Sử dụng trái phép tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 172 - 173)

có mức cao nhất của khung hình phạt là năm năm tù, đối với người phạm tội dưới 16 tuổi cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội sử dụng trái phép tài sản theo khoản 2 Điều 142 Bộ luật hình sự, Toà án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu các tình tiết khác như nhau thì mức hình phạt đối với người phạm tội phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có ít hoặc không có tình tiết tăng nặng;

- Người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ được phạt nhẹ hơn người có ít tình tiết giảm nhẹ;

- Tài sản bị sử dụng trái phép càng có giá trị cao, hình phạt càng nặng; - Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt ( dưới hai năm tù) hoăc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ phải đúng quy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự về loại hình phạt này. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì có thể cho người phạm tội được hưởng án treo, nhưng không được áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội.

3. Sử dụng trái phép tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự Điều 142 Bộ luật hình sự

Khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự chỉ quy định một trường hợp phạm tội, đó là hành vi sử dụng trái phép tài sản gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi sử dụng trái phép tài sản gây ra là những thiệt hại về thể chất, vật chất và tinh thần cao hơn mức hậu quả rất nghiêm trọng quy định tại điểm c khoản 2 của điều luật. Dựa vào những thiệt hại được coi là hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi sử dụng trái phép tài sản gây ra, chúng ta có thể xác định được hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như sau:

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một người có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 61%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả mọi người từ 61% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên;

- Ngoài những thiệt hại về tính mạng sức khoẻ hoặc tài sản có thể xác định được như đã nêu trên, còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, như: ảnh hưởng đặc biệt xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội; gây hoang mang cho rất nhiều người trên một địa bàn rộng. Những thiệt hại phi vật chất, đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể, trong một hoàn cảnh cụ thể, xảy ra ở một địa bàn cụ thể, mới có thể xác định được chính xác.

Khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng là tội phạm nghiêm trọng nhưng mức độ nghiêm trọng cao hơn khoản 2 của điều luật vì có mức cao nhất của khung hình phạt là bảy năm tù, đối với người phạm tội dưới 16 tuổi cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội sử dụng trái phép tài sản theo khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự, Toà án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu các tình tiết khác như nhau thì mức hình phạt đối với người phạm tội phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có ít hoặc không có tình tiết tăng nặng;

- Người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ được phạt nhẹ hơn người có ít tình tiết giảm nhẹ;

- Tài sản bị sử dụng trái phép càng có giá trị cao, hình phạt càng nặng; - Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt ( dưới ba năm tù) nhưng không được dưới hai năm tù. Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì có thể cho người phạm tội được hưởng án treo, nhưng phải hết sức hạn chế.

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 172 - 173)