Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo cách tiếp cận hệ thống, khoa h ọc

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 61)

- Phòng ngân quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của

3.2.1.Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo cách tiếp cận hệ thống, khoa h ọc

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CAM RANH

3.2.1.Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo cách tiếp cận hệ thống, khoa h ọc

tính hệ thống.

- Chú trọng đến công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tín dụng.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng theo hướng dẫn của sổ tay tín dụng

trước khi cho vay. Thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ban hành. Tăng cường năng lực tự kiểm tra giám sát rủi ro tín dụng. Đây chính là những căn cứcơ bản định hướng cho hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng và vấn đề sống còn của Chi nhánh.

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAM RANH. TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CAM RANH.

3.2.1. Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo cách tiếp cận hệ thống, khoa học khoa học

Để thực hiện mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời với việc mục tiêu tăng trưởng quy mô tín dụng một cách phù hợp, Chi nhánh cần phải tiếp cận quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo định hướng có hệ thống và khoa học. Theo định hướng này, quy trình quản trị rủi ro gồm các bước: nhận diện, đánh giá, đo lường, kiểm soát và tài trợ

rủi ro tín dụng. Mục tiêu cơ bản của giải pháp này là thay đổi cách tiếp cận, tiến hành các biện pháp có tính tổ chức nhằm thay đổi tư duy và hành vi của các bộ phận và từng cán bộ trong Chi nhánh.

Đểđạt dược mục tiêu nói trên, Chi nhánh cần phải tiến hành các công việc sau:

- Giao cho Phòng Quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề chịu trách nhiệm xây dựng, tổ

chức thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng, bảo đảm hoạt động này phải được thực hiện nhất quán, có hệ thống và dựa trên cơ sở khoa học về quản trị rủi ro.

- Xây dựng quy trình nhận diện rủi ro tín dụng và tổ chức thực hiện tốt công tác nhận diện rủi ro tín dụng, chỉ ra những lĩnh vực, những ngành, những khâu công việc

52

có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng. Đểlàm được điều này, cần phải phân biệt và hiểu đúng nội dung của công việc này so với công việc đo lường rủi ro tín dụng về

mục đích,phương pháp, công cụ tiến hành. Mặt khác, việc nhận diện rủi ro tín dụng phải được tiến hành trên nền tảng thu thập dữ liệu thống kê thu thập qua nhiều năm. Vì

vậy, ngay từ bây giờ Chi nhánh phải bắt tay vào hệ thống hóa, thu thập các thông tin bổsung đểcó cơ sở dữ liệu thống kê đầy đủhơn, qua đó tiến hành các phân tích có

căn cứ nhằm nhận diện rủi ro tín dụng.

- Hoàn thiện các phương pháp, công cụ sử dụng đểđo lường rủi ro tín dụng.

Cho đến nay, Chi nhánh chỉ mới vận dụng các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng

định tính trên nền tảng của mô hình phân tích 6-Cs. Vềcác mô hình định lượng, Chi

nhánh đang áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng trong thẩm định tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ. Trong thực tế, bản thân việc vận dụng các mô hình đã có cũng cần được hoàn thiện theo hướng: cụ thể hóa các mô hình cho phù hợp với những đặc thù của từng đối tượng khách hàng; tổ chức kiểm chứng các tham số về sự phù hợp của chúng với thực tiễn địa bàn phục vụ để có kiến nghịđiều chỉnh. Mặt khác, cần mạnh dạn áp dụng các phương pháp, các cách tiếp cận đo lường rủi ro tín dụng mới trong hoạt động phân tích tín dụng, đặc biệt chủ ý kết hợp các phương pháp định lượng với phương pháp định tính dựa trên cơ sở hệ thống chuyên gia.

- Áp dụng các phương pháp, công cụ mới trong hoạt động kiểm soát và tài trợ

rủi ro tín dụng. Trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng, cần nghiên cứu tiếp cận xây

dưng quy chuẩn theo hướng cụ thể hóa các nội dung thực hiện các chiến lược kiểm soát rủi ro như: né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu đểlàm cơ sở cho việc thống nhất hành

động trong toàn Chi nhánh. Trong hoạt động tài trợ rủi ro, cũng cần nghiên cứu để

hình thành chính sách xử lý, vận dụng các công cụ tài trợđa dạng hơn cho từng tình huống, tạo cơ sở cho việc xửlý được nhất quán và có kế hoạch, thay vì bịđộng đối phó.

Khó khăn lớn nhất trong việc triển khai giải pháp này là việc khắc phục quán tính trong nhận thức. Để giải quyết khó khăn này cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp. Trước hết, cần tiến hành tập huấn lý thuyết và những kỹnăng quản trị rủi ro tín dụng theo cách tiếp cận khoa học và có hệ thống cho bộ phận lãnh đạo và các nhân

53

viên liên quan, bảo đảm nhận thức thấu suốt và nhất quán. Tiếp đến, cần quy chuẩn hóa và mô hình hóa các hoạt động nhận diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trên cơ sởđó theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

Chi nhánh cũng cần có biện pháp để triển khai thực hiện nghiêm túc mô hình mới trong tổ chức quy trình tín dụng. Như đã phân tích trong chương 2, mô hình tổ

chức quy trình tín dụng mới có mục đích cơ bản là tạo sựđộc lập, khách quan giữa các khâu trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, qua đó giảm thiểu được các hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tượng tiêu cực và những sai sót trong quá trình cấp tín dụng. Vì vậy, cần tổ chức thực hiện tốt quy trình, khắc phục những vướng mắc phát sinh.

Để thực hiện tốt mô hình mới, cần nâng cao năng lực của cán bộ Phòng Quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề, bảo đảm Phòng này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Cần cụ thể hóa và chi tiết hóa nhiệm vụ, quyền hạn của từng khâu công việc của từng bộ phận và từng vị trí công tác gắn với trách nhiệm và chế tài cụ thể. Đặc biệt lưu

ý những phần việc ở những khâu có sự liên hệ giữa các bộ phận khác nhau.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 61)