Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 37)

Các nhân tố nội tại của Ngân hàng thương mại có ảnh hưởng quan trọng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại bao gồm:

1.3.2.1 14TChính sách tín dụng của ngân hàng

14T

Chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại là một hệ thống các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo giới hạn rủi ro trong hoạt động tín dụng ở mức cho phép. Có thể coi chính sách tín dụng như một cương lĩnh tài trợ của một Ngân hàng thương mại, bao gồm các quan

điểm, chủtrương, định hướng, qui định chỉđạo hoạt động tín dụng và đầu tư của Ngân

hàng thương mại. Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng. Để có thểđảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường, phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng

thương mại, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chếđược các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.

Chính sách tín dụng là một hướng dẫn có tính bất buộc và nhất quán của Ngân hàng về các vấn đề sau: Quy mô cấp tín dụng tối đa, các giới hạn tín dụng; các loại hình

25

mà Ngân hàng có thể lựa chọn để cấp tín dụng; lĩnh vực cấp tín dụng; kỳ hạn cấp tín dụng; chinh sách đảm bảo tín dụng; cách thức xác định giá cả tín dụng (lãi suất).

Một chính sách tín dụng phù hợp sẽxác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết

định tín dụng đều tuân thủ quy định của ngân hàng. Ngược lại, một c14Thính sách tín dụng không hợp lý, ví dụnhư quá nhấn mạnh vào lợi nhuận ngân hàng mà đơn giản hoá việc phân tích đánh giá khách hàng, đặt mục tiêu về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh, hoặc do áp lực cạnh tranh mà các ngân hàng có chủ trương đơn

giản hoá việc phân tích đánh giá khách hàng nhằm thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng sẽ gây nên những tổn thất tiềm ẩn trong hoạt động Ngân hàng.

1.3.2.2 Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ để nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứtquan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Quy trình tín dụng là biểu hiện cụ thể nhất của các hoạt động tác nghiệp của ngân hàng trong quá trình giao

dịch giữa ngân hàng và khách hàng có quan hệ tín dụng. Một quy trình tín dụng tốt phải bảo đảm yêu cầu giải quyết được mâu thuẫn giữa nâng cao chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, hạn chế rủi ro của ngân hàng. 14TThông qua kiểm soát thực hiện quy trình tín dụng nhà quản trịngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công

tương lai để từđó kiểm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng.

14T

Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận. Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng kiểm soát nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi, giám sát tín dụng.

26

Về lý thuyết, các nguyên tắc quản lý tín dụng xuất phát từ mục tiêu khắc phục hậu quả của tình trạng thông tin bất đối xứng, bao gồm các nguyên tắc sau:

- Sàng lọc và giám sát khách hàng: Lựa chọn đối nghịch buộc các ngân hàng phải lựa chọn khách hàng có ít rủi ro nhất. Đó là quá trình sàng lọc khách hàng, được thực hiện trước khi món vay được quyết định. Khi quyết định cho vay đã được thực hiện. Ngân hàng phải giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của người vay nhằm

đảm bảo thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay đó.

- Quan hệkhách hàng lâu dài: Để quản lý món vay được hiệu quả, ngân hàng cần thu được các thông tin vềkhách hàng. Điều này có thểđược làm tốt bằng việc thiết lập quan hệ lâu dài với khách hàng. Quan hệ khách hàng lâu dài giúp cho ngân hàng hiểu biết về tình hình tài chính của khách hàng, một mặt làm giảm chi phí thu thập thông tin và chi phí giám sát cho Ngân hàng, mặt khác giúp cho Ngân hàng ra các quyết định tín dụng đúng đắn, hạn chế rủi ro tín dụng.

- Bảo đảm bằng tài sản và sốdư bù: Bảo đảm bằng tài sản đối với khỏan vay là một trong những công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng, làm giảm bớt tổn thất ngân hàng phải gánh chịu nếu trường hợp rủi ro xảy ra. Nó vừa có chức năng là nguồn thu nợ thứ cấp vừa có chức năng hạn chế lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do tính trạng bất đối xứng về thông tin trong giao dịch tín dụng. Sốdư bù là một dạng đặc biệt tài sản bảo đảm. Nó còn có chức năng hổ trợngân hàng giám sát người vay và từđó

hạn chế rủi ro xảy ra bắt nguồn từ khách hàng.

- Hạn chế tín dụng: Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức làm phát sinh rủi ro tín dụng. Đểđối phó với vấn đề này, ngân hàng có thể thực hiện việc hạn chế tín dụng theo hai cách: Ngân hàng được quyền từ chối bất kỳ yêu cầu vay vốn nào của khách hàng hoặc ngân hàng vẫn sẵn sàng cho vay nhưng hạn chế ởdưới mức mà

người vay mong muốn.

Do các nguyên tắc nói trên được thực hiện không ngoài mục đích hạn chế rủi ro tín dụng nên việc ngân hàng tuân thủ và thực hiện các nguyên tắc này là các nhân tố chính tác động tới hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Nếu các nguyên tắc này

27

một cách hiệu quảhơn, từđó giúp giảm thiểu khảnăng xảy ra rủi ro tín dụng. Ngược lại, nếu các nguyên tắc không được tuân thủvà được vận dụng một cách tùy tiện sẽ gia

tăng rủi ro, gây khó khăn cho hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng. 1.3.2.4 Chất lượng nguồn nhân lực hoạt động tín dụng

Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng được thực hiện thông qua vai trò của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực cấp tín dụng. Vì vậy, chất lượng của cán bộđảm nhiệm các phần hành liên quan đến tín dụng nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Chất lượng của nhân viên tín dụng phải được đảm bảo hai yếu tốnăng lực chuyên môn và đạo đức. Năng lực chuyên môn thể hiện ở kiến thức và kỹnăng trong thực hiện các công việc cụ thể, trong tầm nhìn về

các vấn đề liên quan đến khoản cấp tín dụng. Đạo đức nghề nghiệp với bất kỳ hoạt

động nào cũng rất quan trọng nhưng riêng đối với lĩnh vực cấp tín dụng của Ngân

hàng thì đặc biệt quan trọng vì những hành vi trục lợi rất dễ xảy ra làm cho nguy cơ rủi

ro gia tăng. 14TThực tếđã chứng minh một điều rõ ràng là Ngân hàng thương mại nào có

đội ngũ cán bộ tín dụng tốt thì ởđó công tác hạn chế rủi ro tín dụng đạt kết quả tốt và

ngược lại.

1.3.2.5 Chất lượng của hệ thống thông tin Ngân hàng

Thông tin ngân hàng đầy đủ, chính xác và kịp thời là cơ sởđể ra một quyết định

đúng đắn. Theo lý thuyết thông tin bất đối xứng thì bản chất của hoạt động ngân hàng là hoạt động sản xuất thông tin. Vì vậy, chất lượng của hệ thống thông tin quyết định kết quả của công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Xem xét quy trình tín dụng, có thể thấy trong hoạt động tín dụng, thông tin

được sử dụng ở mọi thời điểm: trong quyết định sàng lọc người vay; trong hoạt động

giám sát người vay; và cả trong các hoạt động xử lý rủi ro tín dụng.

14T

1.3.2.6 Năng lực tài chính và trang bị công nghệ ngân hàng

14T

Năng lực tài chính của một Ngân hàng được đánh giá qua nhiều yếu tốtrong đó

28

14T

- Năng lực về vốn chủ sở hữu thể hiện ở tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản và các hệ số an toàn.

14T

- Năng lực thanh toán thể hiện ở các hệ số thanh toán.

14T

Một Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ có nền tảng chắc chắn trong năng

lực chịu đựng rủi ro tín dụng, đồng thời cũng có khảnăng dễ dàng mở rộng quy mô tín dụng và đa dạng hóa danh mục tín dụng của mình. Mặt khác, năng lực tài chính mạnh mới cho phép Ngân hàng dễdàng đầu tư mua sắm, trang bị hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại.

14T

Một trong những xu hướng của các Ngân hàng thương mại hiện đại là cuộc cách mạng về công nghệ, trong đó, chủ yếu là công nghệ thông tin. Công nghệ thông

tin đã trở thành công cụđóng vai trò quan trọng trong mọi khâu quản lí. Xét riêng, đối với công tác hạn chế rủi ro tín dụng, công nghệthông tin giúp ngân hàng có được công cụđể quản lí rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, cập nhật thông tin, dữ liệu, vận dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hổ trợ hệ thống ra quyết định về tín dụng qua đó

29

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)