KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

Trong chương 1, Luận văn đã hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại. Luận

văn đã giải quyết được một số vấn đề nghiên cứu trọng tâm sau đây:

- Hệ thống hóa và phân tích các vấn đề về rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng.

- Phân tích nội dung công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương và đề xuất hệ tiêu chí đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong Ngân hàng

thương mại.

- Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong

30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN TẠI VIETCOMBANK CAM RANH TÍN TẠI VIETCOMBANK CAM RANH

2.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CAM RANH

Cam Ranh là một thành phố trẻ, được nâng cấp từ thị xã Cam Ranh vào năm 2000. Thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 60 km về phía Nam. Thành phốđược tọa lạc bên Vịnh Cam Ranh. Đây là một vùng biển kín

và sâu, đảm bảo cho tàu có tải trọng 100.000 tấn ra vào dễdàng, là nơi có thể tránh bão. Ngoài ra, Vịnh Cam Ranh nằm trên trục giao thông hàng hải quốc tế, nối liền

Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thành phố Cam Ranh phía Tây tựa núi, phía

Đông hướng ra biển, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản.

Diện tích tự nhiên của thành phố là 31.643 ha; dân số 120.000 người, có 15 đơn

vị hành chính gồm 09 phường và 06 xã. Hiện tại, tổng số hộdân cư là 31.600 hộ.

Tuy nhiên, Thành phố Cam Ranh không phải là trung tâm của tỉnh, quy mô kinh tếđịa phương còn khá nhỏ nên việc phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng có những khó khăn nhất định. Hiện nay sốlượng các ngân hàng

trên địa bàn khá nhiều so với quy mô kinh tếđịa phương. Hiện quy mô huy động vốn của địa bàn khoảng 2.100 tỷđồng, dư nợ cho vay khoảng 3.400 tỷđồng. Với 13 chi nhánh, phòng giao dich nên cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn khá cao, gay gắt. Bình quân huy động khoảng 162 tỷđồng/chi nhánh, phòng giao dịch và bình quân

dư nợ vay khoảng 260 tỷ đồng/chi nhánh, phòng giao dịch. Số lượng doanh nghiệp

trên địa bàn còn khá ít, hầu hết là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chất lượng doanh nghiệp còn thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa hầu hết tập trung thịtrường nội địa.

2.2 KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK CAM RANH.

2.2.1 Vài nét về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

31

Tên tiếng Anh: Joint stock commercial bank for foreign trade of VietNam Logo:

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là Ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết Hơp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã không ngừng vươn

lên, trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực quản lý kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ Ngân hàng… Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao với tác phong chuyên nghiệp,

Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng.

Sau nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 13.600 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 81 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5

32

công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.850 ATM và 32.200 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngày 01/04/2013, là thời khắc chuyển mình đổi mới toàn diện của Viecombank, khoác lên mình chiếc áo mới với diện mạo cùng màu sắc của sự trưởng thành và niềm tin. Một bước ngoặc lịch sử, một tương lai tươi sáng cho Vietcombank

tiếp tục được mở ra.

2.2.2 Khái quát về Vietcombank Cam Ranh

Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cam Ranh trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở điều chỉnh, nâng cấp Chi nhánh cấp 2 Cam Ranh thuộc Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thươngNha Trang kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2006 theo Quyết định số 1013/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 21/12/2006; có trụ sở tại số 68 QL 1A, phường Cam Lộc, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 05 tháng 6 năm 2008, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cam Ranh được chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cam

Ranh theo Quyết định số 518/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; có trụ sở tại số 100 đường 22/8, phường Cam Thuận, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Ngân hàng đã cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ uy tín như: huy động vốn, cho vay, thanh toán thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ… Việc đa dạng các loại hình nghiệp vụ của chi nhánh phù hợp với chủ trương của NHNN, tình hình hội nhập quốc tế và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt tại địa phương.

Nhằm tăng trưởng thị phần, phát triển thương hiệu hơn nữa, ngày 20/01/2015, Vietcombank Cam Ranh được đổi tên thành Vietcombank Nha Trang vàchuyển trụ sở về 21 Lê Thành Phương, phường Vạn Thắng, Nha Trang, Khánh Hòa tiếp tục đóng góp vào thành công chung của hệ thống Vietcombank trên cả nước.

33

- Phòng khách hàng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để

khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụliên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chếđộ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Tham mưu cho Ban Giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động

hàng tháng, quí, năm của Chi nhánh.

- Phòng kế toán - dịch vụ: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam.

Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống các giao dịch trên máy, quản lý tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh theo đúng quy định.

Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của Chi nhánh.

- Phòng Hành chính – nhân sự: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộvà đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủtrương, chính sách của Nhà nước và

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cam ranh luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)