Sự cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường giao

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 27 - 28)

đường giao thông nông thôn

Đứng trước công cuộc CNH – HĐH nông thôn, nhiều thách thức được

đặt ra, phát triển đường GTNT là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn

đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển. Trong 19 tiêu chí về Nông thôn mới, tiêu chí về

thực hiện quy hoạch và phát triển GTNT được đặt lên hàng đầu.

Các công trình GTNT đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của cộng đồng và sự phát triển KT – XH của địa phương. Mạng lưới GTNT trải rộng trên khắp địa bàn nông thôn, kéo dài từ các con đường trục xã, liên xã,

đến các con đường thôn xóm, ngõ, ngách, đến tận cổng các hộ gia đình. Mức

đầu tư cho các công trình GTNT là rất lớn. Nếu chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước thì các công trình này rất khó được hoàn thành, thời gian thực hiện kéo dài. Chính vì vậy, trong việc phát triển đường GTNT cần có sự tham gia của cộng đồng, đóng góp nhân lực, vật lực cho quá trình xây dựng, quản lý các công trình.

Cộng đồng tại địa phương là những người hiểu rõ nhất địa bàn mà họ

sinh sống, thực sự biết GTNT cần được phát triển như thế nào, cần các công trình nào, con đường nào cần được đầu tư xây dựng trước, xây dựng ra sao,… Vì thế, cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng trong việc xác định mục tiêu, khảo sát địa bàn, lập kế hoạch đầu tư cho các công trình GTNT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 18  Các công trình GTNT liên quan trực tiếp đến lợi ích của cộng đồng. Cộng đồng đóng góp tiền, đất đai, công sức cho việc xây dựng các con đường.

Để đạt được chất lượng, hiệu quả trong thi công, cần có sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng, tránh lãng phí, không đảm bảo chất lượng các công trình.

Mức độ bền vững của các công trình GTNT phụ thuộc vào quá trình sử

dụng và sự quản lý sau khi đưa vào sử dụng. Muốn như vậy cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình vì họ là những người trực tiếp sử dụng và hưởng lợi từ các công trình đó hàng ngày.

Chính vì vậy, trong việc phát triển GTNT, sự tham gia của cộng đồng là rất cần thiết. Cộng đồng tham gia trong suốt quá trình lập kế hoạch, thi công, giám sát và quản lý các công trình sẽ đảm bảo được chất lượng, hiệu quả của các công trình, đảm bảo được lợi ích của chính bản thân họ.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 27 - 28)