Nguyên nhân và các dấu hiệu rủi ro tại Vietcombank Cam Ranh

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 49)

- Phòng ngân quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của

2.3.2 Nguyên nhân và các dấu hiệu rủi ro tại Vietcombank Cam Ranh

Đa sốcác trường hợp nợ xấu khi xảy ra cho thấy số liệu hoạt động kinh doanh thực tếđều khác xa so với các báo cáo tài chính hoàn hảo trước đó. Những khoản lỗ

lớn, Hàng tồn kho, các khoản phải thu giảm mạnh hoặc không còn. Vay ngắn hạn tăng đột biến….Việc này khiến cho không chỉ Vietcombank mà cảcác TCTD khác cũng

40

những con sốảo. Việc xem xét cấp tín dụng nếu chỉ dựa trên Báo cáo tài chính là không bao giờđủ. Vì vậy, bên cạnh việc dựa vào phân tích báo cáo tài chính một số

dấu hiệu, nguyên nhân sau đây cũng có thể cho thấy đơn vịđang có thể lâm vào tình trạng rủi ro:

- Năng lực tài chính yếu: Nguồn vốn tự có/Nợ phải trả thấp, nợ vay quá cao,

đòn cân nợ quá lớn, áp lực trả nợ vay các TCTD cao, áp lực phải bán hàng và tiêu thụ

bất kểgiá nào để tìm nguồn trả nợ ngân hàng là dấu hiệu thường thấy của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

- Năng lực quản trị yếu kém: Thời gian công tác trong ngành, thời gian bổ

nhiệm các vị trí lãnh đạo quá ít, chưa có kinh nghiệm. Doanh nghiệp hầu hết thuê

mướn người quản lý, không giám sát chặt chẽthường để thất thoát trong quá trình kinh doanh.

- Doanh nghiệp không chủđộng và kiểm soát được nguồn nguyên liệu, giá cả đầu vào (hạt điều thô), chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh tăng (tỷ giá mua bán ngoại tệ)..

- Thanh toán thiếu an toàn: doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán không an toàn T/T, T/T trả chậm…vào thịtrường có rủi ro thanh toán cao như Trung

Quốc, dẫn đến phát sinh các khoản phải thu khó đòi, mất khảnăng thanh toán.

- Đầu tư ngoài ngành: Doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư ngoại lĩnh vực kinh doanh chính của mình, nhưng lại không hiệu quả vì không có kinh nghiệm, không có thịtrường, không nắm bắt được cơ hội…

- Cạnh tranh của thịtrường: doanh nghiệp thiếu năng động trên thịtrường, các sản phẩm đưa ra không đạt tiêu chuẩn, chất lượng thấp, không còn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Có sựthay đổi chính sách của chính phủ, thịtrường đầu vào, đầu ra của ngành gặp nhiều khó khăn

- Công suất hoạt động thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế hoạc thấp hơn

41

- Doanh nghiệp có nhóm khách hàng liên quan hoạt động không hiệu quả; đứng ra nhận nợ thay cho các công ty liên quan trong khi nguồn trả nợ chính từ hoạt động kinh doanh của mình cũng không hiệu quả.

- Theo dõi sổ sách doanh nghiệp thấy doanh số cho vay/trả nợ lớn hơn doanh

thu nhiều lần, chứng tổ doanh nghiệp đang đảo nợ lòng vòng tại các TCTD

- Báo cáo có doanh thu và lãi rất lớn, tăng không bình thường bất chấp trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, trái ngược với tình hình chung ngành nghềđang gặp khó

khăn, quyết liệt đề nghịtăng hạn mức tín dụng có giá trị lớn.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)