Phạm tội cưỡng đoạt tài sản không có các tình tiết định khung hình phạt

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 76 - 78)

phạt

Theo quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội cưỡng đoạt tài sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 135 có thể bị phạt từ một năm đến năm năm tù. Khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự là cấu thành cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản, là tội phạm nghiêm trọng. So với tội cưỡng đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999 nặng hơn khoản 1 Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1985, nhưng không nặng hơn và cũng không nhẹ hơn khoản 1 Điều 130 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, đối với hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản của công dân xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau ngày 4-1- 2000 ( ngày Chủ tịch nước công bố Bộ luật hình sự năm 1999), mới phát hiện,

điều tra, truy tố, xét xử thì không được áp dụng khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999, nhưng đối với hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới phát hiện, xử lý thì không được áp dụng Điều 135 Bộ luật hình sự 1999 để điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội mà phải áp dụng Điều 130 Bộ luật hình sự năm 1985, vì theo khoản 1 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 thì điều luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7. Tuy nhiên, tại mục 4 Thông tư liên tịch số 02/2000 TTLT của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an đã hướng dẫn: “Đối với những Tội phạm đã được quy định trong một điều luật của Bộ luật hình sự năm 1985, nay theo cách so sánh tại các điểm từ điểm b1 đến điẻm b6 Mục 2 và tại các điểm từ điểm d1 đến điểm d6 Mục 3 Thông tư này mà vẫn giữ nguyên trong điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự 1999, thì áp dụng điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999 để truy cứu trách nhiệm hình sự. Hướng dẫn này không đúng với quy định tại khoản 1 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999, đề nghị các cơ quan ban hành Thông tư này cần sửa đổi để phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999.

Khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm nghiêm trọng vì có mức cao nhất của khung hình phạt là năm năm tù. Theo quy định tại điểm d Mục 3 Nghị quyết 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội, thì không xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năm tù; nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt và tại điểm b Mục 3 Nghị quyết 229/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 28-1-2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù đối với tội phạm mà người đó thực hiện” thì thuộc trường hợp được áp dụng điểm d Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội. Theo các Nghị quyết trên, thì người phạm tội cưỡng đoạt tài sản của công dân xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7- 2000 thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1985, nay khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có khung hình phạt từ một năm đến năm năm tù nên được áp dụng điểm d Mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo

Một phần của tài liệu BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM CHƯƠNG 14 CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (Trang 76 - 78)