Trình độ chuyên môn, nhận thức của cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 100 - 101)

Để đáp ứng được yêu cầu của hệ thống quản lý, đảm bảo hiệu quả của việc xây dựng và quản lý các công trình GTNT, đội ngũ cán bộ quản lý phải

đảm bảo được kiến thức chuyên môn về GTNT, nội dung và cách thức lập và triển khai các dự án phát triển GTNT. Ngoài ra, cán bộ quản lý còn phải đảm bảo được tính linh hoạt, mềm dẻo trong việc tiếp nhận thông tin và xử lý các tình huống phát sinh; có năng lực tổ chức, có khả năng thuyết phục, có đầu óc tâm lý – thực tế, có khả năng lan truyền ý chí, nghị lực và khơi dậy sự tích cực hoạt động của mọi người; đảm bảo thái độ khách quan, công bằng và tận tâm với công việc.

Bảng 4.16: Trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia phát triển đường GTNT Nội dung Số lượng ( người) Tỷ lệ (%)

Trình độ văn hóa Cấp II Cấp III 11 1 10 100 9,09 90,01 Trình độ chuyên môn Trung cấp Cao đẳng Đại học 11 6 2 2 100 54,54 18,18 18,18 (Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra, 2014)

Trình độ của cán bộ tham gia phát triển đường GTNT tại huyện Yên Khánh được phỏng vấn đạt mức khá. Các cán bộ này đã được trải qua các khóa học, các lớp tập huấn về xây dựng, quản lý công trình GTNT, đóng vai trò chỉđạo, hướng dẫn và trực tiếp tham gia vào quá trình này.

Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý cần phải có được nhận thức đúng đắn về vai trò của cộng đồng trong phát triển đường GTNT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 91 

Hộp 4.3 Việc làm đường chỉ thành công khi có sự hưởng ứng của cả cộng đồng

“Đạt được kết quả trên là do nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác Hồ “Dễ

trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, chúng tôi xác định là những việc làm đều phải phù hợp với ý muốn, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Có như vậy việc làm đường giao thông mới nhận được sự hưởng ứng của cả cộng đồng”. Ông Phan Văn Tuệ - Trưởng xóm 7, xã Khánh Thành hào hứng cho biết.

Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý, bảo trì đường giao thông nông thôn cần đặc biệt chú trọng; chú trọng đào tạo cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý đầu tư, quản lý bảo trì cho cán bộ

quản lý giao thông nông thôn các cấp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các dự

án đã hoàn thành đưa vào khai thác. Đào tạo cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn cho các cán bộ xã, huyện phụ

trách giao thông, quy hoạch bằng các hình thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo với thực hành nhằm nâng cao trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)