Nguyên nhân hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 58)

- Phòng ngân quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của

2.4.2Nguyên nhân hạn chế rủi ro tín dụng

2.4.2.1 Những vấn đề hạn chế

- Hạn chế nổi bật nhất là Chi nhánhđã đặt quá nặng yêu cầu về hạn chế rủi ro tín dụng theo phương châm rất thận trọng, đặc biệt là các biện pháp có tính chất tình thế trong giai đoạn hiện nay (siết chặt bảo đảm bằng tài sản, siết chặt quy chế phân cấp và lĩnh vực cấp tín dụng) cho nên tăng trưởng tín dụng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường, và chưa đạt được mục tiêu mong muốn.

- Hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngay cả trong những giai đoạn bình thường vẫn dựa quá nhiều vào bảo đảm bằng tài sản. Do đó, dẫn đến nhiều hệ quả không tốt:

+ Hạn chế khả năng tăng trưởng quy mô tín dụng.

+ Tạo nên sự ỷ lại của cán bộ tín dụng vào tài sản bảo đảm

+ Hạn chế việc nâng cao kỹ năng thẩm định, sử dụng linh hoạt chính sách định lãi suất trên cơ sở mức rủi ro.

- Việc đa dạng hóa danh mục tín dụng chưa thực hiện tốt, chưa xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng danh mục tín dụng. Quản trị danh mục tín dụng nói chung, quản trị rủi ro danh mục tín dụng nói riêng vẫn còn là một khái niệm xa lạ và trong nhận thức của một số cán bộ tín dụng vẫn còn là một vấn đề có tính lý thuyết chứ chưa thể vận dụng trong điều kiện cụ thể của Chi nhánh. Danh mục tín dụng được hình thành xuất phát từ quan tâm đến việc sàng lọc theo từng khách hàng cụ thể mà chưa được định hướng bởi các phân tích có cơsở.

44

+ Các khoản nợ xử lý rủi ro chiếm tỷ lệ cao, trong khi tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn. Điều này chứng tỏ Chi nhánh chưa quan tâm thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ mà chủ yếu sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử

lý.

+ Công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro tuy có một số kết quả nhưng so với yêu cầu là còn kém. Cụ thể, tỷ lệ thu hồi nợ đã xử lý rủi ro vẫn còn thấp, dù Chi nhánh đã

thành lập Ban chỉ đạo thu hồi nợ xấu.

- Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn còn tồn tại tính hình thức thể hiện ở công tác thu thập dữ liệu đầu vào chưa thực sự được quan tâm, bảo đảm tính chuẩn xác, trung thực. Bản thân hệ thống xếp hạng vẫn còn nhiều nhược điểm chậm được khắc phục. Sử dụng kết quả xếp hạng vẫn còn đơn giản, chưa thực sự có hiệu quả.

- Quá trình quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn thiếu tính hệ thống. Các công tác nhận diện, đo lường rủi ro tín dụng vẫn còn thực hiện tự phát, thiếu tính chủ động, toàn diện.

2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

* Các nguyên nhân xuất phát từ nhân tố bên ngoài

- Nền kinh tế đang gặp khó khăn. Lạm phát, lãi suất tăng cao, kinh tế suy trầm. Những chính sách mà Chính phủ thực hiện nhằm kìm chế lạm phát: thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế đầu tư công, hạn chế tăng trưởng tín dụng… làm cho các hoạt động kinh doanh khó khăn, tạo nên sự bất ổn định trong hoạt động của nền kinh tế. Trong cả ba năm vừa qua, kinh tế vĩ mô gặp khó khăn lớn làm cho rủi ro hệ thống tăng cao. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và khu vực, tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện tượng thiểu phát diễn biến liên tục trong nhiều tháng liền, sức mua của thị trường giảm sút, khả năng tiêu thụ hàng hoá rất chậm, đặc biệt là tình hình khan hiếm ngoại tệ và sự biến động của tỷ giá hối đoái..

Đó là nguyên nhân cơ bản gia tăng rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Thị trường bất động sản giảm sâu, gây ra nhiều rủi ro cho các khách hàng hoạt động kinh doanh bất động sản hoặc những ngành kinh tế liên quan đến bất động sản kéo theo rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Mặt khác, bất động sản cũng là loại tài sản bảo đảm chủ yếu cho

45

các khoản dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Thị trường bất động sản gặp khó khăn cũng kéo theo nhiều hệ lụy cho công tác xử lý rủiro tín dụng.

- Môi trường pháp lý: Hệ thống văn bản pháp luật chưahoàn thiện. Các văn bản pháp luật hiện nay còn có sự chồng chéo, trùng lặp. Đặc biêt, tính thiếu ổn định của văn bản pháp lý đã gây nên khó khăn cho công tác quản trị rủi ro tín dụng. Các văn bản, chế độ tín dụng hiện tại đã được sửa đổi, bổ sung thường xuyên để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng, nhưng áp dụng điều kiện thực tế còn bất cập.

Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc và chế tài không đủ mạnh nên tình trạng bất đối xứng thông tin chưa có giải pháp căn cơ để khắc phục lại có chiều hướng tiêu cực hơn. Hoặc các quy định về bảo đảm tài sản trong hoạt động tín dụng vẫn còn nhiều điểm bất cập. Quy chế thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản vốn

vay Ngân hàng ra đời là một thay đổi lớn giúp Ngân hàng có thêm một công cụ để đảm bảo tín dụng, nhưng quá trình thực hiện còn vướng mắc, đặc biệt khi phải xử lý tài sản thế chấp.

- Hoạt động kinh tế của tỉnh về cơ bản còn đơn điệu, cơ cấu ngành kinh tế còn thiếu đa dạng.Nền kinh tế chỉ tập trung vào một số ngành nhất định và lại là những ngành có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều này, tạo khó khăn cho việc đa dạng hóa danh mục tín dụng dẫn đến dễ tạo nên nguy cơ rủi ro tín dụngđặc thù cho Chi nhánh.

- Đối tượng khách hàng đa số là Doanh nghiệp từ nhỏ đến siêu nhỏ hoặc khách hàng hộ và cá nhân. Mức độ hạch toán kế toán, báo cáo được kiểm toán của khách hàng Doanh nghiệp còn hạn chế, do đó, chất lượng thông tín được cung cấp vẫn còn

chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, đối với khách hàng hộ và cá nhân, vấn đề lại càng nghiêm trọng hơn. Các doanh nghiệp chưa phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nên nhiều trường hợp số liệu quyết toán không phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh

doanh, tài chính của doanh nghiệp. Một số khách hàng thậm chí không ghi chép hoặc ghi chép tùy tiện, phi tiêu chuẩn không theo quy định của Nhà nước để trốn thuế gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả thẩm định và quyết định đầu tư vốn của Ngân hàng.

46

- Chính sách tín dụng vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng tín dụng với yêu cầu hạn chế rủi ro tín dụng. Về cơ bản, chính sách tín dụng do Hội sở chính hoạch định. Việc hoạch định chính sách vẫn còn chưa được định hướng bởi tầm nhìn và chiến lược kinh doanh một cách rõ ràng, mạch lạc. Tại Chi nhánh, theo thẩm quyền phân cấp, Chi nhánh được vận dụng cụ thể hóa chinh sách tín dụng cho phù hợp với những đặc điểm đặc thùcủa địa phương. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa này vẫn còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện. Chính sách tín dụng vẫn còn đồng nhất với những giải pháp tình thế, nhằm giải quyết những vấn đề ngắn hạn.

- Năng lực quản trị rủi ro tín dụng: Năng lực quản trị rủiro tín dụng của toàn Chi nhánh nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng mặc dù đã được nâng cao nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu của giai đoạn mới là giai đoạn mà mức độ cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng ngày càng quyết liệt. Quá trình quản trị rủi ro tíndụng của Chi nhánh vẫn còn có tính thụ động, chủ yếu nặng về hoàn thành các yêu cầu của cấp trên thông qua chấp hành các quy định về quy trình nghiệp vụ. Yêu cầu tổ chức quá trình quản trị rủi ro tín dụng một cách chủ động, khoa học và có hệ thống vẫn đang còn nhiều thiếu sót cần khắc phục. Chi nhánh chưa xây dựng quy trình nhận dạng rủi ro và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng; các thông tin về khách hàng chưa được thu thập, cập nhật đầy đủ và kịp thời.Mặc dù, Vietcombank đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụngnội bộ để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, tuy nhiên việc xây dựng hệ thống này chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu bức xúc của việc thẩm định cấp tín dụng. Hoạt động này chỉ mới triển khai theo mô hình mới, bên cạnh đó ở Việt Nam hiện nay chưa có

các tổ chức xếp hạng tín dụng bên ngoài để Vietcombank tham chiếu, nên hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn còn nhiều bất cập. Các biểu hiện chưachấp hành nghiêm túc quy trình cho vay từ khâu thẩm định đến giải ngân và kiểm soát sau cho vay vẫn còn xảy ra.Mặc dù, Vietcombank đã ban hành Sổ tay tín dụng (gồm các tiêu chuẩn, chính sách, quy chế quy trình thủ tục cho vay), Sổ tay kiểm toán nội bộ, Quy định xếp hạng rủi ro tín dụng, hệ thống xếp hạng khách hàng tuy nhiên trên thực tế đã có không ít cán bộ tín dụng chưa hiểu cũng như đánh giá đúng tầm quan trọng của việc chấp hành các quy định này dẫn đến nhiều trường hợp cho vay nhưng hồ sơ tín dụng không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47

đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định về phê duyệt tín dụng, thẩm định món vay chưa chặt chẽ, theo cảm tính không thực hiện theo đúng quy định, quy trình.

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Trước hết là những hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. Trong những năm qua, mặt bằng vềtrình độ của đa số nhân

viên đã tăng lên rõ rệt, hầu hết đã trải qua đào tạo ởtrình độĐại học. Ngoài ra, đội ngũ này cũng được đào tạo và tập huấn thường xuyên. Tuy nhiên, do áp lực công việc căng

thẳng, việc học tập vẫn nặng hình thức hơn thực chất. Mặt khác, chương trình đào tạo, tập huấn vẫn chưa hướng đến cung cấp những kỹnăng thích ứng với bối cảnh rất đặc thù của thịtrường mục tiêu là địa bàn một tỉnh miền núi, kinh tế vẫn chưa phát triển,

nên đôi lúc vẫn còn mang tính lý thuyết. Hoạt động tín dụng đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹnăng đa dạng nhưng đa số cán bộ tín dụng chỉđược cung cấp những kiến thức và kỹnăng để thực hiện đúng những quy định, khảnăng sáng tạo, phát huy sáng kiến vẫn còn hạn chế. Một số cán bộtuy đã được đào tạo bài bản, chính quy nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên vẫn còn lúng túng khi xử lý công việc. Sự thiếu hụt về kiến thức về xã hội, về thị trường của các cán bộ cũng gây cho khoản tín dụng có khả năng bị rủi ro. Đối với việc thẩmđịnh các dự án liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu cho dự án còn gặp nhiều khó khăn do trình độ của cán bộ tín dụng còn trẻ, mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa được huấn luyện sâu thêm để bắt kịp với những đòi hỏi của thực tiễn cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Một số ít cán bộ tín dụng lại vướng phải vấn đề về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có những quan hệ cá nhân mà một số cán bộ tín dụng đã thông đồng với khách hàng,cố tình hiểu sai, làm sai các công đoạn của quy trình tín dụng để trục lợi, thông đồng với doanh nghiệp như báo cáo số liệu không trung thực về hiệu quả của dự án, khả năng tài chính của khách hàng, nguồn tiền để trả nợ. Một số trường hợp khách hàng có nợxấu ở các Ngân hàng khác hoặc nợ ở bên ngoài dây dưa mất khả năng chi trả, nhưng trong thẩm định cho vay cán bộ tín dụng không thể hiện dẫn đến lãnh đạo duyệt cho vay sai lầm dẫn đến rủi ro.

48

- Hệ thống thông tin tín dụng vẫn còn nhiều bất cập biểu hiện chủ yếu ở quá trình thu thập thông tin đầu vào chưa thực sự đáng tin cậy. Một mặt, điều này xuất phát từ những nguyên nhân bên ngoài như đã đề cập ở phần trên do chỗ phần lớn các đối tượng khách hàng của Chi nhánh đều là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, khách

hàng cá nhân và hộ. Phần lớn những đối tượng này vẫn còn coi nhẹ công tác hạch toán kế toán, chất lượng thông tin hạn chế, lại chưa được kiểm toán. Mặt khác, nó cũng xuất phát từ thiếu sót của chính Ngân hàng. Nhìn chung, Chi nhánh vẫn chưa thực sự đầu tư các nỗ lực tương xứng với đòi hỏi thực sự của công tác này.

Đặc biệt, chính tâm lý ỷ lại vào tài sản bảo đảm đã là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho khâu thu thập và xử lý thông tin chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ tín dụng chỉ quan tâm đến việc thẩm định tài sản bảo đảm về pháp lý, về thanh khoản và về giá trị thị trường và thường có tâm lý coi đây là bảo đảm an toàn nhất cho khoản cấp tín dụng. Do đó, không quan tâm đúng mức đến chất lượng của các loại

thông tin khác.

- Quy mô tín dụng của Chi nhánh tuy không quá nhỏ nhưng chưa phải thuộc loại lớn nên cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho việc đa dạng hóa. Năm cao nhất (2014) tổng dư nợ đạt 1.236 tỷ đồng, năm thấp nhất (2012) chỉ đạt 345 tỷ đồng, so với một Chi nhánh cùng hệ thống ở các tỉnh duyên hải miền Trung, năm thấp nhất cũng đã đạt đến trên 1.000 tỷ đồng. Với đặc điểm cơ cấu kinh tế của thị trường mục tiêu vẫn còn đơn điệu, cộng thêm đặc điểm quy mô như trên, sẽ gây ra khó khăn cho việc đa dạng hóa nhằm phòng tránh rủi ro đặc thù.

49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, trọng tâm của luận văn là đánh giá, phân tích thực trạng của công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cam Ranh. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn đã tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:

- Đánh giá phân tích thực trạng triển khai các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian vừa qua.

- Phân tích kết quả hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh thông qua các tiêu chí

đánh giá kết quả rủi ro tín dụng đã nêu ởchương 1.

- Đánh giá chung về những thành tựu và hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua và phân tích nguyên nhân của những hạn chế nói trên.

50

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 58)