Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 4,5% 4,9 4,7%

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 91)

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ

10. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 4,5% 4,9 4,7%

Bảng cân đối kế toán DN thương mại QL

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 7.735 6.411 5.747

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.109 1.149 502 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.887 319 256

1. Phải thu khách hàng 1.887 319 256

81

1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 16 -

2. Hàng hóa tồn kho 4.591 4.814 4.915

3. Chi phí chờ kết chuyển 131 128 73

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 542 711 629

I. Tài sản cốđịnh 542 711 629

1. Nguyên giá 258 807 807

2. Giá trị hao mòn lũy kế (75) (95) (177)

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 360 -

Tổng tài sản 8.277 7.123 6.377

A - NỢ PHẢI TRẢ 3.609 3.967 3.859

I. Nợ ngắn hạn 3.609 3.967 3.859

1. Vay và nợ ngắn hạn 3.500 3.800 2.995

2. Phải trả người bán 15 93 763

4. Thuế và các khoản phải nộp NN 94 73 101

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.667 3.156 2.517

I. Vốn chủ sở hữu 4.667 3.156 2.517

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.600 1.600 1.600

6. Lợi nhuận chưa phân phối 3.067 1.556 917

Tổng nguồn vốn 8.277 7.123 6.377

3.3 Dấu hiệu khó khăn của đơn vị và nguyên nhân nợ xấu:

- Đầu năm 2013, đơn vịcó đề xuất tăng hạn mức lên 6 tỷđồng với các kế hoạch

đầu tư xây dựng mở rộng showroom, tăng lượng hàng hóa nhằm đẩy mạnh doanh thu lên 50% so với 2012 (do năm 2012 tăng đến 38% nên doanh nghiệp rất kỳ vọng). Tuy nhiên, nhận định tình hình kinh doanh trên địa bàn khó có khảnăng tăng như kế hoạch

82

đề ra của đơn vị nên Vietcombank Cam Ranh đã chủ động kiên quyết đề nghị giữ

nguyên hạn mức cũ không tăng theo yêu cầu của đơn vị.

- Sau nhiều lần không đạt được yêu cầu, đơn vị chủ rộng xin rút bớt tài sản của mình với mục đích được đưa ra là để nhập thêm thửa đất bên cạnh vào sổđể tiện xây dựng mở rộng showroom. Nhận thấy yêu cầu của khách hàng là hợp lý, tài sản thế

chấp còn lại của bên thứ ba trịgiá hơn 4 tỷđồng (hạn mức đang cấp là 4 tỷ) vẫn đảm bảo tỷ lệ cấp tín dụng của Vietcombank, nên Ngân hàng đã đồng ý cho xuất tài sản và yêu cầu khách hàng làm cam kết sẽ tiếp tục thế chấp lại sau khi hoàn thành thủ tục ghi nhận chỉnh lý tài sản.

- Tuy nhiên, sau khi nhận tài sản, chủ doanh nghiệp đã đem tài sản này để thế

chấp TCTD khác để vay vốn cá nhân 3 tỷđồng với mục đích xây dựng nhà ở, cửa

hàng (nhưng thật sự chỉ sửa sang lại bên ngoài).

- Đến tháng 05/2013, mẹ của chủ doanh nghiệp, cũng là chủ cửa hàng kinh doanh vàng bạc lớn trên địa bàn huyện bất ngờ tuyên bố vỡ nợ, số tiền nợ sau khi công an vào cuộc lên đến hơn 40 tỷđồng (theo tìm hiểm của Vietcombank số tiền thực tế còn cao hơn nhưng do một sốngười không dám tố cáo vì nhiều lý do).

- Mặc dù, đơn vị nhiều lần khẳng định không liên quan nhưng, sau một thời gian cầm cựđơn vịđã không còn khả năng thanh toán các khoản vay đến hạn. đến

tháng 08/2013 đơn vịđã thừa nhận toàn bộ tiền vay của doanh nghiệp đều được mẹ

của chủ doanh nghiệp sử dụng hết, đơn vịđã không còn khảnăng chi trả.

- Nhưng khi Vietcombank chưa kịp phát đơn khởi kiện doanh nghiệp, thì phía viện kiểm sát đã có đơn mời Ngân hàng với tư cách bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên

quan đến vụ vỡ nợ do có tài sản thế chấp là của bên bị khởi tố. Với lý do này, phía

Vietcombank đã mất đi quyền khởi kiện chủđộng đơn vị do tài sản thế chấp đang liên quan đến vụ án khác. Trong khi tài sản của chủ doanh nghiệp lại đang thế chấp tại một tổ chức tín dụng khác.

83

- Vietcombank Cam Ranh đã không nắm bắt được đầy đủ thông tin của các mối quan hệ kinh doanh của đơn vị, các nhóm khách hàng liên quan. Vietcombank đã quá tin tưởng vào thông tin tín dụng CIC mà không nắm bắt các thông tin thực tế bên ngoài.

- Vietcombank đã không có quyết định dứt khoát khi đơn vị có hành vi vi phạm cam kết đã ký với Vietcombank, cụ thểởđây là việc đơn vịđã cam kết sẽ thế chấp lại tài sản nhưng lại không thực hiện đúng cam kết. Đúng ra, ngay khi đơn vị vi phạm cam kết Vietcombank phải kiên quyết ngừng cấp tín dụng, và chỉ thực hiện cấp lại tín dụng khi đơn vị thực hiện đúng cam kết.

- Vietcombank chỉ chú trọng vào giá trịđịnh giá tài sản thế chấp mà chưa quan tâm đến khảnăng thanh khoản và rủi ro thanh khoản của tài sản (mặc dù giá trị các tài sản còn lại đảm bảo đủ tỷ lệcho vay theo qui định nhưng đây là những tài sản có vị trí khuất, cách xa đường chính, khảnăng thanh khoản thấp).

- Ngay khi khách hàng có đề xuất chỉnh lý tài sản, để đảm bảo an toàn Vietcombank cần cử cán bộ trực tiếp phối hợp với khách hàng thực hiện các thủ tục

này, đảm bảo tài sản được xuất ra được sử dụng đúng mục đích vừa để hỗ trợ khách hàng trong giao dịch lại vừa kiểm soát được rủi ro tài sản.

- Việc kiểm tra, kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay cũng chưa chặt chẽ, đơn

vịthường xuyên nhận nợ bằng tiền mặt với lý do là đối tác không có tài khoản Ngân hàng. Hình thức chuyển khoản cũng mang nhiều rủi ro tiềm ẩn do đặc trưng của ngành

thương mại này có hình thức mua bán ký gửi (bên bán cũng có thể là bên mua) nên tiền vay luân chuyển lòng vòng khó kiểm soát.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)