý triệt để, công tác quản lý chưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 56 

được quan tâm đúng mức, phân cấp trong quản lý còn nhiều bất cập nên đã dẫn đến sự xuống cấp của nhiều tuyến đường. Thêm vào đó, nếu cộng đồng ở

các thôn xóm không có các hương ước, quy ước để bảo vệ, sử dụng các con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đường như vệ sinh, khai thông thoát nước, cấm xe quá tải thì việc quản lý và sử dụng các công trình không thểđạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 61 - 66)